252-2022 - page 12

12
Mì Quảng được công nhận
giá trị ẩm thực châu Á
THANHNHẬT
N
gày2-11,SởVH-TT&DL
tỉnhQuảngNamtổ chức
Hội thảo
MìQuảng -Nét
văn hóa ẩm thực đặc sắc xứ
Quảng
. Hội thảo có sự tham
gia của hơn 20 nhà khoa học,
quản lý trong và ngoài tỉnh đến
từ các viện nghiên cứu, các
trường đại học, các cơ quan
quản lý văn hóa và báo chí.
150 loại nguyên liệu
chế biến nước lèo
Tại hội thảo, PGS-TS Lưu
Trang, Hiệu trưởng Trường
ĐH Sư phạm Đà Nẵng, nêu
vấn đề mì Quảng được mặc
định là món ăn dân dã, đến
nay đã lan tỏa, truyền bá khắp
trong nước và quốc tế. “Để
có món mì Quảng không đơn
giản, phải có công nghệ, gạo
ngon, thời gian, chế biến nhưn
(nước lèo)… Vậy có phải mì
Quảng bắt đầu từ dân dã hay
không, tôi hoài nghi về điều
này” - PGS-TSLưuTrang nói.
Đi dọc khắp đất nước, có
hàng chụcmón ăn ngonmang
đặc trưng của từng vùngmiền.
Riêng mì Quảng, có đến 150
loại nguyên liệu có thể chế
biến nhưn mì.
Nói về nguồn gốc, TS Trần
Đức Anh Sơn cho rằng mì
Quảng liên quan đến ẩm thực
ngư dân. Những thứ phục vụ
được cho bữa ăn, không cầu
kỳ thì sử dụng làm nhưn, nhờ
đó tạo nên sự phong phú của
món ăn này. “Cái gì có trong
vườn nhà, dưới suối, dưới
biển…códinhdưỡng, ănđược
thì có thể chế biến thành mì
Quảng” - TS Sơn nhận định.
TS Sơn cảmnhận bản thân tên
gọi mì Quảng giốngmón cháo
bánh canh Huế. Hai món này
thuộc hệ bún - phở, đều dùng
sợi, nguyên vật liệu chế biến
dễ kiếm, thuận lợi khi ăn. Mì
Quảng thường có bốn thành
phần chính tạo nên sự đa dạng:
Sợi mì bằng bột gạo, nhưn là
thực phẩm dễ kiếm, rau quả
ăn kèm và gia vị.
Đồng quan điểm, ông Lê
HồngKhánh,nguyênGiámđốc
Bảo tàng tổng hợp tỉnhQuảng
Ngãi, cũng cho rằngmì Quảng
là món “nhà quê”, dùng nhiều
nguyên liệu gần gũi, chế biến
đơn giản và dùng nước ít để dễ
mang theo. Mặc dùmì Quảng
xuất hiện tại Quảng Ngãi rất
lâunhưngchỉ phổbiếnởhuyện
Bình Sơn, vùng Sa Huỳnh.
Những khu vực này thường có
nhiều người gốc Quảng Nam.
Dođó, có thểkhẳngđịnhnguồn
gốc của mì Quảng xuất xứ từ
Quảng Nam.
Giá trị đặc trưng
của mì Quảng
Nguyên Phó Giám đốc Sở
VH-TT&DLtỉnhQuảngNam
Hồ Xuân Tịnh cho rằng mì
Quảng có cách chế biến rất
khác so với những món dạng
sợi khác. Giá trị đặc trưng của
mì Quảng ở tính bình dân, phổ
biến và dễ thích nghi. “Đặc
trưng của mì Quảng là làm
chín xong mới tạo sợi, khác
với những món khác, tạo sợi
xongmới nấu chín. Mì Quảng
còn có độc đáo là sợi có thể
phơi khô, đến khi cần dùng
đem ra luộc thì chín lại. Nhờ
đó mì Quảng bảo quản được
lâu. Tôi cho rằng đó là giá trị
của mì Quảng” - ông Tịnh nói
về giá trị của mì Quảng.
Theo ông Tịnh, bánh tráng
có từ lâu đời, nhiều nơi biết
đến nhưng chỉ có người Quảng
Namxắt thành sợi mì còn tươi
để làm món mì Quảng, mà
ngày xưa thường ăn bằng tô
nhỏ, có đáy nhọn.
Nhà nghiên cứu Tôn Thất
Hướng định vị mì Quảng là
“của” người Quảng Nam,
khoanh từ đèo Hải Vân (Đà
Nẵng) trở vàoDốc Sỏi (Quảng
Ngãi). Đây là giá trị văn hóa
bản địa, lưu danh xuất phát từ
nông thôn, làng, xã. Quá trình
di dân ngày xưa nếu không có
làng, xã sẽ không có giá trị của
mì Quảng. Theo ông Hướng,
mì Quảng ngày trước chỉ đáp
ứng nhu cầu ăn no để sản xuất
lao động, đánh giặc. Sau này
phát triển dần, mì Quảng mới
đáp ứng nhu cầu ăn ngon.
Cuối thế kỷ XVI đầu thế kỷ
XVII, Hội An (Quảng Nam)
trở thành thương cảng lớn bậc
Khi người Quảng rời
quê đi tìmquê hương
mới thì mónmì
Quảng cũng theo họ
đến vùng đất mới.
Đời sống xã hội -
ThứNăm3-11-2022
nhất xứĐàngTrongViệt Nam.
Hội An trở thành nơi hội tụ
của thương gia các nước như
Hà Lan,Anh, Pháp, Nhật Bản,
TrungQuốc…Nhànghiêncứu
Lê Minh Dương nhìn nhận
người các nước mang văn hóa
sợi đến và người Việt sản xuất
ra mì như là một thứ dùng để
đối trọng lại.
“Trên thế giới có nhiều giả
thiết cho rằngmì làmtừbộtmì,
xuất phát từ văn minh Ả Rập,
lan truyền xuống Trung Hoa.
Nhưng mì ở Quảng Nam do
chúng ta tình cờ phát triển từ
bánh tráng và bánh cuốn (do
người Việt sáng tạo)” - ông
Dương khẳng định.
Đồng chủ trì hội thảo, Giám
đốcSởVH-TT&DLtỉnhQuảng
NamNguyễnThanhHồng cho
rằng Quảng Nam đã đi qua
chặngđườnghơn550nămlịch
sử. Một trong những món ăn
có từ xa xưa được nhiều người
biết đến làmìQuảng, đây là nét
vănhóa ẩmthựcmang tínhđặc
trưngcủavùngđấtQuảngNam.
“Khi người Quảng rời quê đi
tìmquê hươngmới thì mónmì
Quảng cũng theo họ đến vùng
đất mới” - ông Hồng nói.•
Mì ở Quảng
Nam do
chúng ta
tình cờ phát
triển từ bánh
tráng và
bánh cuốn
(do người
Việt sáng
tạo).
Tiêu điểm
Mì Quảngmang sắc thái dân
gian, khônggiống cách ănphổ
quát của các món ăn tiêu biểu
Việt Nam. Phở, bún, hủ tiếu…
đều có nước, riêng mì Quảng
khôngcónước (nhiều),một sắc
thái rất riêng, không giống bất
cứ nơi nào.
PGS-TS
LƯU TRANG
Đại nhạc hội “Những trái tim Việt Nam”
để thắp lửa yêu thương
Vào lúc 19 giờ ngày 10-12, tại sân vận động quốc gia
Mỹ Đình sẽ diễn ra chương trình đại nhạc hội Những trái
tim Việt Nam.
Chương trình có sự góp mặt của nhiều ca sĩ nổi tiếng
như Hồ Ngọc Hà, Tóc Tiên, Tuấn Hưng, Lệ Quyên, Bích
Phương, Erik, Trịnh Thăng Bình, Trọng Hiếu, Quang Hà,
Nguyên Vũ, Liz Kim Cương, Võ Hạ Trâm…
“Chúng tôi
mong rằng
sự kiện này
sẽ mang đến
khoảnh khắc
đáng nhớ nhất
trong năm
cho người
dân thủ đô
và cả nước.
Chúng ta hào
hứng đón
chào một năm mới đầy niềm vui, hạnh phúc, có thêm sinh
khí sau một năm lao động và học tập vất vả, vượt qua những
thách thức do đại dịch mang lại” - bà Bùi Huệ, Phó Giám đốc
Nhà hát Nghệ thuật đương đại Việt Nam, Phó Trưởng Ban tổ
chức, nói tại cuộc họp báo công bố sự kiện ngày 2-11.
Theo bà Huệ, ngoài việc gắn kết mọi người bằng âm
nhạc, đại nhạc hội sẽ thắp lên ngọn lửa yêu thương thông
qua những phần quà để giúp đỡ những em bé bị mắc bệnh
hiểm nghèo, gia đình khó khăn.
Chương trình có thời lượng 180 phút, gồm ba phân
đoạn: Trái tim Lạc Hồng, Những trái tim yêu tự do, Chung
một nhịp đập.
Các tiết mục được lựa chọn biểu diễn trong các phân
đoạn sẽ vô cùng hào hùng, sôi động, ấm áp, thể hiện được
nét tinh hoa của dân tộc. Dự kiến đại nhạc hội Những trái
tim Việt Nam sẽ đón khoảng 25.000 người tham dự.
Quyền Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn, nghệ sĩ
ưu tú Trần Ly Ly đảm nhận vai trò cố vấn nghệ thuật của
chương trình. Êkíp thực hiện gồm có giám đốc âm nhạc
Sỹ Luân, tổng đạo diễn Phan Lạc Long, nhà sản xuất Hồ
Viết Cường. Chương trình sẽ được truyền hình trực tiếp
trên Đài Truyền hình Việt Nam.
VIẾT THỊNH
ĐH Kinh tế Quốc dân áp dụng quy chế
tuyển sinh riêng từ năm 2023
Trường ĐH Kinh tế Quốc dân vừa công bố quy chế
tuyển sinh ĐH áp dụng từ năm 2023. Đây là cơ sở giáo
dục ĐH đầu tiên trên cả nước công bố quy chế tuyển sinh
ĐH riêng.
Về cơ bản, quy chế tuyển sinh của Trường ĐH Kinh tế
Quốc dân là sự tích hợp giữa các quy định về đối tượng
tuyển sinh, điểm cộng ưu tiên, quy định tuyển thẳng,
phương thức xét tuyển... từ quy chế tuyển sinh của Bộ
GD&ĐT cùng những yêu cầu đặc thù của trường (không
áp dụng với công tác tuyển sinh liên kết do các cơ sở đào
tạo nước ngoài cấp bằng).
Đại diện nhà trường cho biết trong thời gian tới,
nhà trường sẽ giữ chỉ tiêu tuyển sinh ổn định ở mức
như hiện nay với phương thức xét tuyển chủ yếu là
xét tuyển kết hợp, tinh giản theo hướng sử dụng kết
quả thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội và
ĐH Quốc gia TP.HCM hoặc của các trung tâm khảo
thí độc lập (nếu có) kết hợp chứng chỉ quốc tế (SAT,
ACT, IELTS…).
TN
Làng nghề làm mì Quảng Phú Chiêm
Làngnghềmang tínhphổbiến là làngnghề
mì Quảng Phú Chiêm. Mặc dù mì Quảng đã
khẳng định được giá trị nhưng chúng ta nên
địnhvị,xácđịnhlàngnghềmìQuảngPhúChiêm
là nơi tiêu biểu cho giá trị văn hóa mì Quảng.
Nhà nghiên cứu
TÔN THẤT HƯỚNG
Xây dựng chiến lược marketing
Cần có bản đồ mạng lưới mì Quảng để
xây dựng chiến lược marketing rõ ràng
hơn sau khi có hồ sơ di sản. Chúng ta
phải làm thế nào để mì Quảng cũng như
cơm Huế, bún Huế hay phở Hà Nội… có
thể đi xa hơn nữa, lan tỏa hơn nữa giá trị
truyền thống của hiền nhân để lại cho con
cháu hôm nay.
Nhà báo
NGUYỄN HỮU ĐỔNG
,
Phó Tổng biên tập báo
Quảng Nam
Thực khách thưởng thứcmónmì Quảng tại ngày hội “Tinhhoamì Quảng” vào tháng8-2022. Ảnh: HQ
Ca sĩ Trịnh Thăng Bình và Liz KimCương trả lời
câu hỏi của báo chí.
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10,11 13,14,15,16
Powered by FlippingBook