16
Quốc tế -
ThứNăm3-11-2022
Dân chủ - Cộng hòa so kè sát sao
trước bầu cử giữa kỳ Mỹ
Phe Dân chủ được dự báo sẽ mất thế kiểm soát ởQuốc hội vào tay phe Cộng hòa trong bối cảnh tín nhiệm
cử tri với chính quyền ông Biden giảm sút.
VĨ CƯỜNG
V
ào ngày 8-11 tới (giờ địa
phương), chính trường
Mỹ sẽ bước vào cuộc
bầu cử giữa nhiệm kỳ Tổng
thống Joe Biden. Cuộc bầu cử
năm nay sẽ bầu lại tất cả 435
ghế hạ nghị sĩ và 35/100 ghế
thượng nghị sĩ. Ngoài cuộc
đua vào lưỡng viện Quốc
hội, cuộc bầu cử còn bầu lại
36 thống đốc bang và lãnh
đạo chính quyền địa phương.
Lúc này là thời gian để hai
đảng Dân chủ và Cộng hòa
tranh thủ mọi nguồn lực để
vận động cử tri.
Đảng Dân chủ
nhiều nỗi lo
Kể từ 2020 đến nay, đảng
Dân chủ đã kiểm soát cả Hạ
viện và Thượng viện của
Quốc hội, tạo bệ phóng cho
ông Biden dễ dàng thực hiện
chương trình nghị sự của
mình. Đơn cử, gói kích cầu
kinh tế giảm thiểu tác động
của đại dịch COVID-19 trị
giá 1,9 ngàn tỉ USD được
Quốc hội thông qua với kết
quả rất sít sao, 220-211 ở Hạ
viện và 50-49 ở Thượng viện
hồi năm ngoái.
Tuy nhiên, khả năng giữ
được thế đa số này của phe
Dân chủ sau kỳ bầu cử sắp
tới là không dễ dàng bởi theo
số liệu của hãng phân tích
Gallup
(Mỹ), các số liệu về
mức độ hài lòng đối với nền
kinh tế quốc gia của Mỹ rơi
xuống mức thấp nhất kể từ
năm 1982.
Chỉ 40% người Mỹ được
hỏi ủng hộ cách điều hành
của Tổng thống Biden, 17%
hài lòng với tình hình ở Mỹ
và 21% ủng hộ hoạt động
của Quốc hội dưới sự kiểm
soát của đảng Dân chủ. Giới
quan sát dự báo kết quả của
cuộc bầu cử sắp tới phụ thuộc
phần nhiều vào lá phiếu của
các cử tri trẻ và những vấn
đề như lạm phát, quyền tiếp
cận phá thai và công bằng
sắc tộc là những mối quan
tâm hàng đầu của thế hệ này,
theo hãng tin
AP
.
Cộng hòa - Dân chủ
cạnh tranh quyết liệt
Tại Thượng viện, số ghế lúc
này giữa hai đảng đang chia
đều rất sát. Đảng Dân chủ chỉ
nắm 50 ghế vừa đủ thế đa số
trong tổng số 100 thành viên
viện này nhưng vì chủ tịch
Thượng viện là Phó Tổng
thống Kamala Harris thuộc
đảng Dân chủ nên lá phiếu
của bà đã cho phép đảng Dân
chủ kiểm soát Thượng viện.
Như vậy, đảng Cộng hòa chỉ
cần thắng một ghế trước đảng
Dân chủ là có thể kiểm soát
Thượng viện trong ít nhất
hai năm tới.
Trong khi đó, ởHạ viện, với
tỉ lệ Dân chủ 220 ghế - Cộng
hòa 212 ghế hiện nay, đảng
Cộng hòa sẽ cần giữ nguyên
được số hiện tại và giành thêm
được sáu ghế nữa để hội đủ
218 ghế và giành lại quyền
kiểm soát Hạ viện.
Kịch bản tốt nhất cho phe
Dân chủ lúc này là đảng Cộng
hòa sẽ chiếm đa số ở Thượng
viện, còn đa số ghế ở Hạ viện
vẫn là của phe Dân chủ. Dĩ
nhiên, vẫn có khả năng đảng
Cộng hòa kiểm soát luôn Hạ
viện nhưng các cuộc bầu cử tại
những bang chiến địa nămnay
như Pennsylvania, California,
Ohio và North Carolina vẫn
chưa xác định được xu hướng
cử tri sẽ chọn ứng viên phe
nào. Hồi tháng 5, Tổng thống
Biden từng dự báo đảng Dân
chủ có thể kiểm soát cả Hạ
viện lẫn Thượng viện. Thế
nhưng hồi tuần trước, ông
thừa nhận cuộc đua hiện đã
trở nên sít sao. “Chúng tôi và
họ thay nhau dẫn trước” - ông
Biden nói. Ông đánh giá tỉ lệ
sẽ còn thay đổi và có thể sẽ
đảo chiều về phía đảng Dân
chủ trước ngày 8-11.
Các chuyên gia nhận định
bất kỳ chiến thắng nào của
đảng Cộng hòa tại Hạ viện
hoặc Thượng viện đều có thể
gia tăng chia rẽ đảng phái ở
Mỹ và sẽ tạo ra vô số thách
thức cho chương trình nghị
sự của chính quyền ông Biden
trong hai năm tới. Hơn nữa,
việc đảng Cộng hòa kiểm soát
Quốc hội cũng có thể góp phần
gia tăng sức nặng tiếng nói
Một nhómcử tri thamgia cuộc vận động tranh cử của ứng viên nghị sĩ tại bangNewMexico
ngày 29-10. Ảnh: ABS
Ngày 1-11, cựu Tổng thống Nga và hiện là Phó Chủ
tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev nói
rằng chỉ chiến thắng của Nga ở Ukraine mới có thể
ngăn chặn được một cuộc chiến tranh hạt nhân trên
thế giới, đài
RT
đưa tin. “Theo chính quyền Kiev, mục
tiêu chiến tranh của Ukraine là giành lại tất cả lãnh
thổ cũ và tách biệt khỏi Nga” - ông Medvedev nói và
nhấn mạnh rằng nếu Nga thua thì đồng nghĩa Ukraine
sẽ thắng.
Theo ông, điều này sẽ được coi là một mối đe dọa đối
với sự toàn vẹn lãnh thổ của Nga và đó là “lý do trực tiếp
để áp dụng Điều 19” của học thuyết nhà nước Nga về răn
đe hạt nhân - đề cập các trường hợp Moscow sẽ sử dụng
vũ khí hạt nhân. Vị cựu tổng thống cáo buộc “phương
Tây đang đẩy thế giới vào một cuộc xung đột toàn cầu”
và khẳng định “chỉ có một chiến thắng toàn diện của Nga
mới đảm bảo chiến tranh thế giới sẽ không xảy ra”.
PHẠM KỲ
Cựu tổng thống Nga nêu cách duy nhất tránh chiến tranh hạt nhân
Dù kết quả bầu cử ra sao...
Nếu đảngDân chủ duy trì quyền kiểmsoát ởQuốc hội,
chính sách đối ngoại của ông Biden tập trung vào ẤnĐộ
Dương - Thái Bình Dương sẽ được tiếp tục. Nhà Trắng
cũng sẽ không gặp trở ngại nào trong việc bổ nhiệmcác
đại sứmới và các nhà ngoại giao khác nếu đảngDân chủ
giữ được quyền kiểm soát Thượng viện. Sự hỗ trợ trong
nước có thể giúp ông Biden cảm thấy có động lực hơn
khi làm việc với các đối tác khu vực.
ÔngMichael O›Hanlon, chuyêngia chínhsáchđối ngoại
cấp cao tại Viện Brookings (Mỹ), dự đoán nếu đảng Cộng
hòa nắm được đa số tại Hạ viện cũng sẽ không có nhiều
tranh cãi về chính sách thương mại hoặc chi tiêu quốc
phòng chung.“Nếu đảng Cộng hòa kiểm soát Quốc hội
thì đây có thể là một thay đổi lớn. Nhưng việc không có
nhiều tranh cãi về chính sách thương mại hoặc chi tiêu
quốc phòng chung cho thấy lưỡng đảng đều ủng hộ
việc phát triển quốc phòng mạnh mẽ và thận trọng đối
với thương mại”.
Hồi ngày 29-10, đài
CNN
đưa
tin đã có khoảng 17 triệu cử tri
Mỹ đi bỏ phiếu sớm, trong đó
hơn 6 triệu cử tri bầu trực tiếp,
số còn lại gửi phiếu bầu qua
đườngbưuđiện. Đây được cho
là con số khá cao so với các kỳ
bầu cử giữa kỳ trước đó. Ông
Biden cũngđã đi bỏphiếu sớm
tại quê nhà là bang Delaware.
Trả lời phỏng vấn, ông cho hay
đã lên kế hoạch tham gia vận
động tranh cử cho ứng viên
đảngDânchủ tại cácbangNew
Mexico, California vàMaryland
trong những ngày tới.
Tiêu điểm
Chỉ 40% người Mỹ
được hỏi ủng hộ
cách điều hành của
Tổng thống Biden,
17% hài lòng với
tình hình ở Mỹ và
21% ủng hộ hoạt
động của Quốc hội
dưới sự kiểm soát
của đảng Dân chủ.
của cựu Tổng thống Donald
Trump - người được cho là
ứng viên đại diện đảng này
tham gia cuộc chạy đua vào
Nhà Trắng vào năm 2024.
Với hy vọng giành được
ưu thế trước đảng Dân chủ,
các nghị sĩ đảng Cộng hòa tại
Hạ viện Mỹ đã công bố một
chương trình nghị sự ưu tiên
giải quyết một loạt vấn đề từ
lạm phát, tội phạm cho đến
trách nhiệm giải trình bầu cử,
theo tờ
The New York Times
.
Mang tên“Camkết với nước
Mỹ”, chương trình cam kết
sẽ cho cử tri thấy cách thức
đảng Cộng hòa giải quyết
các vấn đề mà nước Mỹ đang
phải đối mặt nếu các nghị
sĩ đảng này giành thế đa số
tại Hạ viện sau cuộc bầu cử
giữa nhiệm kỳ tới. Phần lớn
chương trình gồm các mục
tiêu chính sách như kiềm chế
chi tiêu lãng phí, hỗ trợ quân
đội Mỹ, tăng trách nhiệm của
cha mẹ trong giáo dục con
cái, bảo vệ thai nhi...
Trong khi đó, nhiệmvụ của
đảng Dân chủ là giữ được
thế đa số tại lưỡng viện mặc
dù điều này là không hề dễ
dàng. Các chủ đề mà Tổng
thống Biden cùng đảng Dân
chủ đang tập trung giải quyết
rộng hơn nhiều khi phải kiểm
soát lạm phát, bảo vệ quyền
được phá thai, quyền bầu cử,
ứng phó với Trung Quốc,
thúc đẩy xây dựng các nhà
máy mới, xử lý vấn đề biến
đổi khí hậu, giảm thâm hụt
ngân sách và tăng cường viện
trợ cho Ukraine.
Có thể thấy rằng danh sách
các ưu tiên của chính quyền
Tổng thống Biden dàn trải
trên mọi lĩnh vực và tác động
đáng kể tới nhiều thành phần
cử tri. Tuy nhiên, khó khăn
lớn nhất hiện nay đó chính là
giảm chi phí cho người dân
trong bối cảnh lạm phát tiếp
tục ởmức cao nhất trong vòng
40 năm qua. Đây là yếu tố tác
động nhiều nhất tới tâm lý và
lá phiếu của cử tri trước cuộc
bầu cử sắp tới.
Ngoài ra, các đảng viên
Dân chủ cũng hy vọng rằng
các vấn đề pháp lý của ông
Trump sau khi Cục Điều tra
liên bang (FBI) đột kích vào
nhà riêng của ông tại bang
Florida, cũng như việc tiếp tục
điều tra vai trò của ông trong
việc thúc đẩy vụ bạo loạn tại
trụ sở Quốc hội vào tháng 1
năm ngoái, sẽ khiến cử tri
có chiều hướng không ủng
hộ các ứng viên Cộng hòa.
•
Phó Chủ tịch
Hội đồng
An ninh
NgaDmitry
Medvedev.
Ảnh: TASS