13
Vượt qua cú sốc mang tên “đại học”
ThS
NGUYỄNTHỊ BÍCHNGỌC
T
ôi cũng từng là sinh viên
(SV) của Trường ĐH
KHXH&NV (ĐH Quốc
gia TP.HCM) và sau đó có 12
năm gắn bó với trường ĐH
và nhiều thế hệ SV.
Cảm thấy vào ĐH
như bị “bỏ rơi”
Tôi nhận ra rằng có không
ít SV khi vào ĐH cảm thấy
bị “bỏ rơi”, chới với, mất
phương hướng và niềm tin
vào bản thân, bỗng dưng mọi
thứ quá khác so với những
gì các em vẫn hình dung.
Thầy cô không cắt nghĩa quá
nhiều các chi tiết bài giảng,
luôn yêu cầu SV tự đọc hàng
chồng sách, tự trả lời vô số
câu hỏi, thậm chí là tự đánh
giá kết quả của những việc
mình làm. Vì thế mà không
ít tân SV đã bị “sốc” thật sự!
Thứnhất, SVkhông làmchủ
được kế hoạch thời gian, dù
thời khóa biểu của trường ĐH
rất tự do chứ không theo kiểu
“ngày hai buổi đến trường”
đều đặn như thời phổ thông.
Nhiều SVkhông nhận thấy
rằng ở trường ĐH, việc điều
chỉnh từ học theo niên chế
sang tín chỉ đã trao quyền tự
chủ lập kế hoạch, thời gian học
tập cho SV nhiều hơn. Song
nhiều SV không định nghĩa
được đó là cơ hội mà xem đó
là cơn khủng hoảng và họ cứ
mãi loay hoay vì không tìm
được cách để chủ động thích
nghi. Họ vẫn có xu hướng bị
động, chạy theo khung thời
gian áp đặt như trước đây.
Thứ hai là SV cảm thấy
nhiều môn “chẳng biết học
để làm gì” và “thật vô bổ”,
do đó họ không biết mình
phải học những gì để được
xem là giỏi. Các emmất hứng
thú học tập cũng là vì thế.
Nhiều em trong số này cuối
cùng sẽ loay hoay với việc
học để kiếm điểm, cố gắng
“tròn vai” một học trò chăm
ngoan mà không phát hiện
ra bất cứ năng lực mới mẻ
nào của bản thân. Thậm chí
nhiều em không thể tìm thấy
động lực nào mới đủ mạnh
mẽ để họ vươn xa trên hành
trình học tập suốt đời sau này.
Thứ ba là SVgiấu nhẹm tất
cả thắc mắc mà lẽ ra họ nên
hỏi giảng viên hay bạn bè.
Nhiều em trở thành người
“tự kỷ” theo cách nói của
giới trẻ hiện nay. Nếu giảng
viên không chủ động giảng
giải, họ sẽ để mặc những câu
hỏi quan trọng chìm vào lãng
quên. Với cách đó, họ tựmình
tháo lui khỏi nơi mà lẽ ra họ
có quyền nói lên suy nghĩ, ý
tưởng và đòi hỏi khám phá.
Làm sao để giảm
“sốc” khi học ĐH?
Khi vàoĐH,mộtmôi trường
mới hoàn toàn,mỗi SVcó kiểu
“sốc” khác nhau. Tuy nhiên,
để giải quyết được tình trạng
này, quan trọng là các emphải
mạnh dạn nói ra, có thể là viết
ra hoặc chia sẻ với bạn bè, gia
đình, những người đi trước về
vấnđềmàmìnhđanggặpphải.
Tất cả trường ĐH và cao
đẳng hiện nay đều có trung
tâm hỗ trợ SV, các câu lạc bộ,
đoàn-hội,SVnênchủđộngtìm
đến. Nơi đây sẽ có nhiều hoạt
động để các tân SV tham gia
một cách bổ ích, cũng là nơi hỗ
trợ và chia sẻ khó khăn, truyền
kinh nghiệm học cho các bạn.
Làm sao để “giảm sốc” khi
vào ĐH và học được hiệu quả,
theo tôi, trước tiên SV cần xác
định mục tiêu cụ thể để làm
động lựcchoviệchọcvàkếđến
là đặt một thời hạn hoàn thành.
Khi đó, chắc chắn các em phải
đầu tư thời gian và tâm trí cho
việc học. Cụ thể như nếu thấy
bài vở quá nhiều, các em phải
biết sắpxếp thời khóa biểu sinh
hoạt và học tập của mình một
cách hợp lý hơn. Hoặc có thể
thamkhảo cách sắp xếp từ thầy
cô hoặc các anh chị đi trước để
Đời sống xã hội -
ThứNăm3-11-2022
Không ít sinh viên hào hứng khi bước vào cổng trường đại học lại có thể là những người rơi vào tình trạng
sang chấn tâm lýmang tên “sốc đại học”.
tự tạo thời gian biểu cho mình
và quan trọng nhất là tuân thủ
thật nghiêm ngặt.
Bên cạnh đó, SV nên nhớ
thầy cô ở ĐH không chấmbài
theo kiểu thuộc lòng, không
cần biết SV đã đọc bao nhiêu
sách giáo khoa hay thamkhảo.
SV cảm thấy nhiều
môn “chẳng biết
học để làm gì” và
“thật vô bổ”, do đó
họ không biết mình
phải học những gì
để được xem là giỏi.
Quan trọng là bạn phải hiểu
bài và chỉ cần trả lời theo cách
mình hiểu chứ đừng lạmdụng
trí nhớ. Cách tốt hơn là đừng
bao giờ “nước tới cổmới bơi”,
mà phải bắt tay vào việc học
ngay từ buổi học đầu tiên. Và
các SV phải luyện cho mình
khả năng tập trung học, dù ở
bất cứ đâu như thư viện, quán
cà phê, trường học, phải xác
định học ở đâu không quan
trọng bằng việc học được gì.
Cóbạnnghĩ rằng: “Hồi trung
học, thầy cô đốc thúc tôi học
thông qua các bài kiểm tra đầu
giờ, kiểm tra 15 phút, kiểm tra
một tiết trước khi tới kiểm tra
cuối kỳ. Còn ở đây, chẳng có
ai “giật dây” kiểu đó cả thì làm
sao ôn luyện được đầy đủ cho
kỳ kiểm tra hết môn học?”.
Theo tôi, một điểm khác và
hiệu quả khi học ở ĐH chính
là học nhómvới nhau. SVhãy
rủ các bạn thân trong lớp học
nhóm và tự kiểm tra bài lẫn
nhau thay vì chờ đợi thầy cô
kiểm tra bạn. Học nhóm sẽ
giúp kỹ năng làm việc nhóm
của bạn tăng lên mà bạn biết
không, đây là kỹ năng mà các
doanh nghiệp hiện nay đều
cần ở nhân viên của mình.•
Học
- Hãy bắt đầu bằng việc đọc sách và
nghegiảngnhững lý thuyết,môhình, nguyên
tắc cơ bản. Bạn sẽ thu về 10% nền tảng của
năng lực nhưng nhớ là, nếu chỉ đọc sách và
nghe giảng thôi thì nhiều khả năng 50%kiến
thức sẽ bay đi mất.
Hỏi
- Nhớ tìm đến những người có kinh
nghiệm để hỏi, bạn sẽ tăng thêm 20%
năng lực.
Hành
- Thực hành sẽ giúp bạn tích lũy dần
70%còn lại của năng lực. Đang có ngày càng
nhiều doanh nghiệp sẵn lòng cung cấp cơ
hội thực tập cho SV từ năm thứ hai, ba trở
lên, như chương trình “cộng tác viên”, “thực
tập sinh-internship”, hoặc các chương trình
“quản trị viên tập sự”.
Huấn
- Khi giảng giải lại cho bạn học hoặc
đàn em khóa dưới, bạn sẽ phải “nhai nát” ba
chữ H đầu và còn phải tự tìm tòi thêm. Việc
này sẽ đóng góp cùng với “hành” vào 70%
năng lực của bạn.
ThS
NGUYỄN THỊ BÍCH NGỌC
Bí quyết học hiệu quả với bốn chữ H
Sinh viên TrườngĐHQuốc tế
(ĐHQuốc gia TP.HCM) trong
giờ tự học ở trường. Ảnh: CTV
Học sinhhứng thúkhi đề văn cóphần trắc nghiệm
Kiểm tra môn văn lớp 10 có phần trắc nghiệm khách
quan kết hợp với tự luận đang được một số trường THPT
tại TP.HCM thực hiện.
Nhận đề thi văn, Lê Kim Tuyền, học sinh (HS) lớp 10
Trường THPT Ten Lơ Man (quận 1), cảm thấy hơi lạ vì
đề bài gồm bảy câu trắc nghiệm (mỗi câu 0,5 điểm) và
ba câu tự luận xoay quanh câu chuyện thần thoại
Chử
Lầu
của người H′Mông không hề có trong sách giáo
khoa (SGK).
“Trắc nghiệm có sẵn đáp án nhưng em phải suy luận
mới chọn được đáp án chính xác. Em thấy việc thay đổi
đề thi tạo ra sự mới mẻ, hứng thú khi học môn văn hơn” -
Tuyền nói thêm.
Là giáo viên ra đề văn trên, cô Lê Phan Thanh Nhàn cho
hay theo chương trình giáo dục phổ thông 2018, HS phải
được đánh giá bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết nên cách
ra đề cũng phải thay đổi cho phù hợp.
“Ra đề trắc nghiệm sẽ tạo điều kiện cho giáo viên bao
phủ được kỹ năng đọc hiểu văn bản của HS, còn những
câu hỏi tự luận sẽ phát triển kỹ năng viết của các em” - cô
Nhàn bày tỏ.
Cũng theo cô Nhàn, trong quá trình lựa chọn văn bản để
kiểm tra trắc nghiệm, tổ bộ môn phải tổ chức họp để tránh
tình trạng sử dụng văn bản quá xa lạ với các em.
“Chương trình lớp 10 giới hạn chủ đề và thể loại giúp
giáo viên chọn lựa được văn bản phù hợp, qua đó thiết kế
hệ thống trắc nghiệm hợp lý, tránh tình trạng ra câu hỏi
quá lệch với nội dung trọng tâm” - cô Nhàn nói thêm.
Việc kiểm tra môn văn theo hình thức trắc nghiệm
khách quan cũng đang được Trường THPT Nguyễn Hữu
Cầu, huyện Hóc Môn triển khai. Thầy Nguyễn Minh Hiếu
chia sẻ: “Việc lồng trắc nghiệm vào đề thi tạo được sự đổi
mới, gây hứng thú cho HS khi làm bài, tạo được độ chính
xác, khoa học cho bộ môn. Nhiều người luôn nghĩ môn
văn thiên về cảm tính nhưng đưa trắc nghiệm vào sẽ giúp
kiểm tra được mức độ hiểu biết của HS dựa trên kiến thức
nền tảng được giáo viên cung cấp”.
Cũng theo thầy Hiếu, những câu hỏi trắc nghiệm môn
văn dù ở mức độ cơ bản nhưng không hẳn quá dễ, sẽ có
một số câu hỏi kiểm tra mức độ hiểu văn bản của các em.
Phần trắc nghiệm không nên ra những câu hỏi ở mức độ
vận dụng vì câu hỏi tự luận đã có yêu cầu này. Tác phẩm
sử dụng trong đề thi là một văn bản ngoài SGK. Điều này
khác với chương trình cũ.
“SGK lớp 10 có bài dạy một đoạn trích về sử thi Ô-đi-
xê nhưng trích đoạn được sử dụng trong đề văn sẽ là một
trích đoạn khác. Việc ra đề như vậy sẽ kiểm tra được năng
lực đọc hiểu của HS theo đặc trưng thể loại” - thầy Hiếu
nói về đề văn mình mới ra.
Theo thầy Hiếu, với chương trình văn lớp 10, giáo viên
sẽ cung cấp những nét đặc trưng của từng thể loại. HS sẽ
dựa vào những kiến thức có được để phân tích vào từng
văn bản. Điều này sẽ phần nào triệt tiêu được văn mẫu.
NGUYỄN QUYÊN
ThS BíchNgọc đang trò chuyện
với học sinh lớp 12 trước khi
vào đại học. Ảnh: CTV
Tiêu điểm
Trong số báo ra ngày 2-11,
PhápLuậtTP.HCM
cóbàiviết
“Vừa
nhậphọc, nhiều tânsinhviênđã
đuối, muốn chuyển hướng”
. Bài
viết đãnhậnđược sựquan tâm,
đồngcảmcủanhiều tânSV.Báo
Pháp Luật TP.HCM
tiếp tục giới
thiệu chia sẻ của ThS Nguyễn
Thị BíchNgọc,TrườngĐHQuốc
tế (ĐHQuốc giaTP.HCM), trong
đó phân tích những nguyên
nhân gây “sốc” cho tân SV và
gợi ý cách để giảm “sốc”, hòa
nhập với môi trường ĐH.