252-2022 - page 3

3
Thời sự -
ThứNăm3-11-2022
“Tôi thấy văn nghệ
sĩ “yếu đuối” lắm, ai
cũng bị bệnh cả, đều
bị vướng… bá bệnh.
Một nghệ sĩ mà
quảng cáo bán thuốc
suốt ngày, với đủ thứ
chứng/bệnh từ đau
lưng, đau gối, đau
đầu… đến cả yếu
sinh lý…”.
ngại. Cạnh đó, chế tài xử lý
chưa nghiêm, chưa đủ tính
răn đe khiến người tiêu dùng
cảm thấy không thỏa mãn khi
đi khiếu nại.
ĐB Hà Nội cũng nêu lên
tình trạng quảng cáo quá…
hớp. “Tôi thấy văn nghệ sĩ
“yếu đuối” lắm, ai cũng bị
bệnh cả, đều bị vướng… bá
bệnh. Một người mà quảng
cáo bán thuốc suốt ngày, với
đủ thứ chứng/bệnh từ đau
lưng, đau gối, đau đầu… đến
cả yếu sinh lý. Họ là những
người nổi tiếng, ảnh hưởng,
chi phối nhận thức, hành vi
của người tiêu dùng nên cần
phải chấn chỉnh” - ông Sơn
nêu vấn đề và lưu ý các quy
định của dự thảo luật cần quan
tâm đến việc bảo vệ quyền lợi
của người tiêu dùng trong môi
trường số, kinh tế số.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư
pháp Đỗ Đức Hồng Hà đánh
giá các quy định của dự thảo
đang đẩy trách nhiệm bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng
sang chính... người tiêu dùng.
Ông Hà dẫn chứng về cơ chế
giải quyết tranh chấp, dự thảo
quy định vụ án bảo vệ quyền
lợi của người tiêu dùng được
giải quyết theo thủ tục rút gọn
quy định trong pháp luật về tố
tụng dân sự.
Trong khi đó, theo quy định
của Bộ luật Tố tụng dân sự,
đương sự (người tiêu dùng)
phải có chứng cứ đầy đủ để
chứng minh. Trong thực tế,
có những loại hàng hóa khó
đánh giá chất lượng như thuốc,
hàng tiêu dùng bị ngâm tẩm
hóa chất, cần phải có chuyên
môn và máy móc hiện đại mới
phát hiện được.
“Quy định của pháp luật
phải lường trước và giải quyết
khó khăn, vướng mắc để bảo
vệ tốt nhất người tiêu dùng.
Quy định còn chung chung,
chưa cụ thể, khó hiểu, khó
áp dụng… nên tôi băn khoăn
dự thảo luật này sẽ chưa thể
bảo vệ tốt hơn quyền lợi của
người tiêu dùng” - ông Hà
nêu ý kiến.•
Định giá nhiều dễ can thiệp sâu,
giảm tính cạnh tranh
Theo tờ trình, có 14 dịch vụ, hàng hóa được Chính phủ đề nghị đưa ra khỏi
danhmục địnhgiá. Đáng chú ý cómột sốnội dung của thủ tục cấpgiấy chứng
nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
dịch vụ trong lĩnh vực chứng khoán do các tổ chức cung ứng dịch vụ trong
lĩnh vực chứng khoán cung cấp (trừ dịch vụ do Nhà nước cung cấp); thuốc
lá điếu sản xuất trong nước; thù lao dịch vụ đấu giá…
Cùng với đó là dịch vụ quy hoạch; thù lao môi giới, dịch vụ đưa người lao
động đi nước ngoài làm việc; thù lao công chứng; nhà ở xã hội do cá nhân,
hộ gia đình đầu tư, xây dựng...
Cũng theo tờ trình, lần sửa đổi này bổ sung nhiều hàng hóa, dịch vụ doNhà
nước định giá. Nhưng cơ quan thẩm tra lo ngại Nhà nước định giá nhiều dịch
vụ có thể sẽ dẫn đến can thiệp sâu, làmgiảm tính cạnh tranh lànhmạnh theo
cơ chế thị trường, ảnh hưởng đến lợi ích, quyền lựa chọn của người tiêu dùng.
Phải kiểm soát giá sách giáo khoa,
bỏ Quỹ bình ổn xăng dầu
“Cần thiết phải kiểm
soát, khống chế giá sách
giáo khoa để bảo đảm
không tác động tiêu cực
đến người tiêu dùng; bảo
vệ quyền lợi hợp pháp của
người dân, nhất là người
nghèo.”
Hiện tồn tại mâu thuẫn, nguồn hình thành được trích lậpQuỹ bình ổn xăng dầu thông qua
giámua, do người tiêu dùng chi trả, song lại do doanh nghiệp quản lý và quyết định.
NHÓMPHÓNGVIÊN
C
hiều 2-11, Bộ trưởng Bộ Tài
chính Hồ Đức Phớc thừa ủy
quyền của Thủ tướng trình bày
trước Quốc hội (QH) tờ trình về dự
thảo Luật Giá (sửa đổi).
Tuyệt đối không để
thông đồng giá bán sách
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức
Phớc trình bày: Sách giáo khoa (SGK)
là mặt hàng có thị trường cạnh tranh
hạn chế nhưng ảnh hưởng lớn đến
đời sống người dân. Mặt hàng này
được Bộ GD&ĐT đề nghị bổ sung
vào danh mục hàng hóa, dịch vụ do
Nhà nước định giá.
Nghị quyết kỳ họp thứ ba QH khóa
XV đã thống nhất, yêu cầu bổ sung
SGK vào danh mục hàng hóa, dịch
vụ do Nhà nước định giá khi sửa đổi
Luật Giá. Việc định giá mặt hàng
này sẽ giao cho Bộ GD&ĐT định
giá tối đa, các nhà xuất bản quyết
định giá cụ thể.
Chủ nhiệmỦy banTài chính - Ngân
sách của QH Nguyễn Phú Cường khi
trình bày báo cáo thẩm tra dự luật
này nhấn mạnh: “Cần thiết phải kiểm
soát, khống chế giá mặt hàng này để
bảo đảm không tác động tiêu cực
đến người tiêu dùng; bảo vệ quyền
lợi hợp pháp của người dân, nhất là
người nghèo”.
Ông Cường cũng lưu ý dự luật cần
quy định bổ sung việc kiểm soát chặt
tổ chức thực hiện, tuyệt đối không để
thông đồng giá.
Trước mắt, chưa bỏ
Quỹ bình ổn xăng dầu
Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho hay:
Chính phủ đã thống nhất đề xuất trước
mắt chưa bỏ Quỹ bình ổn xăng dầu.
Đồng thời củng cố các cơ chế trong
triển khai, tổ chức thực hiện nhằm
tăng cường tính công khai, minh bạch
trong việc sử dụng quỹ.
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính -
Ngân sách Nguyễn Phú Cường cho
biết đa số ý kiến tại ủy ban tán thành
với đề xuất của Chính phủ. Vì quỹ
này là một trong những công cụ điều
tiết giá xăng dầu trong nước, là biện
pháp kinh tế, không phải là can thiệp
hành chính. Trong bối cảnh thực tế
của Việt Nam hiện nay, việc bỏ quỹ
là chưa phù hợp. “Thực tế thời gian
qua cho thấy khi giá xăng dầu thế
giới biến động thì tại một số thời
điểm, quỹ bình ổn đã phát huy vai
trò “điều hòa”, giảm biên độ biến
động giá, góp phần ổn định kinh tế
vĩ mô, kiểm soát lạm phát!” - ông
Cường nói.
Tuy nhiên, một số ý kiến khác lại
đề nghị không tiếp tục duy trì Quỹ
bình ổn giá xăng dầu vì đây là quỹ tài
chính không nằm trong cân đối ngân
sách nhà nước và nguồn hình thành
được trích lập thông qua giá mua, do
người tiêu dùng chi trả, song lại do
doanh nghiệp quản lý và quyết định;
người tiêu dùng không tiếp cận được
thông tin về việc sử dụng quỹ.
Việc lập quỹ bản chất là sự can
thiệp của Nhà nước vào một loại hàng
hóa có tính nhạy cảm rất cao với thị
trường khiến giá xăng dầu trong nước
và thế giới khó đồng nhất, không
phản ánh đúng tính chất thị trường
của hàng hóa.
Hơn nữa, trên thực tế, khi thời
điểm giá xăng dầu tăng cao, quỹ bị
âm thì doanh nghiệp vẫn phải chi,
thậm chí vay ngân hàng bù vào; còn
khi giá xăng dầu thế giới xuống thấp
thì giá xăng dầu trong nước lại giảm
chậm do phải trích lập quỹ, bù đắp
cho phần quỹ âm trước đó, làm ảnh
hưởng đến tâm lý người tiêu dùng.
Các ý kiến không đồng ý còn cho
rằng trường hợp cần điều tiết giá xăng
dầu, Nhà nước có thể sử dụng những
công cụ khác như thuế, phí hoặc có
biện pháp hỗ trợ trực tiếp cho những
đối tượng yếu thế chịu ảnh hưởng
nặng nề từ giá xăng dầu tăng cao.•
Thủtướng:Quyvềmộtđầumối quảnlýxăngdầu
Từ ngày 1-11, giá xăng dầu tăng lần thứ ba
liên tiếp. Đã xuất hiện tình trạng cây xăng khan
hàng, hết xăng hoặc dầu tại Hà Nội, TP.HCM
và một số địa phương. Các doanh nghiệp bán lẻ
xăng dầu phản ánh chiết khấu vẫn rất thấp, việc
nhập hàng từ đầu mối khó khăn, nhỏ giọt…
Chiều 2-11, trao đổi nhanh với báo chí bên
hành lang Quốc hội (QH), Thủ tướng Phạm
Minh Chính cho hay Chính phủ đã giao Phó
Thủ tướng Lê Minh Khái trực tiếp chỉ đạo vấn
đề này. Cạnh đó, Chính phủ đã chỉ đạo các bộ,
ngành liên quan đánh giá lại, trên cơ sở đó tính
phương án thống nhất, quy về một đầu mối.
“Hướng là giao cho Bộ Công Thương” - Thủ
tướng Phạm Minh Chính nói.
Cũng trao đổi bên hành lang QH, đại biểu
(ĐB) QH Trịnh Xuân An, Ủy viên chuyên trách
Ủy ban Quốc phòng và An ninh, cho rằng trong
một thời gian dài, nhiều ý kiến cho rằng phải
thay đổi toàn diện về cơ chế, cách thức điều
hành xăng dầu, tránh việc đổ trách nhiệm cho
nhau, Bộ Tài chính đổ cho Bộ Công Thương,
còn Bộ Công Thương đổ cho Bộ Tài chính.
“Cách thức quản lý xăng dầu này chúng ta cần
xem lại. Các nước trên thế giới có nước nào làm
như mình không? Xăng dầu là hàng hóa nên trước
hết cần theo nguyên tắc thị trường. Tất nhiên, đây
là hàng hóa thiết yếu, đặc biệt thì cần sự điều tiết
nhất định nhưng ta không thể can thiệp một cách
phi thị trường” - ĐB Trịnh Xuân An nhấn mạnh.
Theo ông An, việc quản lý phải xác định được
ranh giới của Nhà nước và thị trường. Chúng
ta đang có Nghị định 95, sửa đổi Nghị định 83
quy định rất rõ về quản lý. “Tuy nhiên, theo
yêu cầu của QH là phải rà soát, đánh giá lại quy
định về quản lý xăng dầu hiện hành. Cá nhân tôi
cho rằng nên đưa về một đầu mối là Bộ Công
Thương” - ĐBQH tỉnh Đồng Nai nói.
Lý giải thêm, ông An cho rằng xăng dầu là
hàng hóa, liên quan đến xuất nhập, liên quan
đến thị trường, việc điều tiết, trong khi Bộ Công
Thương có chức năng, bộ máy và khả năng để
thực hiện nhiệm vụ quản lý.
“Lâu nay, Bộ Tài chính, Bộ Công
Thương là liên bộ nhưng cũng
không thể can thiệp sâu vào việc
xác định giá, việc lằng nhằng như
vậy khiến việc điều hành không có
sự linh hoạt” - ông An nói thêm.
Cùng với đó, ĐB An cho rằng
cần xem lại mốc thời gian điều
chỉnh giá, tránh việc lúc giá thế
giới lên chúng ta chưa đến kỳ nên
chưa điều chỉnh được.
“Sự linh hoạt và nguyên tắc thị
trường chúng ta chưa đảm bảo
được cho nên cần thay đổi một
cách toàn diện. Không thể chấp
nhận việc đất nước với nền kinh
tế mở, GDP mấy trăm tỉ đô mà lại
thiếu xăng ở các TP lớn, dù vì lý
do gì đi chăng nữa” - vẫn lời của
ĐBQH tỉnh Đồng Nai.
Ông An cho rằng cách lý giải
thiếu hụt nguồn cung hay những
quy định liên quan như chiết khấu, chi phí, hoa
hồng… chỉ là những vấn đề “rất bề nổi”. Bản
chất là cơ chế vận hành, quản lý phải thay đổi.
Trong đó, đầu tiên là phải minh định rõ ai là
người chịu trách nhiệm, tránh đùn đẩy nhau.
“Việc này cần thay đổi ngay. Các ĐBQH nói
nhiều rồi, không thể chấp nhận được giữa thế kỷ
21 mà ở Hà Nội và TP.HCM phải xếp hàng mua
xăng” - ông An nhấn mạnh.
NHÓM PV
Thủ tướng PhạmMinh Chính. Ảnh: quochoi.vn
1,2 4,5,6,7,8,9,10,11,12,13,...16
Powered by FlippingBook