8
Đô thị -
ThứBa30-8-2022
Để phốđi bộkhông chỉ để đi bộ
(Tiếp theo trang1)
Khi đó, vào trung tâm TP.HCM,
quang cảnh người người tản bộ, trò
chuyện, ngắm cảnh sông nước Sài
Gòn, nghỉ ngơi, thư giãn, tạo nên
không gian yên bình giữa một TP
sôi động bậc nhất nước.
Điều này là không mới so với các nước, thậm chí có
những TP như London (Anh), đi bộ trở thành nét văn hóa
của người dân nơi đây. Mọi người đi bộ ngắm các công
trình nổi tiếng như tháp đồng hồ Big Ben hay tản bộ dọc
dòng sông Thames nổi tiếng… Có người đi làm bằng cách
tản bộ, có người đi bộ để trò chuyện với nhau nhiều hơn.
Thậm chí các vỉa hè nơi đây cũng được thiết kế đặc biệt, khi
bạn đi bộ ngang qua sẽ tạo ra năng lượng phát sáng các
bóng đèn đêm nhấp nháy.
Quận 1 cũng đang đề xuất phố đi bộ Lê Lợi giống mô
hình của London, cũng có nghĩa là phố đi bộ không chỉ để
đi bộ, nó còn phải được khuyến khích tạo thành nét văn
hóa, kết nối khu trung tâm thương mại ngầm trước chợ Bến
Thành, tạo thành trục kinh tế đêm. Con phố này sẽ kết nối
bến Bạch Đằng với nhiều công trình lịch sử, tạo thành điểm
tham quan du lịch văn hóa; kết nối đường Nguyễn Huệ,
Đồng Khởi với nhiều công trình nổi tiếng như trụ sở UBND
TP.HCM, nhà hát - Bưu điện TP tạo thành một điểm nhấn
khiến nhiều người nhớ đến TP.
Ở một số TP lớn, rất nhiều người tin rằng những người
bộ hành là để kể các câu chuyện của TP. Như bạn sẽ chia
sẻ về nét đặc trưng văn hóa, lịch sử của TP.HCM trong câu
chuyện của mình cho bạn bè, du khách khi tản bộ ngang
bến Bạch Đằng, ngang chợ Bến Thành, hay đang ngắm
nhìn sông Sài Gòn.
Tất nhiên, để trở thành một nét văn hóa, hay chí ít là một
thói quen tốt, TP.HCM còn cần làm rất nhiều vấn đề như về
câu chuyện quản lý, quy hoạch, tổ chức giao thông như thế
nào, xử phạt ra sao…
Nói như PGS-TS Nguyễn Minh Hòa, nguyên Trưởng
Khoa đô thị học (Trường ĐH KHXH&NV TP.HCM), để làm
được điều này thì cần các sở, ngành chức năng phải tham
gia một cách tích cực trong việc hình thành các khu phố đi
bộ. Như Sở Xây dựng cần làm các công trình tiểu cảnh, cây
xanh, nơi dừng nghỉ chân; Sở GTVT lo vấn đề giao thông,
chỗ gửi xe; Sở QH-KT tính toán kết nối các đường đi bộ,
trung tâm thương mại ngầm; hay Sở Du lịch lo về các trải
nghiệm của khách…
Thử thả mình tản bộ dọc Công viên bến Bạch Đằng,
nhìn sông Sài Gòn chảy vào buổi chiều tan tầm đầy khói
bụi ở TP.HCM sẽ thấy được cảm giác mình thuộc về TP
này nhiều hơn.
KIÊN CƯỜNG
Quận 1 có đề xuất phố đi bộ đường
Lê Lợi và cơ quan chức năng sẽ nghiên
cứu đề xuất đó và bổ sung về mặt quy
hoạch. Về cơ bản thì ủng hộ và xem
xét về mặt quy hoạch đề xuất này. Tuy
nhiên, cần lưu ý thêm về mặt tổ chức
giao thông như thế nào để đạt hiệu
quả tốt nhất cho khu vực.
KTS
HUỲNH XUÂN THỤ
, Phó Chánh
Văn phòng Sở QH-KT TP.HCM
Tiêu điểm
Cần chú trọng tổ chức giao thông
TSVõ KimCương, nguyên Phó Kiến trúc sư trưởngTP.HCM, cho rằngmột
TP văn minh thì rất cần các phố đi bộ. Khu phố đi bộ sẽ tạo ra một không
gian, cuộc sống yên bình chomột khu vực nào đó như khu trung tâm. Điều
này là rất tốt về mặt quy hoạch.
Tuy nhiên, làm phố đi bộ cũng cần lưu ý về việc tổ chức giao thông, như
đường Lê Lợi đang nối với đường Pasteur thành trục giao thông. Khi đường
Lê Lợi thành đường đi bộ thì cần có trục khác thay thế hoặc tổ chức giao
thông như thế nào cho phù hợp với khu vực, việc này phải tính toán cho kỹ.
Ngoài ra, chúng ta cần nghiên cứu tâm lý khách hàng, tâm lý những
người tham gia phố đi bộ để có những điều chỉnh hợp lý, như có phố đi
bộ có cần thêm xe điện tốc độ chậm di chuyển chẳng hạn.
ĐÀOTRANG-KIÊNCƯỜNG
V
ề đề xuất đưa tuyến đường Lê
Lợi (quận 1, TP.HCM) trở thành
phố đi bộ, các chuyên gia đánh
giá là cần thiết và nên sớm triển
khai. Do đó, TP.HCM cần nắm bắt
thời cơ để đưa phố đi bộ này đồng
bộ với phố Nguyễn Huệ, trở thành
điểm nhấn như một quảng trường
văn hóa, lịch sử cho cả TP.
Cần đồng bộ với phố đi bộ
Nguyễn Huệ
Ông Nguyễn Kim Toản, chuyên
gia giao thông, đánh giá đề xuất xây
dựng phố đi bộ Lê Lợi cần sớm triển
khai và nên kết nối đồng bộ với phố
đi bộ Nguyễn Huệ.
“Hai tuyến phố đi bộ này đều có
các điểm đến văn hóa, lịch sử, thu
hút khách du lịch. Điều chúng ta cần
đặt ra là làm sao đáp ứng các tiêu chí
văn minh, hiện đại và thông thoáng
để đem đến hình ảnh của một TP lớn,
giống như quảng trường hiện đại của
New York (Mỹ)…” - ông Toản nói.
Theo ông Toản, nên trùng tu, giữ
lại các giá trị văn hóa, lịch sử, để
mang đến luồng sinh khí mới cho TP.
Cạnh đó, cần bổ sung nhiều khuôn
viên cho cây xanh, cỏ, nước... còn
mua sắm thì người dân có thể xuống
những tầng ngầm của ga metro. TP
cũng cần phải chú trọng các tiện ích
cơ bản như nhà vệ sinh, nơi uống
nước sạch, cột thông tin, vị trí ngồi
nghỉ ngơi, hay âm nhạc đường phố
cũng cần được chú trọng phát triển.
Ông Nguyễn Khoa Luân, Tổng
giám đốc Công ty Ảnh Việt Hop
on-Hop off Việt Nam (đơn vị khai
thác xe buýt hai tầng ở TP.HCM),
cho rằng trục đi bộ Lê Lợi cần làm
sớm và đây sẽ là tuyến phố thực sự
thu hút trong thời gian tới. Điều cần
thiết là phải đưa phố này trở thành
điểm nhấn, một quảng trường như
Times của New York.
Để làm được điều này, ngành chức
năng cần tính toán các quy hoạch
cụ thể để người dân nhớ tới TP. Khi
làm tuyến phố Lê Lợi cần có tổ chức
nghiên cứu kỹ cả về giao thông, kiến
trúc cảnh quan nhằm tạo sự đồng bộ
với phố đi bộ Nguyễn Huệ.
Đối với vấn đề hàng rong cũng cần
có tính toán có quy hoạch, có hệ thống
Đồng bộ phố Lê Lợi
- Nguyễn Huệ thành
quảng trường hiện đại
Các chuyên gia giao thông, đô thị đều ủng hộ việc triển khai
phố đi bộ Lê Lợi, trong đó chú trọng sự đồng bộ với phố đi bộ
NguyễnHuệ để tạo thànhmột quảng trường thu hút khách.
thì vẫn đẹp mà còn trở thành văn hóa
thức ăn đường phố. Nếu chúng ta
khai thác tốt thì chúng ta cũng phát
triển mạnh như Thái Lan, Hàn Quốc
hoặc Hội An (Quảng Nam)… và nó
sẽ là một trong những điểm nhấn đa
sắc màu của TP.HCM.
Có thể phát triển
thành trung tâm kinh tế
PGS-TSNguyễnMinhHòa, nguyên
Trưởng Khoa đô thị học (Trường ĐH
KHXH&NVTP.HCM), cho biết phố
đi bộ ở đường Lê Lợi sẽ kết nối với
phố đi bộ Nguyễn Huệ, Đồng Khởi
và Hàm Nghi và có thể kéo dài đến
hồ Con Rùa, tạo ra khu phố đi bộ.
Nó không chỉ đơn thuần là phố đi bộ
mà còn tạo ra một trung tâm kinh tế,
các nước trên thế giới cũng làm và
gọi là kinh tế đêm.
Để làm được điều này, thứ nhất
là các sở chức năng phải tham gia
một cách tích cực như Sở QH-KT
TP, Sở Xây dựng, Sở TT&TT. Cần
tạo ra các công trình như bồn hoa,
cây cảnh, tiểu cảnh, tượng đài trang
trí, đèn ánh sáng, ghế ngồi…Người
dân thì cần có ý thức để tạo ra một
phố kinh doanh hấp dẫn như cách
trưng bày, mặt hàng, bài trí.
Thứ hai, nếu là phố đi bộ thì xe
không được vào, vậy vấn đề là xe để
đâu. TP.HCM đang thiếu các bãi xe
ngầm khi nhiều dự án bãi xe ngầm
chưa thực hiện được. Được biết lãnh
đạo TP đã “bật đèn xanh” cho làm
bãi đậu xe nổi cao tầng.
Thứ ba, vấn đề trật tự an ninh,
muốn đảm bảo trật tự an ninh thì
cần có quy chế riêng cho khu vực
đó để xử phạt, chế tài. Ở Singapore,
các điều khoản chế tài nơi công cộng
được công bố trước ba tháng và đến
khi phạt, họ phạt rất nặng như búng
tàn thuốc lá phạt đến 300 đô Sing
(khoảng 5 triệu đồng), nhổ nước bọt
nơi công cộng phạt 1.000 đô Sing
(hơn 15 triệu đồng)…
Thứ tư, cần lưu ý hệ thống công
nghệ thông tin, theo dõi và điều hành
bằng cảm biến, camera, theo dõi và
xử phạt bằng hệ thống camera này
rất hiệu quả.
Thứ năm, về bán hàng rong, ở
Singapore và Thái Lan, người bán
hàng rong bán trong khu vực này
phải khám sức khỏe, rồi coi mặt hàng
nào có thể bán được, mặt hàng nào
không và họ làm rất kỹ chuyện này.
Khi bán hàng, người bán phải mang
găng tay, thực phẩm thì phải được
kiểm tra và còn phải biết tiếng Anh
mức tối thiểu.
Ngoài các vấn đề trên, cần xem
phố đi bộ Lê Lợi còn kết hợp với
trung tâm thương mại ngầm dưới
bùng binh Quách Thị Trang của ga
metro số 1. Điều này sẽ tạo thành
khu đi bộ, mua sắm lớn nên vấn đề
quản lý sẽ cần hệ thống lớn để quản
lý con người, cơ sở vật chất, an ninh
trật tự…•
Đường Lê Lợi, quận 1 có vị trí rất đẹp tại trung tâmTP.HCM. Ảnh: ĐT
Theo các chuyên gia,
TP.HCM cần nắmbắt thời
cơ để đưa phố đi bộ này trở
thành điểmnhấn nhưmột
quảng trường văn hóa, lịch
sử cho cả TP.