13
Cần xem lại việc tiền ăn bán trú
cũng phải đóng thuế
NGUYỄNQUYÊN
T
hời gian gần đây, nhiều
trường học trên địa bàn
các quận 6, 10, Gò Vấp,
huyện Nhà Bè (TP.HCM)
nhận được văn bản của chi
cục Thuế các quận, huyện yêu
cầu kê khai thuế đối với hoạt
động trong lĩnh vực GD&ĐT.
Cụ thể, các khoản thu phục
vụ cho hoạt động giáo dục
ngoài giờ chính khóa và phục
vụđềuphải đóng thuế thunhập
doanh nghiệp (TNDN). Các
khoản thu dịch vụ phục vụ cho
hoạt động bán trú phải đóng
thuế giá trị gia tăng (GTGT)
và thuế TNDN. Đáng chú ý
là các khoản tiền suất ăn trưa
bán trú và tiền suất ăn sáng
cũng phải đóng thuế TNDN.
Đừng để thuế
chồng thuế
Hiệu trưởng một trường
tại quận 6 cho biết những năm
trước trườngchỉ phải đóng thuế
các khoản thu liên kết với đối
tác bên ngoài nhưAnh văn bản
ngữ,kỹnăngsống…Tuynhiên,
theo văn bản củaChi cụcThuế
quận 6 gửi thì có đến 26 danh
mục phải đóng thuế. Điều này
không phù hợp.
Theo vị trên, tiền ăn của học
sinh (HS) không nên thu thuế
bởi sẽ dẫn đến tình trạng thuế
chồng thuế.Bởi khi đimua thực
phẩm để chế biến đã phải chịu
thuếGTGT, giờđóng thêm2%
thuế TNDN. Điều này sẽ phần
nào ảnh hưởng đến chất lượng
bữa ăn, buộc người đứng đầu
phải cân nhắc.
Hiệu trưởng một trường tại
quận Gò Vấp cũng rất tâm tư
về vấn đề này. Vị này cho biết
dù đã nhận văn bản từ Chi cục
ThuếquậnGòVấpnhưngchưa
dám triển khai cho phụ huynh
vì sợ gây hoang mang.
“Tôi lo nhất là tiền ăn và
tiền nước uống của học trò
bị đóng thuế 2%. Theo Nghị
quyết 04, đối với bậc mầm
non, tiền ăn không được thu
quá 35.000 đồng/suất. Năm
học 2023-2024 với tình hình
vật giá leo thang, trường đã
thu mức tối đa mới tính toán
được khẩu phần ăn cho các
con gồm bữa trưa, bữa xế để
đảmbảo dinh dưỡng. Giờ nếu
phải đóng thuế, chất lượng
bữa ăn của các con sẽ bị ảnh
hưởng” - vị này nói.
Sở GD&ĐT TP.HCM
kiến nghị xem xét
Trao đổi về vấn đề này,
ông Trần Khắc Huy, Trưởng
phòng Kế hoạch Tài chính
Sở GD&ĐT TP.HCM, cho
biết sau khi nhận được kiến
nghị của các cơ sở giáo dục,
Sở GD&ĐT TP.HCM đã có
văn bản trao đổi với CụcThuế
TP.HCM để yêu cầu xem xét
lại vấn đề này.
Nghị quyết 04 của HĐND
TP.HCM quy định các khoản
thu và mức thu, cơ chế quản
lý thu chi đối với các dịch
vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động
giáo dục của các cơ sở giáo
dục công lập trên địa bàn. Các
dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt
động giáo dục trong trường
học là hình thức thu hộ, chi hộ.
“Tất cả khoản thu đều để
phục vụ cho hoạt động học
tập, ăn uống của HS. Do đó,
việc phải đóng thuế các khoản
này là không hợp lý. Đề nghị
Cục Thuế TP.HCM xem xét”
- ông Huy nói.
VănbảnSởGD&ĐTTP.HCM
gửi Cục Thuế nêu rõ: Nghị
quyết 04 quy định bốn nhóm
khoản thu dịch vụ phục vụ, hỗ
trợ hoạt động giáo dục. Cụ thể
nhóm I là các khoản thu phục
vụchohoạtđộnggiáodụcngoài
giờ học chính khóa; nhómII là
cáckhoản thuphụcvụchohoạt
động giáo dục thực hiện theo
cácđềán; nhómIII làcáckhoản
thu dịch vụ phục vụ cho hoạt
độngbán trúvà nhómIVlà các
khoản thu hỗ trợ cá nhân HS.
Đời sống xã hội -
ThứBa30-1-2024
Đại diện các trường học tại TP.HCMcho rằng việc phải đóng thuế các khoản theo Nghị quyết 04 của HĐND
TP.HCM là không hợp lý.
Theo đó, các khoản thu
quy định tại nhóm III là các
khoản thu về nuôi giữ trẻ
mầm non, ở bán trú (ăn uống,
ngủ nghỉ) của HS phổ thông,
có tính chất tương tự khoản
thu về ở nội trú quy định tại
khoản 13 Điều 4 Thông tư
219/2013/TT-BTC.
Các khoản thu quy định tại
nhóm IV là các khoản thu hộ
chi hộ hỗ trợ cá nhânHS trong
quá trình sinh hoạt, học tập,
rèn luyện tại trường. Các cơ sở
giáo dục tổ chức thực hiện các
khoản thu trên nguyên tắc thu
đủ, chi đủ, đảmbảo bù đắp chi
phí phải trả cho nhà cung cấp
hàng hóa, dịch vụ và không
phát sinh GTGT hay chênh
lệch giữa giá mua từ nhà cung
cấp với tiền thu từ HS.
“Thực hiện Nghị quyết
04/2023, các cơ sở giáo dục
công lập chỉ được thực hiện
mức thu không vượt quá mức
tối đa quy định tại nghị quyết.
Dođó, chi phí thuế cũng làmột
yếu tố ảnh hưởng không nhỏ
đến chất lượngdịchvụmà hiện
nay vấn đề chất lượng bữa ăn,
nước uống, nghỉ ngơi của HS
nhận được sự quan tâm từ các
cơ sở giáo dục, phụ huynh và
dư luận” - văn bản nêu rõ.•
“Tất cả khoản thu
đều để phục vụ cho
hoạt động học tập,
ăn uống của học
sinh. Việc phải đóng
thuế các khoản này
là không hợp lý.”
Ông
Trần Khắc Huy,
Trưởng phòng Kế hoạch Tài
chính Sở GD&ĐT TP.HCM
Hình tượng rồng gây tranh cãi:
Sở VH-TT&DL tỉnh Thanh Hóa nói gì?
Trao đổi với báo
Pháp Luật TP.HCM
vào chiều 29-1,
Giám đốc Sở VH-TT&DL tỉnh Thanh Hóa Phạm Nguyên
Hồng cho biết đã giao cho huyện Quảng Xương kiểm tra
làm rõ thông tin về hình tượng rồng trên mặt đất ở xã Tiên
Trang sau khi cộng đồng mạng có nhiều ý kiến cho rằng
thiếu thẩm mỹ.
“Trong quá trình chúng tôi làm việc thì huyện Quảng
Xương thông tin sẽ chủ động đến làm việc với chủ dự án,
xem thủ tục cấp phép dự án này như thế nào.
Huyện sẽ rà soát quy hoạch xem có bố trí công trình
văn hóa ở vị trí đó không (nơi đặt các linh vật), đã xin cấp
phép xây dựng chưa để có hướng xử lý theo quy định” -
ông Hồng thông tin.
ĐẶNG TRUNG
Linh vật rồng ở Quảng Trị nhận được
lời khen
Ngày 29-1, UBND thị trấn Lao Bảo (huyện Hướng
Hóa, Quảng Trị) cho biết tượng linh vật rồng đã được địa
phương đặt tại công viên (ở thị trấn Lao Bảo) vào chiều
28-1. Từ khi đặt tượng rồng, nơi đây trở nên đông đúc
người đến tham quan, chụp ảnh.
Theo đó, linh vật rồng ở Quảng Trị do nghệ nhân Đinh
Văn Tâm chế tác có chiều cao khoảng 4,5 m, thân uốn
lượn dài khoảng 7 m và tổng trọng lượng khoảng 500 kg.
Trước khi trình làng, nhiều người đã tìm đến nhà anh
Tâm, nơi các nghệ nhân chế tác tượng linh vật rồng để
tham quan, chụp ảnh.
NGUYỄN DO
Hình ảnh
tượng linh
vật rồng ở
Quảng Trị.
Ảnh:
NGUYỄN
DO
Bữa ăn bán trú tại Trường THCSNguyễn Văn Luông, quận 6, TP.HCM. Ảnh: NGUYỄNQUYÊN
Trong số 26 danhmục thuộc bốn khoản thu theoNghị quyết
04/2023 của HĐND TP.HCM phải đóng thuế có các khoản thu
hỗ trợ cá nhân HS như sau:
Tiềnmua sắmđồng phục HS:Thuế GTGT 1%, thuếTNDN 1%.
Tiềnhọcphẩm,họccụ,họcliệu:ThuếGTGT1%,thuếTNDN1%.
Tiền suất ăn trưa bán trú: Không chịu thuế GTGT nhưng
thuế TNDN 2%.
Tiềnsuấtănsáng:KhôngchịuthuếGTGTnhưngthuếTNDN2%.
Tiền nước uống: Thuế GTGT 1%, thuế TNDN 1%.
Tiền khám sức khỏe HS ban đầu (bao gồm khám nha học
đường): Thuế GTGT 2%, thuế TNDN 2%.
Cục Thuế TP.HCM cần sớm điều chỉnh
Hướng dẫn nộp thuế GTGT và thuế TNDN của Chi cục Thuế
quận Gò Vấp (và quận 6) đối với hai hoạt động ở khoản thu III
và IV của Nghị quyết 04/2023 là chưa phù hợp với quy định
của Luật Thuế GTGT và TNDN.
TạiLuậtThuếGTGT,khoản13Điều5quyđịnh:“Dạyhọc,dạynghề
theoquyđịnh củapháp luật”làđối tượng không chịu thuếGTGT.
Tại khoản 13 Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định
đối tượng không chịu thuế GTGT như sau:“Dạy học, dạy nghề
theo quy định của pháp luật bao gồm cả dạy ngoại ngữ, tin
học; dạy múa, hát, hội họa, nhạc, kịch, xiếc, thể dục, thể thao;
nuôi dạy trẻ và dạy các nghề khác nhằm đào tạo, bồi dưỡng
nâng cao trìnhđộ vănhóa, kiến thức chuyênmônnghề nghiệp.
Trường hợp các cơ sở dạy học các cấp từmầmnon đếnTHPT
có thu tiền ăn, tiền vận chuyển đưa đón HS và các khoản thu
khác dưới hình thức thu hộ, chi hộ thì tiền ăn, tiền vận chuyển
đưa đón HS và các khoản thu hộ, chi hộ này cũng thuộc đối
tượng không chịu thuế”…
Theo tôi, Công văn 440 của Sở GD&ĐT TP.HCM gửi Cục Thuế
TP.HCMvề trao đổi chính sách thuế áp dụng cho cơ sở giáo dục
đào tạo công lập là lập luận có cơ sở pháp lý vững chắc. Tôi
tin rằng Cục Thuế TP.HCM sẽ sớm có văn bản hướng dẫn điều
chỉnh và áp dụng chung cho chi cục Thuế các quận, huyện.
Chuyên gia thuế
NGUYỄN THÁI SƠN