7
Ngày 29-1, TAND TP.HCM xét xử vụ án lừa đảo chiếm
đoạt tài sản đối với bị cáo Võ Thị Phượng (sinh năm
1981, giám đốc Công ty TNHH Siêu Thành) và Trần Thị
Thùy Trang (sinh năm 1974, quê Tiền Giang).
Trịnh Minh Thanh (giám đốc Công ty Khang Gia) hiện
đã qua đời nên không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
400 bị hại được tòa triệu tập. An ninh phiên xử được
siết chặt.
Theo cáo trạng, tháng 6-2016, Thanh và Trần Minh Ngọc
Việt mua dự án chung cư NamAn (phường Bình Hưng
Hòa, quận Bình Tân) của Công ty TNHH Siêu Thành.
Sau đó, Trần Minh Ngọc Việt rút khỏi Công ty Siêu
Thành, Thanh chỉ định Phượng làm giám đốc, đại diện
pháp luật của công ty. Thanh chỉ đạo Phượng ký hợp đồng
với các khách hàng, đồng thời yêu cầu Phượng làm con
dấu chữ ký để Thanh sử dụng đóng trên một số tài liệu.
Đến tháng 6-2020, Thanh giao con dấu chữ ký của
Phượng và dấu Công ty Siêu Thành cho Trang quản lý.
Để thực hiện hành vi phạm tội, Thanh đã ký kết hợp
đồng bán căn hộ và thu về hơn 456 tỉ đồng của 434 khách
hàng nhưng không tiếp tục xây dựng theo cam kết mà vẫn
tiếp tục ký hợp đồng thu tiền trái quy định.
Thanh đã chỉ đạo Phượng ký hoặc đóng dấu chữ ký khắc
sẵn vào hợp đồng bán căn hộ, trong đó có nhiều trường hợp
cùng một căn hộ nhưng bán cho nhiều cá nhân.
Tiền thu từ khách hàng, Thanh không tiếp tục xây dựng
dự án mà dùng một phần thanh toán khoản nợ của Công
ty Khang Gia (do Thanh làm giám đốc) hoặc thực hiện
các dự án khác và sử dụng vào mục đích cá nhân.
Phượng với vai trò là giám đốc, đại diện Công ty Siêu
Thành trực tiếp ký hợp đồng mua bán căn hộ với 373 khách
hàng (đến tố cáo) để thu 333 tỉ đồng. Ngoài ra, Phượng còn
ký bán 18 căn hộ trùng cho 36 người (hai người cùng mua
một căn hộ), tổng số tiền chiếm đoạt của người mua sau là
18,5 tỉ đồng. Hành vi của Phượng đã giúp sức tích cực cho
Thanh chiếm đoạt tiền của khách hàng.
Đối với Trang, mặc dù Trang không phải đại diện pháp
luật và không được ủy quyền hợp pháp của Công ty Siêu
Thành nhưng có hành vi sử dụng hợp đồng ủy quyền
không còn hiệu lực ký bán 42 căn hộ cho 20 khách hàng
để nhận 41,8 tỉ đồng.
Trong số các khách hàng đã ký hợp đồng mua bán căn
hộ, có 393 khách hàng đến cơ quan điều tra tố cáo.
Theo hồ sơ vụ án, tháng 9-2019, dự án chung cư Nam
An hoàn thiện xong phần thô tầng 20, tương ứng với tiến
độ thanh toán 70% giá trị hợp đồng. Tuy nhiên, dự án này
đã bị Sở Xây dựng TP.HCM xử phạt do thi công sai kích
thước các tầng chung cư.
Đến ngày 26-8-2020, Sở Xây dựng cấp phụ lục giấy
phép xây dựng và có văn bản đề nghị Công ty Siêu Thành
đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án.
Từ tháng 9-2019, công ty không tiếp tục thực hiện dự
án. Đến tháng 3-2020, công ty thông báo ngừng thi công
do gặp khó khăn về tài chính vì dịch COVID-19. Từ thời
điểm đó, công ty dời trụ sở, cắt liên lạc với khách hàng.
HỮU ĐĂNG
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứBa 30-1-2024
Hai bị cáo Võ Thị Phượng và Trần Thị Thùy Trang tại tòa.
Ảnh: HỮUĐĂNG
Báo
Pháp Luật TP.HCM
cùng chung tay
gỡ thẻ vàng IUU
Nhằm tuyên truyền cho ngư dân, thế hệ trẻ về lòng yêu nước, tình yêu
biển, đảo, khơi dậy ý thức trách nhiệm của mọi công dân trong việc bảo
vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc; nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật
khi đánh bắt trên biển; đồng thời động viên, hỗ trợ ngư dân bám biển
làm kinh tế; từ đầu năm 2023, báo
Pháp Luật TP.HCM
đã tổ chức chương
trình
“Cùngngưdân thắp sángđèn trênbiển”.
Chương trìnhđược tổ chức tại
28 tỉnh, thành có biển; năm2023 chương trình đã đi qua chín tỉnh, thành.
Báo đã tổ chức các chương trình tọa đàm, nói chuyện chuyên đề và
đáp lời ngư dân về chủ đề đánh bắt trên biển sao cho đúng pháp luật.
Các chương trình nhằmgiúp ngư dân nâng cao ý thức tuân thủ quy định
của pháp luật khi đánh bắt trên biển, góp phần vào kế hoạch hành động
gỡ thẻ vàng IUU đưa ngành thủy sản Việt Nam phát triển vững mạnh.
phủ ứng tiền trước. Cạnh đó, phân
công Tâm tìm người ở Malaysia để
mua vé thông tin cảng về việc hải
quân Malaysia ra vào tuần tra thì
thông báo cho Dũng, Luyến biết
để trốn tránh.
Đến cuối tháng 8-2022, sau khi
chuộc hai tàu vi phạm ra, Luyến chỉ
đạo cho Hậu chạy tàu về Cà Mau
và yêu cầu Hậu xóa số hiệu cũ, rồi
vẽ lại ký hiệu tàu mới (được người
tên Duy làm trước đó) và tắt thiết
bị giám sát hành trình, đi thả cào
khai thác hải sản.
Khai thác hải sản ở
địa phận không được phép
Giữa tháng 10-2022, Dũng điều
khiển hai tàu của Luyến chạy vào
Sông Đốc (Cà Mau) để bán cá và
vẽ lại số đã xóa. Vẽ xong và trên
đường di chuyển thì bị lực lượng
Cảnh sát biển Vùng 4 kiểm tra giấy
tờ. Tại thời điểm kiểm tra, lực lượng
chức năng phát hiện thiếu giấy khai
thác hải sản, thiếu phao cứu hộ và
thiếu bằng thuyền trưởng. Từ đó,
cơ quan chức năng đã ra quyết định
xử phạt 27,9 triệu đồng.
Nộp phạt xong, Dũng tiếp tục điều
khiển phương tiện về cảng Sing -
Việt (Sông Đốc, Cà Mau) bán hải
sản được khoảng 1,7 tỉ đồng.
Sau đó, Dũng và một người khác
tiếp tục điều khiển hai tàu của Luyến
đến vùng biển Malaysia khai thác
hải sản trái phép, với thủ đoạn cũ
là tắt thiết bị hành trình và xóa số
cuối của tàu.
Do không biết ranh giới vùng
biển giữa Malaysia và Indonesia,
Dũng đã đi vào vùng biển Indonesia
khai thác hải sản thì bị lực lượng
CHÂUANH
N
gày 29-1, TAND tỉnh Kiên
Giang đưa ra xét xử sơ thẩm
vụ án tổ chức cho người khác
xuất cảnh trái phép để đánh cá. Đây
là vụ án đầu tiên liên quan đến chống
khai thác bất hợp pháp, không báo
cáo và không theo quy định (khai
thác IUU) trên địa bàn tỉnh.
HĐXX đã tuyên phạt bị cáo Trần
Văn Luyến tám năm tù, Phạm Chí
Dũng bảy năm tù, Trần Minh Tâm
bảy năm tù và Trần Văn Nhựt một
năm tù, cùng về tội tổ chức cho
người khác xuất cảnh trái phép.
Đối với Nguyễn Bảo Duy (cán
bộ đăng kiểm), tòa đề nghị Công
an tỉnh Kiên Giang tiếp tục điều
tra làm rõ.
Làm mới hồ sơ
của tàu vi phạm
Theo cáo trạng, bị cáo Luyến là
chủ hai tàu số hiệu KG 94294 TS,
KG 94295 TS. Giữa tháng 5-2022,
hai tàu này bị lực lượng chức năng
Malaysia bắt giữ do vi phạm khai
thác hải sản trái phép trên vùng
biển nước này.
Đến cuối tháng 5-2022, Luyến
gặp Tâm nói về việc hai tàu của
mình bị bắt. Nghe vậy, Tâm gọi
điện thoại cho Nguyễn Bảo Duy
(cán bộ đăng kiểm Trung ương),
hẹn gặp nhau tại một quán cà phê
ở TP Rạch Giá để bàn bạc làm hai
bộ hồ sơ tàu mới với giá 400 triệu
đồng. Ngoài ra, Tâm còn giới thiệu
người quen để chạy tàu.
Sau đó, Luyến chỉ đạo Dũng
tìm ngư phủ đi tàu và cho ngư
Bốn bị cáo tại tòa. Ảnh: CHÂUANH
4 người vi phạm khai thác hải sản
lãnh án
Đây là vụ án đầu tiên liên quan đến chống khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định
(khai thác IUU) trên địa bàn tỉnh KiênGiang.
hải quân Indonesia phát hiện bắt
giam. Đến tháng 4-2023 được thả
về Việt Nam.
Tháng 10 và tháng 12-2023, Cơ
quanAn ninh điều tra Công an tỉnh
Kiên Giang khởi tố, bắt tạm giam
Luyến, Dũng, Tâm. Đến ngày 5-1,
Nhựt bị khởi tố và bị cấm đi khỏi
nơi cư trú.•
Triệu tậpgần400bị hại đếnphiênxửvụ lừabán cănhộ chung cưNamAn
Các bị cáo nhiều lần
điều khiển tàu đến vùng
biển Malaysia khai thác
hải sản trái phép, rồi sử
dụng thủ đoạn tắt thiết
bị hành trình và xóa số
cuối của tàu để qua mắt
lực lượng chức năng.