265-2022 - page 11

11
Kinh tế -
ThứSáu 18-11-2022
Chung tay để thị trường trái
phiếu phát triển đúng hướng
“Phát triển kênh trái phiếu doanh nghiệp là đúng hướng, vấn đề là phải đề cao tráchnhiệm
vàminh bạch, bảo đảmhiệu quả và bền vững” - đại biểuQuốc hội, TS Vũ Tiến Lộc.
CHÂNLUẬN
thực hiện
K
hông thể phủ nhận vai
trò và tính hấp dẫn của
kênh trái phiếu doanh
nghiệp (TPDN) trong thời
gian qua. Tuy nhiên, do sự
phát triển quá nhanh của kênh
TPDN riêng lẻ đã khiến thị
trường này xuất hiện rủi ro
và việc cơ quan quản lý vào
cuộc chấn chỉnh là cần thiết
để giữ an toàn chung toàn
thị trường.
Đâylàchia
sẻ của đại
biểuVũTiến
Lộc, Ủy ban
Kinh tế của
Quốchội,khi
trao đổi với PV
Pháp Luật
TP.HCM
về thị trườngTPDN.
Không thể phủ nhận
vai trò “chia lửa”
của TPDN
.
Phóng viên
:
Thưa ông, thị
trường TPDN phát triển rất
nhanh thời gian qua nhưng
cũng bộc lộ một số rủi ro tiềm
ẩn, thậm chí đã xuất hiện một
số“con sâu làmrầu nồi canh”
và cơ quan chức năng phải
vào cuộc xử lý. Ông đánh giá
thế nào về thực trạng của thị
trường TPDN hiện nay?
+ Đại biểu
Vũ Tiến Lộc
:
Thực tế đã chứng minh, đặc
biệt là thời gian khó khăn do
đại dịch COVID-19 gây ra,
kênh TPDN đã giúp nhiều
DN huy động được nguồn
vốn trung và dài hạn với lãi
suất ổn định để đầu tư sản
xuất, kinh doanh. Chúng ta
không thể phủ nhận vai trò
“chia lửa” của kênh huy động
vốn này đối với hệ thống tín
dụng ngân hàng, khắc phục
tình trạng nguồn lực đầu tư
trung và dài hạn của DN ở
nước ta đang phụ thuộc quá
lớn vào nguồn vốn huy động
ngắn hạn từ các ngân hàng.
Do vậy, tôi cho rằng việc
phát triển kênh huy động vốn
qua phát hành TPDN là đúng
hướng và cần thiết, mang lại
lợi ích cho tất cả các bên.
. Rõ ràng việc phát triển
kênh huy động vốn qua TPDN
là rất cần thiết. Vậy theo ông,
làm thế nào để nâng cao
trách nhiệm của các chủ thể
tham gia để đảm bảo sự minh
bạch, an toàn chung cho thị
trường này?
+ Như tôi đã đề cập ở trên,
thị trường TPDN là một cấu
phần quan trọng của thị trường
vốn, là kênh huy động và phân
bổ vốn cho nền kinh tế, hỗ
trợ kênh tín dụng ngân hàng.
Do vậy, không thể chỉ vì một
số DN, cá nhân sai phạm mà
đánh đồng cả thị trường này
là không tốt hay kìm hãm sự
phát triển, mà quan trọng là
phát triển như thế nào cho
đúng hướng, có chất lượng
cao và bền vững.
Vai trò của các cơ quan quản
lý nhà nước, các cơ quan liên
quan là rất quan trọng. Các cơ
quan này sẽ phát huy vai trò
trong việc định hướng phát
triển, xây dựng hành lang pháp
lý và quản lý, giám sát, xử lý
sai phạm để tạo ra “đường đi”
phù hợp trong từng giai đoạn
phát triển của thị trường.
Tuy nhiên, một thị trường
thì luôn có nhiều chủ thể, nếu
chỉ riêng cơ quan quản lý đề
cao trách nhiệm thì chỉ được
một phần, còn quan trọng nhất
vẫn là các chủ thể tham gia
trực tiếp. Dù khôngmang tính
đại diện cho thị trường chung
nhưng thực tế đã chỉ ra các
sai phạm đều do chủ một số
DN phát hành cố tình không
tuân thủ các quy định pháp lý.
Nhà đầu tư từng gặp rủi ro
cũng có phần chưa đủ năng
lực để tìm hiểu thật cặn kẽ
sức khỏe của DN. Hay các tổ
chức trung gian như công ty
chứng khoán, công ty kiểm
toán, các ngân hàng thương
mại…cũng vậy, chúng ta thấy
được chất lượng cung cấp
dịch vụ hỗ trợ còn có vấn đề.
Tạo điều kiện
phát hành trái phiếu
ra công chúng
. Nhiều ý kiến cho rằng một
trong những yếu tố quan trọng
để phát triển thị trường TPDN
lành mạnh, bảo vệ nhà đầu
tư là cần các đơn vị xếp hạng
tín nhiệm độc lập, có uy tín.
Ông nghĩ sao về điều này?
+ Thực tế các tổ chức trung
gian quan trọng là các công
ty định mức tín nhiệm vẫn
chưa phát triển tương xứng,
khiến thị trường TPDN thiếu
một “thước đo” trung gian.
Vì vậy, việc hỗ trợ, phát triển
lĩnh vực này là cần thiết.
Nhà đầu tư cũng vậy, cần có
Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính
kịp thời tháo gỡ khó khăn
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 143 phiên họp Chính
phủ thường kỳ tháng 10-2022. Trong đó, Chính phủ yêu cầu
Bộ Tài chính phối hợp với các cơ quan, địa phương tập trung
triểnkhaithựchiệnNghịđịnh65/2022sửađổi,bổsungmộtsố
điều của Nghị định 153/2020 quy định về chào bán, giao dịch
TPDN riêng lẻ. Qua đó, BộTài chính phải rà soát, kịp thời tháo
gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện, ổn định
thị trườngTPDN, báocáoChínhphủđể sửađổi (nếucần thiết).
Đồng thời, nghị quyết của Chính phủ cũng yêu cầu Bộ Tài
chínhphải cógiải phápxử lý kịp thời các khókhăn trongngắn
hạn liênquanđếnTPDNvà thúcđẩy thị trườngphát triển lành
mạnh, hiệu quả, bền vững trong trung và dài hạn. Sớm báo
cáođánhgiátừngloạitráiphiếu,việcđáohạnTPDNpháthành
riêng lẻ trongquý IV-2022vànăm2023, đềxuất giải phápxử lý
chủ động, phù hợp, hiệu quả với diễn biến tình hình.
giải pháp để đẩy mạnh đào
tạo, tuyên truyền, tránh thực
trạng “lách luật” trở thành nhà
đầu tư chứng khoán chuyên
nghiệp, mua theo rủ rê, hoặc
vì lãi suất cao mà bỏ qua các
khâu quản trị rủi ro.
Nói chung, tôi nghĩ rằng
việc hoàn thiện thể chế pháp
lý, tăng cường kỷ cương, kỷ
luật thị trường là cần thiết
nhưng tráchnhiệm, vai trò, tính
tuân thủ của các bên tham gia
cũng rất quan trọng. Chỉ khi
nào các “chuẩn mực cứng và
chuẩn mực mềm” cùng phát
triển song hành và đạt đếnmột
trình độ nhất định thì khi đó
thị trườngTPDN sẽ được phát
triển chất lượng, bền vững.
. Ông có đề xuất gì với các
cơ quan quản lý nhà nước, đặc
biệt là việc hoàn thiện pháp
lý và tăng cường kỷ cương,
kỷ luật thị trường
?
+ Trong bối cảnh hiện nay,
đặc biệt là việc lãi suất đang
chịu áp lực gia tăng rất lớn,
việc tiếp cận vốn tín dụng
sẽ khắt khe hơn, chúng ta
cần ưu tiên và quan tâm lớn
hơn nữa tới việc thúc đẩy thị
trường vốn, trong đó có thị
trường TPDN.
Vừa qua Chính phủ đã ban
hành Nghị định 65/2022,
nhiều quy định mới đã được
bổ sung, sửa đổi để thị trường
TPDN phát triển chất lượng
hơn và an toàn hơn. Các quy
định này sẽ cần thời gian để
DN và nhà đầu tư làm quen
nhưng về cơ bản sẽ giúp thị
trường minh bạch, lành mạnh
hơn trong tương lai.
Bên cạnh đó, Chính phủ, các
bộ, ngành, địa phương, đặc biệt
là Bộ Tài chính và Ngân hàng
Nhà nước cần tiếp tục hỗ trợ
để thị trường này sớm lấy lại
niềm tin, sớm ổn định trở lại.
. Xin cám ơn ông.
Thời gian qua, kênh trái phiếu doanh nghiệp đã giúp nhiều doanh nghiệp huy động được nguồn vốn
để đầu tư sản xuất, kinh doanh. Ảnh: NGUYỆTNHI
Không chỉ vì một
số DN, cá nhân sai
phạmmà đánh đồng
cả thị trường TPDN
là không tốt, quan
trọng là phát triển
như thế nào cho đúng
hướng, có chất lượng
cao và bền vững.
Khơi thôngkênh trái phiếudoanhnghiệp
(Tiếp theo trang 1)
Trong những năm qua,
thị trường trái phiếu doanh
nghiệp (TPDN) tăng trưởng
ấn tượng. Hiện nay, quy mô
của thị trường TPDN ước
đạt khoảng 1,5 triệu tỉ đồng.
Tuy nhiên, những tháng gần
đây thị trường này trầm
lắng sau một số sự kiện như vụ Tân Hoàng Minh.
Trong báo cáo mới phát hành, Hiệp hội Thị trường trái
phiếu Việt Nam cho biết trong tháng 10 vừa qua chỉ có 210 tỉ
đồng TPDN riêng lẻ được phát hành. Tính chung giá trị phát
hành trái phiếu ra công chúng giảm đến 56% và giá trị phát
hành trái phiếu riêng lẻ giảm hơn 50% so với cùng kỳ năm
trước. Đây là cú giảm sâu chưa từng thấy trên thị trường này.
TPDN là nguồn vốn rất quan trọng, thế nên khi kênh
dẫn vốn từ đây bị thắt chặt, trầm lắng đã khiến nhiều nhà
sản xuất, kinh doanh có nhu cầu và khả năng phát hành
TPDN bị ảnh hưởng theo. Chưa kể áp lực nợ TPDN sắp
đến hạn khiến nhiều công ty có thể không trụ được trên
thị trường vì cửa gọi vốn bị thu hẹp.
Vì vậy, hơn lúc nào hết các chủ thể tham gia thị trường
TPDN cần chung tay xây dựng lại niềm tin, khơi thông thị
trường. Đặc biệt, trong bối cảnh kênh vốn tín dụng ngân hàng
bị siết chặt như hiện nay thì kênh vốn này cần được khơi thông
càng sớm càng có lợi cho các doanh nghiệp, nền kinh tế.
Cụ thể, cơ quan quản lý nhà nước cần kiểm soát chặt
tình trạng phát hành trái phiếu nhưng không nên để thị
trường này ách tắc, tạo ra nút thắt khiến doanh nghiệp
không thể huy động vốn. Nghĩa là thông qua khung khổ
pháp lý, giám sát, kiểm tra… để chấn chỉnh, tạo điều kiện
cho thị trường này phát triển an toàn, minh bạch.
Nhà phát hành thì đề cao tính minh bạch, rõ ràng, công bố
thông tin đầy đủ và giữ chữ tín với nhà đầu tư, thanh toán đầy
đủ, đúng hạn. Còn nhà đầu tư thì cần nâng cao hiểu biết về thị
trường này, tuân thủ pháp luật, tránh chạy theo tin đồn.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc trả lời báo
Pháp
Luật TP.HCM
mới đây đã nhấn mạnh: Những sai phạm
của một số cá nhân, tổ chức trên thị trường TPDN riêng
lẻ vừa qua đúng là “con sâu làm rầu nồi canh”, làm
suy giảm niềm tin của nhà đầu tư nhưng không đại diện
cho toàn thị trường. Vì vậy cần có giải pháp điều chỉnh,
hướng thị trường phát triển lành mạnh hơn. Quan điểm
của Chính phủ là tiếp tục phát triển thị trường hoạt động
an toàn, lành mạnh và minh bạch.
PHƯƠNG MINH
Để
trái phiếu
doanh
nghiệp
lành mạnh,
minh bạch
- Bài cuối
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10 12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook