197-2022 - page 12

12
TÂMAN
72
tuổi, già làngBùiVăn
Siêng (thônGiàn Bí)
không nghĩmột ngày
sẽ đứng trước những ôngTây,
bà Tây để giới thiệu về văn
hóa truyền thống của đồng
bào Cơ Tu. Từ ngày du lịch
cộng đồng xuất hiện ở vùng
quê thanh bình này, già đã
dần quen với công việc của
một hướng dẫn viên.
“Một số hộ mở “hôm-tây”
(homestay - PV) nên bà con
địa phương có thêm thu nhập
từ việc múa hát, đan lát, nấu
nướng…phục vụ khách. Làm
du lịch khỏe hơn vì không phải
dang nắng dầm mưa như đi
rừng, làm nông. Mức thù lao
thì tùy theo, khoảng 100.000-
200.000 đồng/đoàn. Khách du
lịch rất ưng nghe kể chuyện
xưa và ăn uống không cầu kỳ
đâu,mìnhnấu rau rừnghọcũng
khen ngon” - ông Siêng cười.
“Tập dượt”
đón khách
Già làng Bùi Văn Siêng là
một trong những hộ trong mô
hình du lịch cộng đồng của
chị Đỗ Thị Huyền Trâm (chủ
homestay NamYên). Vốn là
phó chủ tịch Hội Phụ nữ xã
Hòa Bắc, tháng 9-2021, chị
nghỉ việc và dự định mở siêu
thị mini để mang nông sản
quê hương xuống phố. Tuy
nhiên, nhận thấy tiềm năng
của Hòa Bắc và sự ủng hộ, hỗ
trợ của bạn bè, chị đã bắt tay
làm du lịch cộng đồng. Mục
tiêu là hình thành chuỗi kết
nối để vừa tạo sinh kế cho
người dân địa phương, vừa
giữ được rừng, bảo vệ môi
trường và bầu không khí yên
bình nơi đây.
Sau gần một năm, mạng
lưới của chị Trâm có khoảng
30-35 đầu mối chính với các
dịch vụ như ăn uống, lưu trú,
làm đẹp, đạp xe, trải nghiệm
dòng sông Cu Đê hít một hơi
thật sâu để cảm nhận những
thanh âm trong trẻo của núi
rừng mỗi sớmmai. Có người
thì thích bữa cơm dân giã
của bác nông dân, được tự
nhóm bếp củi nấu nước tắm
rồi cười khà khi mặt mũi ai
nấy lemnhemnhọ nồi. Người
lại thích thú đi dạo quanh
làng, trò chuyện với những
em nhỏ hay ăn một cốc chè
và nghe câu chuyện thú vị
về đồng bào Cơ Tu. Cũng
có người do cuộc sống phố
thị bận rộn, gia đình không
có thời gian bên nhau nên họ
về đây chỉ đơn giản để cùng
nhau nấu một bữa cơm, cùng
tưới cây, trò chuyện gắn kết
các thành viên.
“Du lịch cộng đồng hướng
dukhách tới những trải nghiệm
chân thật nhất, người dân
không “diễn” mà có cái gì thì
phục vụ cái đó nên chắc chắn
không thể chuyên nghiệp như
doanh nghiệp du lịch. Vì vậy,
trước khi khách xuống với
bà con, mình thường dành
10-15 phút để chia sẻ điều
này với họ, đừng quá cầu kỳ
mà hãy cố gắng lắng nghe,
bà con mở lòng thì họ nói cả
ngày không hết chuyện” - chị
Trâm cho hay.
Chị cho rằng tiềm năng
của Hòa Bắc là rất lớn nhưng
người dân còn chưa hiểu
hết thế nào là du lịch cộng
đồng. Nhiều người cứ nghĩ
mở quán nhậu, cho thuê loa
kẹo kéo mới là du lịch nhưng
thực sự khách học tập chi
phí rất nhiều. Họ sẵn sàng
chi vài trăm đến tiền triệu
để trải nghiệm dù chỉ trong
thời gian ngắn.•
“Người nông dân
bữa nay tự tin
như vậy luôn”
Có bác cả đời sống với rừng
nhưng khi học sinh, sinh viên,
thậmchí giảng viên các trường
ĐH,việnnghiêncứu,kháchnước
ngoài đến thì vẫn đứng giảng
bình thường. Người nông dân
bữa nay tự tin như vậy luôn,
ai cũng có thể phụ trách một
khâu phục vụ khách.
Ông
ĐỖ THANH TÂN
,
Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin
huyện Hòa Vang
Họ đã nói
Du khách trong và ngoài nước
trải nghiệmcác sản phẩmdu lịch
cộngđồng tại xãHòaBắc. Ảnh: NY
văn hóa CơTu…Các hộ tham
gia phải thực hiện phân loại
rác, bảo đảm an toàn, yên tĩnh
cho du khách, không rượu
bia, không karaoke, loa kẹo
kéo, có nhà vệ sinh sạch sẽ,
gia đình hiền hòa, văn hóa.
Mô hình lấy người nông
dân làm trung tâm, tận dụng
tất cả thế mạnh sẵn có của địa
phương, có gì phục vụ nấy. Bà
con có thể tiếp khách bằng
chính mớ rau, quả bưởi, quả
mít trong vườn. Ngày thường,
họ đầu tắt mặt tối làm nông
nhưng khi có khách tới nhà,
họ có thể tự tin “đứng lớp” nói
về kinh nghiệm tỉa lúa, tỉa bắp,
nấumì Quảng hay những điệu
múa truyền thống của người
CơTu. Ởđâymỗi người dân là
một người chủ, còn homestay
của chị Trâm là trung tâm kết
nối các đoàn khách đến tham
quan, trải nghiệm, học tập.
Khi có nhu cầu, khách sẽ trao
đổi trước về mong muốn của
họ khi đến với Hòa Bắc. Từ
đó, chị và bà con địa phương
sẽ cùng bàn bạc, lên chương
trình tour phù hợp với năng
lực phục vụ.
“Khi có khách về thì bà con
Ngày thường, họ
đầu tắt mặt tối
làm nông nhưng
khi có khách tới
nhà, họ có thể tự
tin “đứng lớp” nói
về kinh nghiệm tỉa
lúa, tỉa bắp, nấu mì
Quảng...
sẽ đến chỗmình để thống nhất
lại chương trình, sau đó đến
nội dung của ai thì người đó
phục vụ. Ví như khách về nhà
bác Hồng thì trong mấy tiếng
đó, bác sẽ “đứng lớp”, muốn
khách trải nghiệm gì, chia sẻ
những gì thì tự quyết định
chứ mình không can thiệp.
Chi phí khách sẽ trả trực tiếp
cho người dân” - chị cho hay.
Đón khách bằng
tình cảm chân thành
Hiện nay, ngoài khách vào
cuối tuần, nhiều đoàn khách
trong và ngoài nước cũng liên
hệ đến học tập, tham quan,
trải nghiệm, trong đó có đoàn
mong muốn đến học tập mô
hình du lịch cộng đồng của
chị Trâm.
Theo chị Trâm, nhiều du
khách lựa chọn về với nông
thôn để được đạp xe quanh
cánh đồng lúa xanh rì, đến
Đời sống xã hội -
ThứBa30-8-2022
Nông dân Cơ Tu kéo
khách du lịch lũ lượt về làng
Cách làm
du lịch cộng
đồng của
chị Trâmvà
người dân
Hòa Bắc
(huyệnHòa
Vang, TPĐà
Nẵng) không
chỉ tạo sinh
kế mà còn giữ
rừng, bảo tồn
văn hóa
của đồng bào
Cơ Tu.
Sẽ có năm điểm du lịch cộng đồng
hấp dẫn tại Hòa Vang
Theo đề án phát triển du lịch cộng đồng huyện HòaVang
giai đoạn2021-2025, địnhhướngđếnnăm2030củaUBNDTP
Đà Nẵng, địa phương sẽ hình thành năm cụm, điểmdu lịch
cộng đồng hấp dẫn kết hợp với sinh thái có khả năng cạnh
tranh với các tỉnh, thành trong nước. Nơi có khả năng cung
cấp dịch vụ du lịch trải nghiệm, nghỉ dưỡng thuần chất văn
hóa địa phương, kết nối hài hòa với thiên nhiên, làng quê.
Các bác sĩ BV Quân y 175 (TP.HCM) cho biết vừa phẫu
thuật khối u nhầy nhĩ phải khổng lồ cho bệnh nhân nữ
HMAH (20 tuổi).
Trước đó, vào cuối tháng 7, bệnh nhân bị khó thở tăng
dần khi gắng sức, mệt nhiều kèm theo phù hai chân, vàng
da, được cơ sở y tế địa phương chẩn đoán u nhầy nhĩ phải,
chuyển BV Quân y 175 ngày 4-8. Lúc này, bệnh nhân bị
suy tim phải nặng, tổn thương gan, khó thở tăng dần, nôn ói
nhiều. Ngoài u nhầy nhĩ phải, bệnh nhân còn bị tổn thương
lao đa cơ quan như phổi, ruột. Bệnh nhân được cho điều trị
tổn thương lao và đến ngày 25-8, sau hơn hai tuần điều trị tích
cực tổn thương lao, bệnh nhân được chuyển phòng mổ loại
trừ khối u, sửa chữa tổn thương tim. Do tim rất lớn nên kíp
mổ đã lựa chọn mổ mở giữa xương ức, lấy được khối u có
kích thước 100 x 95 x 55 mm. Bệnh nhân đang điều trị phục
hồi tại Khoa phẫu thuật tim mạch với kết quả khả quan.
Một điều bất ngờ là anh trai của bệnh nhân hiện 27 tuổi,
cũng từng được phẫu thuật điều trị u nhầy nhĩ trái tại BV này
vào năm 2017.
Theo các báo cáo được công bố trong nước, đây là ca
bệnh u nhầy nhĩ phải có kích thước lớn nhất từng được điều
trị thành công và có thể là một trong những khối u nhầy có
kích thước lớn nhất được công bố trên thế giới. Khối u nhầy
được công bố lớn nhất kích thước 100 x 60 x 80 mm do tác
giả Nina công bố năm 2012. Tại BV Quân y 175, đây đã là
trường hợp u nhầy nhĩ phải thứ hai được phát hiện và phẫu
thuật trong hai năm qua. Cả hai khối u đều có kích thước rất
lớn, thuộc loại u nhầy khổng lồ, được phát hiện muộn, khi u
đã gây ra có biến chứng.
Theo ThS-BS Nguyễn Doãn Thái Hưng, phụ trách Khoa
phẫu thuật tim mạch BV Quân y 175, bệnh nhân có u nhầy
nhĩ phải có thể được phẫu thuật nội soi hoặc mổ hở tùy theo
kích thước khối u. Quá trình phẫu thuật phải hết sức nhẹ
nhàng, chỉ cần một bất cẩn nhỏ có thể để lại di chứng nặng
nề cho bệnh nhân.
U nhầy là loại lành tính, phát triển từ các tế bào trung mô
của lớp nội tâm mạc. Trong đó, u nhầy nhĩ trái chiếm 80%-
85%. Còn u nhầy nhĩ phải rất hiếm gặp, rất ít báo cáo trong
nước cũng như thế giới đề cập đến chủ đề này.
U nhầy nhỏ thường ít khi gây triệu chứng, thường tình cờ
phát hiện qua khám sức khỏe, trong khi các u lớn sẽ có nguy
cơ gây thương tổn cấu trúc van ba lá, thậm chí tổn thương
các cơ quan khác như gan, hay vỡ u gây thuyên tắc phổi. Do
vậy, cần phải được phẫu thuật cắt bỏ càng sớm càng tốt ngay
khi phát hiện. Tỉ lệ tái phát khoảng 1%.
HOÀNG LAN
Côgái 20 tuổimangkhối ukhổng lồ ở tim
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10,11 13,14,15,16
Powered by FlippingBook