15
Thể thao -
ThứSáu18-11-2022
Quang Hải về đá AFF Cup và canh bạc
của thầy Park
Chiều 16-11, nguồn
tin chính thức cho biết
HLV Park Hang-seo
yêu cầu đồng nghiệp
Didier Tholot của Pau
FC cho Quang Hải về
khoác áo đội tuyển
Việt Nam dự AFF
Cup 2022 và đã được
chấp nhận.
Yêu cầu của HLV
Park Hang-seo được đáp ứng nhưng về chuyên môn thì
đấy lại là canh bạc của ông. Nguyên do thời gian dài qua,
số lần ra sân của Quang Hải rất ít ở Pau FC và việc một
cầu thủ ngồi suốt, chỉ ra sân 5-10 phút cuối hoặc có trận
không ra sân thì khó có thể đánh giá được phong độ.
Nghe tin Quang Hải được về thi đấu, nhiều người
vui vì cứ lấy thước đo của một Quang Hải luôn là cầu
thủ không thể thiếu khi đá cho Hà Nội FC và lên đội
tuyển thì gắn bó ngay với các đồng đội. Nhưng cũng có
nỗi lo là Quang Hải ngồi dự bị quá lâu, lại đang phải
thích nghi với kiểu đá của Pau FC và HLV Tholot giờ
sẽ trở về làm quen lại với các đồng đội ở đội tuyển.
Nhưng việc Quang Hải được Pau FC, mà cụ thể là
HLV Tholot cho về cũng đồng nghĩa với việc CLB
hạng hai của Pháp không xem nặng chuyện Quang Hải
là cầu thủ quan trọng của đội như truyền thông vẫn cố
khen Quang Hải sau vài phút được ra sân. Hoàn toàn
khác hẳn với hai tuyển thủ Thái Lan Chanathip (CLB
Kawasaki Frontole) và Supachok (CLB Consadole
Sapporo) không được hai CLB Nhật cho về khoác áo
tuyển Thái Lan đá AFF Cup. Họ nói thật rõ: “Chúng
tôi cần họ để phục vụ CLB dự giải J-League 1”.
Quang Hải về vui thì có vui nhưng sâu xa đó cũng có
những điều buộc phải suy nghĩ.
TẤN PHƯỚC
Mỹ, Iran, Anh chung bảng và nỗi khổ
nhà cầm quân
Những ngày
qua, báo chí
thế giới đề
cập nhiều đến
bảng B - nơi
có các đội
Iran, Mỹ lại
thêm Anh và
Xứ Wales.
Nhắc
chuyện bóng
đá nhưng cũng
khều chính trường giữa Iran - Mỹ và khều cả việc Mỹ
có đồng minh thân thuộc Anh.
Nhưng bóng đá lại là một địa hạt khác mà FIFA đã
dựng vách ngăn chính trị ra ngoài sân bóng.
Tại World Cup France 98, Mỹ và Iran từng chung
bảng và nay ở Qatar cũng thế.
Nhưng với truyền thông quốc tế thì những vấn đề
nhạy cảm hay được “thổi” vào. Họ đề cập nhiều việc đội
tuyển Iran trước khi sang Qatar thì HLV Carlos Queiroz
và toàn đội vào dinh Tổng thống Ebrahim Raisi để nghe
dặn dò… Thậm chí đề cập sâu chuyện LĐBĐ Ukraine
gần đây lên tiếng đòi FIFA đuổi Iran khỏi World Cup
Qatar vì Iran cung cấp vũ khí cho Nga...
Nói là bóng đá không mang màu sắc chính trị nhưng
chính HLV Carlos Queiroz của đội Iran thừa nhận ông
chịu sức ép lớn từ những thứ ngoài bóng đá.
Trong khi đó, thật ngạc nhiên khi hầu hết các cầu
thủ Mỹ lại xem chuyện banh bóng rất bình thường và
chẳng hề chịu áp lực nào ngoài chuyện banh bóng. Và
mới đây, Chủ tịch FIFA Infantino nhắc rất nhẹ nhàng:
“World Cup có trận Mỹ - Iran thì đó sẽ là trận đấu đẹp,
bởi cầu thủ sẽ thể hiện làm sao để họ hiểu nhau hơn
chứ không phải điều mà truyền thông nói nhiều về hai
quốc gia Mỹ và Iran”.
DUY ÂN
GIAHUY
C
ác sự kiện lớn trên toàn
cầu rất tốn kém để tổ
chức và lợi ích không
phải lúc nào cũng dễ dàng
định lượng, như sự kiện bóng
đá lớn nhất toàn cầu. Từ việc
bán vé và hàng hóa đến tài
trợ của công ty, tiền thưởng
và nguồn thu từ du lịch… có
rất nhiều tiền xoay quanh một
sự kiện như thế này.
FIFA lãi ròng nhưng
nước chủnhà thì không
Hầu hết các quốc gia tổ
chứcWorld Cup đều chi hàng
chục tỉ USD cho việc chuẩn
bị, phát triển cơ sở hạ tầng,
xây dựng khách sạn… và
phần lớn trong số đó thường
không được thu hồi, ít nhất
là không bằng tiền mặt.
WorldCup chắc chắn làmột
cỗ máy xay tiền. Bản quyền
truyền hình của World Cup
2018 tại Nga đã được bán
cho các đài truyền hình trên
khắp thế giới với giá 4,6 tỉ
USD nhưng nó được giữ bởi
FIFA - cơ quan quản lý bóng
đá thế giới. Doanh thu bán vé
cũng vậy, thuộc sở hữu của
một công ty con do FIFA sở
hữu 100%. Quyền tiếp thị,
mang lại hơn 1 tỉ USD trong
mùa cúp thế giới 2018, cũng
được FIFA giữ.
Tuy nhiên, cơ quan này sẽ
trang trải các chi phí chính
để tổ chức giải đấu, như việc
họ phải trả cho Qatar ít nhất
khoảng 1,7 tỉ USD, bao gồm
giải thưởng 440 triệu USD
cho các đội bóng.
Qatar đã chi hơn 200 tỉ
USD cho mùa World Cup
này với việc xây dựng, tái
tạo cơ sở hạ tầng, khách sạn
và cơ sở giải trí, đại tu toàn
bộ mạng lưới đường bộ lẫn
làmmới hệ thống đường sắt.
Với hơn 1 triệu du khách
nước ngoài dự kiến trong giải
đấu kéo dài một tháng, nước
chủ nhà sẽ chứng kiến lượng
khách du lịch tăng đột biến,
tăng doanh thu cho các chủ
khách sạn, nhà hàng và những
nơi tương tự. Nhưng sự gia
tăng đột biến như vậy đòi hỏi
phải xây dựng thêm năng lực,
chi phí cho việc này thường
lớn hơn nhiều so với doanh
thu tạo ra trong ngắn hạn.
Đăng cai World Cup
là một cách thể hiện
quyền lực
Hơn nữa, khách du lịch
World Cup mua hàng hóa,
đồ uống hoặc bất kỳ thứ gì
khác từ các thương hiệu đối
tác của FIFAkhông đóng góp
vào nguồn thu thuế của nước
chủ nhà vì các khoản giảm
thuế khổng lồ cho FIFA và
các thương hiệu tài trợ của
họ được yêu cầu trong quy
trình đấu thầu World Cup.
Chủ nhà Đức từng phải mời
chào 272 triệu USD giảm
thuế như một nỗ lực đăng
cai World Cup 2006.
Trong khi đó, khách du lịch
không thamgiaWorld Cup có
xu hướng tránh xa nước chủ
nhà trong thời gian diễn ra
cúp thế giới. Họ muốn tránh
đámđông, ngại tắc nghẽn giao
thông và đặc biệt giá cả mọi
thứ tăng cao. Đối với Qatar
2022, nếu bạn không có vé
trận đấu, bạn không thể nhập
cảnhquốc gia này từngày1-11
đến khi kết thúc World Cup.
Ít nhất là trong ngắn hạn,
việc tổ chức một kỳ World
Cup không có ý nghĩa về
mặt tài chính nhưng một số
thứ lớn hơn tiền. Đăng cai
World Cup là một cách thể
hiện quyền lực mềm. Nó
mang đến cho thế giới một
cửa sổ vào đất nước đó, cho
thấy cơ sở hạ tầng mới làm
cho họ trở thành một nơi tốt
để đầu tư hoặc kinh doanh.
Và trong dài hạn, số tiền
chi cho việc tổ chức nếu được
quản lý đúng cách sẽ xây dựng
khả năng mở rộng nền kinh
tế của quốc gia đó. Những
con đường mới và các dự án
giao thông sẽ mang lại lợi ích
kinh tế trong nhiều năm sau
khi tiếng còi mãn cuộc của
World Cup vang lên.
Các sự kiện thể thao quốc
tế lớn thu hẹp khoảng cách
xã hội và đưa mọi người đến
với nhau xuyên biên giới,
như ở Olympic mùa đông
2018 chứng kiến Triều Tiên
và Hàn Quốc bước vào sân
vận động dưới một lá cờ
chung. Những sự kiện này
cũng khuyến khích trẻ em
tham gia thể thao, mang lại
lợi ích kinh tế cho hệ thống
chăm sóc sức khỏe của quốc
gia sở tại trong tương lai.
Đối với một nước chủ nhà,
World Cup là niềm tự hào và
danh dự hơn là kiếm tiền.
Quốc gia đăng caiWorld Cup
là cách mở rộng vòng tay,
mở rộng ngôi nhà của mình
và nói với thế giới: “Chúng
tôi sẵn lòng chào đón bạn”.
Khai mạcWorld Cup 2022
Qatar chỉ còn hai ngày nữa…•
WORLD CUP QATAR 2022
Chủ nhà Qatar không
kiếm tiền từ World Cup
Quốc gia đăng cai
WorldCup là cách
mở rộng vòng tay, mở
rộng ngôi nhà của
mình và nói với thế
giới: “Chúng tôi sẵn
lòng chào đón bạn”.
Tổng Biên tập:
MAI NGỌC PHƯỚC
Phó Tổng Biên tập:
NGUYỄNĐỨC HIỂN
TổngThưkýTòasoạn:
ĐINHĐỨCTHỌ
Tòa soạn:
34 HoàngViệt, phường 4,
quậnTân Bình,TP.HCM
ĐT Tổngđài:
(028)39910101-39914701
Tiếpbạnđọc:
(028)39919613
Quảng cáo:
(028) 39914669 - 39919614
Fax: Văn phòng:
39914661 -
Tòa soạn:
39914663
Email:
Phòng phát hành:
(028) 38112421
Email:
Hotline:
0908.799.679 - 0937.510.759
Phát hành quamạng lưới Bưu điệnViệt Nam. Mã B131
Hotline:
1800.585855
Văn phòng đại diện tại Cần Thơ:
Lầu 3, số 107 Trần Văn Hoài, phường Xuân Khánh,
quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ - Email:
Văn phòng đại diện tại Hà Nội:
Tầng 2, tòa nhà Á Châu, 24 Linh Lang,
phường Cống Vị, quận Ba Đình, Hà Nội - ĐT: (024) 37623009 - Fax: (024) 37623010
Email:
Vănphòngđại diện tại ĐàNẵng:
Tầng 3, số 06 Trần Phú, phường Thạch Thang,
quận Hải Châu - ĐT: (0236) 3751378
Giấy phép
hoạt động báo chí
số 636/GP-BTTTT
ngày 28-12-2020 của Bộ TTTT.
Chế bản, in tại Xí nghiệp In
Nguyễn Minh Hoàng
Qatar chúng tôi chào đón các bạn. Ảnh: GETTY IMAGES
Có hơn 5 tỉ người dự kiến sẽ theo dõi các trận đấu bóng đá ngoạnmục
ởQatar, với hơn 1 triệu người đến xem trực tiếp trên sân bóng nhưng lại
khôngmang nguồn lợi xứng đáng về mặt tài chính cho chủ nhà.
Támsân vận động phục vụWorld Cup được sửa sang và xâymới
hiện đại ởQatar. Ảnh: GETTY IMAGES
HLVCarlos Queiroz nói ông thấy áp lực
khi dẫn dắt đội Iran vì những chuyện
ngoài bóng đámà truyền thông thổi vào.
Ảnh: GETTY IMAGES
QuangHải thường xuyên ngồi dự bị
ở Pau FC. Ảnh: PAU