026-2024 - page 10

10
Bất động sản -
ThứBa30-1-2024
Trang, Phó Chủ tịch HĐND
tỉnhKhánhHòa, việc giám sát
nhằm đánh giá khách quan,
toàn diện thực trạng và kết
quả chấp hành chính sách,
pháp luật trong quản lý, sử
dụng, vận hành nhà chung
cư. Qua đó, xác định kết quả
đạt được, tồn tại, chỉ rõ trách
nhiệm của cơ quan, tổ chức,
cá nhân có liên quan. Từ đó,
kiến nghị, đề xuất giải pháp
xử lý những tồn tại, nâng
cao hiệu quả tổ chức thực
hiện chính sách, pháp luật về
quản lý, vận hành nhà chung
cư trên địa bàn tỉnh.
Kiểm tra tại HQC Nha
Trang, chung cư có bốn tòa
nhà 15 đến 18 tầng với hơn
1.000 căn hộ. Báo cáo với
đoàn giám sát, đại diện ban
quản trị chung cư cho biết tòa
nhà đi vào hoạt động từ năm
2020, chỉ trong khoảng ba năm
nhiều hạngmục đã xuống cấp
nghiêm trọng nhưng không
tình trạng thấp thỏm, lo lắng.
Chung cư này hiện không
có ban quản trị và hệ thống
PCCC không còn hoạt động
nhiều năm nay.
Giải quyết dứt điểm
bức xúc của cư dân
Bà Phạm Thị Xuân Trang
yêu cầu các chủ đầu tư phải
giải quyết dứt điểm các vấn
đề bức xúc của cư dân thời
gian qua. Trong đó, đoàn
giám sát đề nghị Công ty CP
TV - TM - DVĐịa ốc Hoàng
Quân khẩn trương tính toán
để bàn giao kinh phí bảo
trì cho ban quản trị. Những
hạng mục trong thời gian bảo
hành bị hư hỏng, chủ đầu tư
phải cam kết lên phương án
sửa chữa trước Tết Nguyên
đán Giáp Thìn 2024. Bà
Trang cũng đề nghị chủ đầu
tư khắc phục các hạng mục
được sửa chữa, bảo trì như
hệ thống thang máy nhiều
lỗi, hệ thống PCCC xuống
cấp, bình chữa cháy hết hạn
kiểm định…
Ban quản trị cho biết trách
nhiệm thuộc về chủ đầu tư
là Công ty CP TV-TM-DV
Địa ốc Hoàng Quân và đơn
vị vận hành. Hiện chủ đầu
tư vẫn chưa bàn giao đầy đủ
kinh phí bảo trì cho ban quản
trị và người mua chưa được
cấp sổ hồng căn hộ.
Tại chung cư Napoleon
Castle I, đoàn giám sát nhận
được phản ánh về việc cư
dân chưa được cấp sổ hồng,
hệ thống thang máy liên tục
gặp sự cố, nhiều hạng mục
chưa hoàn thiện. Chưa kể,
chủ đầu tư là Công ty TNHH
Cat Tiger Khareal bị cư dân
phản ánh chậm bàn giao phí
bảo trì chung cư. Sau khi báo
Pháp Luật TP.HCM
phản ánh,
đến nay chủ đầu tư mới bàn
giao 500 triệu đồng/hơn 16 tỉ
đồng kinh phí bảo trì chung
cư cho ban quản trị.
Còn tại chung cư Scenia
Bay Residence do Công ty
CP Nha Trang Bay làm chủ
đầu tư, ban quản trị liên tục
phản ánh việc chủ đầu tư tự
ý cắt nước, chưa bàn giao
kinh phí bảo trì, không làm
sổ hồng cho cư dân…
Trong đợt giám sát này,
đoàn giám sát của HĐND
tỉnh Khánh Hòa ghi nhận
phản ánh việc xuống cấp
nghiêm trọng tại chung cư
Nguyễn Thái Học (chung cư
A và B chợ Đầm), phường
Vạn Thạnh. Hai tòa nhà này
được xây dựng từ trước năm
1975, đến nay đã xuống cấp
nghiêm trọng, hơn 260 hộ
dân luôn phải sống trong
XUÂNHOÁT
Đ
oàn giám sát HĐND
tỉnh Khánh Hòa vừa
kết thúc đợt giám sát
chuyên đề tình hình chấp
hành pháp luật trong quản
lý, sử dụng, vận hành dự án
nhà chung cư và căn hộ cao
cấp trên địa bàn tỉnh.
Theo đó, đoàn giám sát
HĐND tỉnh Khánh Hòa đã
kiểm tra các chung cư như
Napoleon Castle I đường
Nguyễn Đình Chiểu, phường
Vĩnh Phước; chung cư xã hội
HQS thuộc khu đô thị mới
Lê Hồng Phong I, phường
Phước Hải; chung cư HQC
Nha Trang, phường Vĩnh
Hòa; chung cưMường Thanh
Grand, phường Vĩnh Hòa...
Nhiều tồn tại
ở các chung cư
Theo bà Phạm Thị Xuân
Trong đợt giám sát hàng loạt
chung cư, nhà ở xã hội ởNha
Trang, đoàn công tác ghi nhận
nhiều vấn đề bất cập.
Giám sát nhiều chung cư,
nhà ở xã hội ở Nha Trang
Trong kỳ họp HĐND vào tháng 12-2023, lãnh đạo UBND
tỉnh Khánh Hòa cho biết sẽ chỉ đạo đơn vị chức năng giải
quyết dứt điểm các tranh chấp về phí bảo trì nhà chung cư
đểbảođảmnguồn kinhphí bảo trì, bảodưỡng các hệ thống,
thiết bị PCCC. UBNDTP Nha Trang cũng có văn bản yêu cầu
lãnh đạo phường, xã trên địa bàn làm việc với các chủ đầu
tư, cư dân và cơ quan liên quan để kiện toàn, thành lập ban
quản trị hoạt động thực sự hiệu quả theo quy định. Trường
hợp vượt thẩm quyền thì báo cáo, thammưu để kiến nghị
lên UBND tỉnh xử lý.
UBND tỉnh Khánh
Hòa sẽ chỉ đạo các
sở, ngành liên quan
rà soát, đánh giá và
cân đối ngân sách
để có phương án cải
tạo, sửa chữa, thay
thế các hệ thống
PCCC tại các chung
cư, nhà tập thể cũ
trên địa bàn.
PCCC hiện không đảm bảo
theo quy định; hoàn thiện hồ
sơ gửi Sở TN&MT đề nghị
cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất, quyền sở hữu
nhà và tài sản gắn liền với
đất cho cư dân.
Đối với các trườnghợpkhác,
HĐND tỉnh Khánh Hòa cho
biết sau khi đánh giá toàn diện
công tác quản lý nhà nước về
chung cư, đoàn giám sát sẽ
có những kiến nghị, đề xuất
cụ thể để tháo gỡ khó khăn
cho người dân.
LãnhđạoUBNDtỉnhKhánh
Hòa cho biết trước mắt tỉnh sẽ
chỉ đạo công an tỉnh phối hợp
với Sở Tài chính rà soát, đánh
giá và cân đối ngân sách hỗ
trợ các bình chữa cháy xách
tay, mặt nạ lọc khói, khí độc
và thang dây cho các chung
cư, nhà tập thể cũ có hệ thống
PCCCkhông bảo đảm trên địa
bàn. Về lâu dài, UBND tỉnh
Khánh Hòa sẽ chỉ đạo các sở,
ngành liên quan rà soát, đánh
giá và cân đối ngân sách để có
phương án cải tạo, sửa chữa,
thay thế các hệ thống PCCC
tại các chung cư, nhà tập thể
cũ trên địa bàn.•
Chung cưNapoleon Castle I Nha Trang nhận nhiều khiếu nại của cư dân thời gian qua. Ảnh: XH
4giải phápkhơi thôngnguồnvốnbất động sản
Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) vừa đưa ra
các giải pháp để khơi thông nguồn vốn bất động sản trong
thời gian tới.
Theo đó, VARS nêu ra bốn giải pháp. Thứ nhất, cơ
quan quản lý nhà nước cần quyết liệt tập trung tháo gỡ
nút thắt pháp lý, sớm ban hành các văn bản quy định chi
tiết hướng dẫn thi hành Luật Đất đai 2025 để tháo gỡ
điểm nghẽn pháp lý cho các dự án đang ách tắc tái khởi
động, tạo cơ sở để cơ quan quản lý địa phương phê duyệt
dự án mới.
Đặc biệt tháo gỡ cho phân khúc đang có nhu cầu rất lớn
là nhà ở xã hội, nhà ở vừa túi tiền, từ đó thúc đẩy thanh
khoản, giúp các doanh nghiệp (DN) có nguồn thu để trả
nợ, cân đối tài chính và để dòng tiền luân chuyển dựa trên
đáp ứng nhu cầu thực của thị trường.
Thứ hai, nghiên cứu gói tín dụng ưu đãi dành riêng
cho phân khúc nhà ở bình dân với mục tiêu chính là
khuyến khích chủ đầu tư tham gia phát triển và tăng sức
mua cho các hộ gia đình có thu nhập trung bình hoặc cận
trung bình.
Thứ ba, cơ quan quản lý nhà nước cần nghiên cứu cơ
chế để cải thiện minh bạch thông tin và đẩy mạnh phát
hành trái phiếu DN trở lại. Đặc biệt là đẩy mạnh hoạt
động xếp hạng tín nhiệm trên cơ sở kiểm soát năng lực
của các tổ chức xếp hạng để đảm bảo xếp hạng tín nhiệm
phù hợp, phản ánh đúng nhất rủi ro của DN trong điều
kiện kinh tế nhất định.
Thứ tư, ngoài các nguồn tài chính quen thuộc (tín dụng
ngân hàng và trái phiếu doanh nghiệp) cần có các cơ chế,
chính sách để hình thành, phát triển, đảm bảo vận hành
hiệu quả các nguồn vốn từ các sản phẩm tài chính khác
(quỹ đầu tư bất động sản - REIT, Quỹ tiết kiệm nhà ở,
chứng khoán hóa bất động sản...) hay kênh khác như đầu
tư trực tiếp, gián tiếp nước ngoài...
Ngoài ra, bối cảnh thị trường bất động sản có dấu hiệu
phục hồi và khởi sắc hiện nay là cơ hội tốt cho REIT phát
triển. Đây sẽ là nguồn vốn ổn định, đáp ứng được yêu cầu
về quy mô vốn lớn cho phát triển dự án của DN bất động
sản. Việc đầu tư thông qua REIT có thể giúp khoản đầu tư
của các cá nhân trở nên an toàn hơn nhờ hưởng lợi từ tầm
nhìn của các nhà quản lý chuyên nghiệp.
Theo VARS, năm 2023, tình hình phát hành trái phiếu
DN có cải thiện, tổng giá trị phát hành trái phiếu DN được
ghi nhận là 311.240 tỉ đồng. Trong đó, trái phiếu DN liên
quan đến lĩnh vực bất động sản là 73.200 tỉ đồng, chiếm
23,5% tổng giá trị, tăng 40,8% so với năm 2022. Tuy
nhiên, con số này vẫn chỉ bằng khoảng 1/3 tổng giá trị trái
phiếu DN bất động sản phát hành năm 2021.
KIÊN CƯỜNG
Thị trường bất động sản bắt đầu có dấu hiệu phục hồi.
Ảnhminh họa: Q.HUY
1,2,3,4,5,6,7,8,9 11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook