7
Pháp luật
&
cuộc sống -
Thứ Sáu18-11-2022
Quan điểmVKS về
số tiền bất chính vụ
200 triệu lít xăng lậu
Nhiềubị cáochorằngsốtiềnthulợibất chínhkhôngnhiềunhưcáo
buộcvì chưa trừcáckhoảnchiphínhưngVKSbácbỏquanđiểmnày.
Ánmạng sau cuộc nhậu,
1người lãnhán tử,
1người án chung thân
Chiều 17-11, TAND TP Hà Nội tuyên phạt bị cáo Lê Ngọc Ninh
(trú huyện Phúc Thọ) tù chung thân và con nuôi là Nguyễn Văn Sơn
(trú thị xã Sơn Tây) tử hình, cùng về tội giết người. Tòa cũng buộc
mỗi bị cáo phải bồi thường 154 triệu đồng cho gia đình bị hại.
Theo cáo trạng, chiều 5-10-2021, ông NĐT (trú huyện Phúc Thọ)
mời một thẩm phán của TAND huyện Phúc Thọ sang bếp ăn của
VKSND huyện Phúc Thọ liên hoan.
Tại đây, họ gặp một phó viện trưởng VKSND huyện Phúc Thọ
đang trực ở trụ sở nên mời tham gia. Vị viện phó nhận lời nhưng vì
có hẹn từ trước với Ninh nên đã mời Ninh đi cùng.
Đến 19 giờ 30 cùng ngày, cả phó viện trưởng và vị thẩm phán
huyện Phúc Thọ ra về trước. Ninh, ông T và bảy người khác tiếp tục
cuộc nhậu.
Quá trình liên hoan, ông T muốn mời Ninh rượu, một người trong
bàn tiệc đứng ra rót rượu. Tuy nhiên, thấy chén rượu rót cho ông T
có màu nhạt hơn chén của mình, Ninh nghi ngờ vị khách kia cho
ông T uống nước lã.
Ninh chửi bới, cầm chén rượu của mình ném vào mặt người này.
Thấy thái độ của Ninh, một người là bạn của ông T liền đứng dậy
đấm Ninh, cuộc nhậu phải giải tán.
Khi ra đến cổng VKSND huyện Phúc Thọ, bực tức vì bị đánh,
Ninh chặn ông T lại, yêu cầu phải gọi người bạn kia quay lại xin lỗi
mình. Ông T từ chối, cho rằng “việc của hai đứa, anh chịu”.
Ninh liền gọi điện thoại cho con nuôi là Nguyễn Văn Sơn nói:
“Bố đang va chạm đánh nhau, con cho anh em xuống”. Sơn lập tức
xách theo một cây đao, bắt taxi tới trụ sở VKSND huyện Phúc Thọ.
Thấy con nuôi tới, Ninh liền liếc mắt, chỉ ngón tay về phía ông
T để ra hiệu phải đánh nạn nhân. Thấy vậy, Sơn liên tiếp đạp, đá
vào người ông T và chửi: “Mày láo với bố tao à”. Bị đánh, ông T
gục xuống. Ninh và Sơn đưa nạn nhân đi bệnh viện cấp cứu nhưng
nạn nhân tử vong hai ngày sau đó.
Tại tòa, Nguyễn Văn Sơn thừa nhận hành vi như cáo trạng quy
kết. Ngược lại, Lê Ngọc Ninh phản bác, nói chỉ gọi Sơn đến đưa
mình về chứ không bảo con nuôi phải đánh ông T.
Đại diện VKS nhận định Sơn không quen biết, không có thù
hằn gì với ông T nên việc đánh nạn nhân là theo chỉ đạo của cha
nuôi. Lời khai của Sơn và các nhân chứng đủ căn cứ kết luận Ninh
phạm tội giết người. Việc bị cáo không nhận tội thể hiện sự ngoan
cố, không hối hận.
Trong phần tuyên án, HĐXX đánh giá hành vi của hai bị cáo
thể hiện tính côn đồ, trực tiếp tước đoạt tính mạng ông T, gây đau
thương cho gia đình nạn nhân, bức xúc cho dư luận. Do vậy, tòa
tuyên án như đã nêu.
TUYẾN PHAN
Dùng súng hơi bắn người đến đòi nợ,
lãnh 12 năm tù
VKSND tỉnh Nam Định vừa phối hợp với TAND tỉnh tổ chức
phiên tòa rút kinh nghiệm, số hóa hồ sơ, công bố chứng cứ bằng
hình ảnh tại phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ giết người đối với bị cáo
Nguyễn Anh Văn.
Chiều 30-1, các anh Đào Mai D, Trần Hữu H đến nhà Văn tại
xã Điền Xá, huyện Nam Trực, Nam Định để đòi tiền làm cửa kính
mà Văn còn nợ anh D dẫn tới mâu thuẫn, cãi vã.
Văn đã dùng dao chém anh D và anh H gây ra vết rách nhỏ. Sau
đó, Văn vào nhà lấy khẩu súng hơi bắn hai phát về phía anh H,
trong đó có một phát trúng gò má bên trái anh H. Hậu quả anh D
bị tổn hại 2% sức khỏe, anh H bị tổn hại 9% sức khỏe.
Tại phiên tòa, Văn khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội của
mình. HĐXX đã tuyên phạt bị cáo 12 năm tù về tội giết người.
(Theo
vksndtc.gov.vn
)
Hai bị cáo tại tòa. Ảnh: UT
Các bị cáo tại tòa. Ảnh: VH
Hai cựu tư lệnh Vùng Cảnh sát biển lãnh án
vì nhận hối lộ
Liên quan đến đường dây xăng dầu lậu này, hồi tháng 7, Tòa án quân
sự Quân khu 7 đã tuyên án đối với 14 bị cáo. Trong đó, bị cáo Lê Văn Minh
(cựu thiếu tướng, cựu tư lệnhVùng Cảnh sát biển 4) bị tuyên phạt 15 năm
tù, Lê Xuân Thanh (cựu thiếu tướng, cựu tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3) 12
năm tù, cùng về tội nhận hối lộ.
Bị cáo Phùng DanhThoại (cựu đại tá, cựu trưởng Phòng xăng dầu thuộc
Cục Hậu cần - Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển) là người duy nhất bị truy tố về tội
buôn lậu, nhận mức án bảy năm tù…
Theo VKS, cơ quan chức
năng đã căn cứ vào thực
tế sau khi trừ các khoản
chi phí để xác định số
tiền thu lợi trong quá
trình buôn xăng lậu của
các bị cáo là phù hợp, có
căn cứ pháp luật.
VŨHỘI
N
gày 17-11,
sau năm
ngày tạm
hoãn, TAND
tỉnh Đồng Nai
tiếp tục xét xử
sơ thẩm đối với
PhanThanhHữu
(giámđốc Công
ty TNHH TM
Phan Lê Hoàng
Anh) và 73 bị
cáo trong đường
dây buôn lậu gần 200 triệu lít xăng
từ Singapore về Việt Nam.
VKS: Không có căn cứ
để trừ thêm
Kết thúc phần xét hỏi đối với 74
bị cáo trong vụ án, tòa chuyển sang
phần tranh luận. Đại diện VKSND
tỉnh Đồng Nai nêu quan điểm luận
tội đối với các bị cáo.
Theo đại diện VKS, tại phần xét
hỏi, các bị cáo đã thừa nhận toàn
bộ hành vi phạm tội của mình trong
cáo trạng đã nêu. Lời khai của các
bị cáo tại tòa phù hợp với lời khai
có trong hồ sơ vụ án trong quá trình
điều tra. Trong quá trình xét hỏi,
VKS luôn dựa trên nguyên tắc có
lợi cho các bị cáo.
“Xét thấy trong quá trình xét hỏi,
bị cáo Phan Thanh Hữu cho rằng số
tiền thu lợi bất chính chỉ tính với
hơn 130 triệu lít xăng bán ở Việt
Nam, còn hơn 60 triệu lít xăng lậu
tiêu thụ tại Campuchia thì không
tính trong việc thu lợi bất chính.
Tuy nhiên, ý kiến của bị cáo không
phù hợp quan điểm buộc tội của
VKSND tỉnh Đồng Nai nên không
được chấp nhận” - đại diện VKS
giữ quyền công tố nêu.
Ngoài ra, nhiều bị cáo mong
HĐXX xem xét về số tiền thu lợi
bất chính bị cáo buộc như cáo trạng
nêu. Các bị cáo cho rằng cơ quan
công an không trừ các khoản như
chi phí bảo dưỡng tàu, xe; chi phí
trả thuê xe, bến bãi...
Tuy nhiên, đại diệnVKS cho rằng
trong quá trình điều tra, cơ quan chức
năng đã căn cứ vào thực tế sau khi
trừ các khoản chi phí để xác định
số tiền thu lợi trong quá trình buôn
xăng lậu của các bị cáo là phù hợp,
có căn cứ pháp luật.
“Bị cáo Lê Thanh Trung (39 tuổi,
ngụ TP Cần Thơ; giám đốc Công
ty TNHH Xăng dầu Tây Nam 01
SWP, TP.HCM) thừa nhận từ tháng
3-2020 đến tháng 2-2021, Trung tiêu
thụ hơn 100 triệu lít xăng nhưng số
tiền thu lợi bất chính hơn 43 tỉ đồng
mà cáo trạng nêu cần xem xét lại.
Bị cáo cho rằng trừ thêm các chi
phí khác như thuê kho bãi, sửa chữa
máy móc hơn 8 tỉ đồng nên chỉ thu
lợi bất chính 35 tỉ đồng. Tuy nhiên,
cơ quan CSĐT đã trừ các khoản chi
phí hơn 11 tỉ đồng, do đó không có
căn cứ trừ thêm” - đại diệnVKS nêu.
“Ông trùm” thu lợi hơn
156 tỉ đồng
Theo cáo trạng truy tố, tính từ
tháng 3-2020 đến tháng 2-2021,
do được sự “bảo kê” của nhiều
cán bộ cảnh sát biển, bộ đội biên
phòng và Tổng cục Hải quan, bị
cáo Hữu cùng các đồng phạm đã
vận chuyển 48 chuyến, tổng cộng
gần 200 triệu lít xăng lậu, trị giá
gần 2.600 tỉ đồng.
Số tiền Hữu thu lợi bất chính
là hơn 156,2 tỉ đồng, Đào Ngọc
Viễn (giám đốc Công ty TNHH
Đại Dương Hải Phòng) hơn 46,7 tỉ
đồng, Phùng Danh Thoại (cựu đại
tá, trưởng Phòng xăng dầu thuộc
Cục Hậu cần - Bộ Tư lệnh Cảnh sát
biển) hơn 22 tỉ đồng, Nguyễn Hữu
Tứ (Vĩnh Long) gần 83 tỉ đồng, Trần
Thị Thanh Vân (giám đốc Công ty
TNHHTMDVVân Trúc, tỉnh Bình
Dương) 18 tỉ đồng…
Riêng bị cáo Ngô Văn Thụy (cựu
cán bộ Cục Điều tra chống buôn
lậu - Tổng cục Hải quan) bị cáo
buộc nhận hối lộ hơn 800 triệu đồng
từ Hữu và các đồng phạm để làm
ngơ cho đường dây tội phạm này.
VKS công bố toàn bộ tài sản
đã thu giữ và kê biên của các bị
cáo. Cụ thể, cơ quan điều tra tạm
giữ hơn 220 tỉ đồng liên quan đến
vụ án. Toàn bộ số tiền này đã nộp
vào tài khoản của Phòng CSĐT
tội phạm về tham nhũng, kinh tế,
buôn lậu mở tại Kho bạc Nhà nước
tỉnh Đồng Nai.
Đối với tài sản, cơ quan điều
tra đã kê biên 50 giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận
quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác
gắn liền với đất; phong tỏa 41 tài
khoản của các bị can với tổng số
tiền trong tài khoản là hơn 173 tỉ
đồng và tạm dừng giao dịch đối
với một tài khoản.
Cáo trạng cũng nêu ngoài việc
thu giữ hơn 2,5 triệu lít xăng nhập
lậu của các bị cáo, cơ quan chức
năng còn kê biên 17 tàu thủy là
phương tiện chở xăng lậu; 22 xe
bồn, ba ô tô, hai xe máy là phương
tiện vận chuyển xăng nhập lậu và
đưa hối lộ; tạm giữ 65 điện thoại
di động các loại.•