12
Đời sống xã hội -
ThứSáu 8-3-2024
NGUYỄNDO
V
ới những đóng góp trong
công tác bảo tồn, phục
hồi di tíchHuế, ngày 7-3,
bàAndrea Teufel, Trưởng đại
diện Hội Bảo tồn di sản văn
hóa Đức, được UBND Thừa
Thiên-Huế vinh danh, tặng
danh hiệu “Công dân danh dự
tỉnh”. Đây cũng là thời điểm
ghi dấu cột mốc 20 năm gắn
bó với di sản Huế của người
phụ nữ này.
Hồi sinh những
bức tranh
Bà Andrea Teufel sinh ra
và lớn lên ở TP Potsdam,
CHLBĐức, nơi nổi tiếng với
các công trình kiến trúc như
Sanssouci - cung điện mùa
hè của Friedrich Đại đế II,
vua nước Phổ, tòa thị chính,
bảo tàng…
Vào năm2003, Đại sứ quán
Đức tại Việt Nam tài trợ dự án
bảo tồn, phục hồi tranh tường
ở Khải Tường lâu, cung An
Định. Bà Andrea Teufel, lúc
bấy giờ là một thạc sĩ phục
chế (trưởng đại diện Hội Bảo
tồn di sản văn hóa Đức) cùng
với cộng sự đã xung phong
đến Huế để khôi phục lại
những bức tranh có chất liệu
và phong cách phương Tây
đã bị bong tróc, hoen ố do tác
động của thời gian.
“Huế là một TP tuyệt vời.
Nơi đây là ví dụ điển hình
về sự giao thoa giữa bảo tồn
di sản văn hóa và phát triển
bền vững. Việc này đòi hỏi
phải có kiến thức, chiến lược
rõ ràng, có năng lực và quyết
tâmmới triển khai được. Huế
có đầy đủ những yếu tố trên,
do đó tôi rất vinh dự khi được
góp phần vào lĩnh vực này
tại địa phương” - bà Andrea
Teufel nói.
Bắt đầu từ việc gửi những
mẩu sơn dầu đầu tiên về phòng
thí nghiệm ở Đức để phân
tích và tiến hành phục hồi,
phong Bửu Thành môn, lăng
Tự Đức; phục hồi ngoại thất
Tối Linh Từ và dự án bảo tồn,
phục hồi trang trí nội thất Tả
Vu, Đại nội Huế” - ông Trung
cho hay.
Thay đổi nhận thức
về bảo tồn di sản
Trong khi thực hiện các dự
án, bà Andrea Teufel đã kết
hợp đào tạo đội ngũ về trùng
tu di sản Huế. Đồng thời, bà
Andrea Teufel đã truyền tâm
huyết, kiến thức về di sản cho
trẻ em, học sinh, sinh viên
trong những buổi giáo dục
di sản tại Huế.
“Các khóa học cho trẻ em,
học sinh, sinh viên, đặc biệt
là cho sinh viên nghệ thuật và
kiến trúc thì chúng tôi giảng
dạy rất sâu, giúp họ cảm nhận
được cái nghệ thuật trong
bảo tồn di sản để phục vụ
du khách mà còn là để trùng
tu, gìn giữ những gì của lịch
sử, của cha ông để lại” - bà
Andrea Teufel nói.
BàAndrea Teufel cho rằng
tất cả ý tưởng, thiết kế sẽ chỉ
dừng lại ở lý thuyết nếu không
có đội ngũ, những con người
luôn làm việc hết sức nỗ lực
để áp dụng vào thực tiễn, đặc
biệt là dưới điều kiện thời tiết
rất khắc nghiệt.
“Đóng góp lớn nhất của
bà Andrea Teufel là thay
đổi nhận thức trong bảo tồn
di sản. Nhận thức ở đây là
sự nâng niu, trân quý, gìn
giữ và đi đến tận cùng vấn
đề trong công cuộc bảo tồn
di sản” - ông Trung nói và
nhận định: “Trong suốt thời
gian dài công tác ở Huế, bà
Andrea Teufel xem Huế như
là quê hương thứ hai. Còn
về phía anh chị em công tác
tại trung tâm, ngoài vai trò
là đối tác của trung tâm, họ
còn xem bà như người thân
trong gia đình”.•
Người phụ nữ Đức 20 năm
hồi sinh di sản Huế
Trongmột
dịp đếnHuế,
bà Andrea
Teufel đã yêu
mến và chọn
ở lại góp sức
cho vùng
đất này.
Đã có 70 thợ kép, thợ nề
truyền thống được bà Andrea
Teufel đào tạo, góp phần xây
dựng nguồn nhân lực thực
hiện công tác bảo tồn, trùng
tu di tích ở Huế. Những người
họa sĩ được bà đào tạo, sau
này trưởng thành, họ sẽ trở lại
góp phần vào công cuộc tái
tạo di sản.
Ông
NGUYỄN PHƯỚC HẢI TRUNG
,
Phó Giám đốc Trung tâm Bảo tồn
di tích cố đô Huế
Tiêu điểm
Ngoài bàAndreaTeufel, dịpnàyThừaThiên-
Huế cũng trao danh hiệu“Công dân danh dự”
cho bà KazuyoWatanabe, Chủ tịch Liên đoàn
Chăm sóc trẻ em châu Á - Nhật Bản.
Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Văn
Phương,ChủtịchUBNDtỉnh,cảmơnbàKazuyo
Watanabe vì những đóng góp trong công
tác giúp đỡ, điều trị cho trẻ em bị bệnh ung
thư và bà Andrea Teufel trong công tác bảo
tồn, phục hồi di sản tại tỉnh Thừa Thiên-Huế.
ÔngPhương chobiết tâmhuyết, cốnghiến
và chia sẻ là những điều mà mỗi người nước
ngoài đang sinh sống và làm việc tại tỉnh
Thừa Thiên-Huế luôn mong muốn thực hiện
để góp phần vào sự phát triển của tỉnh, qua
đó tạo nênmộtmôi trường sống tốt đẹphơn.
Bằng việc chung tay xây dựng cộng đồng,
người nước ngoài đang sinh sống và làmviệc
tạiThừaThiên-Huế không chỉ mang lại những
cải thiện về mặt vật chất, mà còn tạo ra tinh
thần đoàn kết, hợp tác và sự hiểu biết đa văn
hóa giữa các quốc gia. Điềunày gópphần làm
cho Thừa Thiên-Huế ngày càng phát triển và
thu hút sự quan tâm từ cộng đồng quốc tế.
Bà Andrea Teufel thamgia các hoạt động về bảo tồn di tích ởHuế. Ảnh: NGUYỄNDO
trong suốt sáu năm làm việc
không ngừng nghỉ, bàAndrea
Teufel cùng các học viên của
mình đã hồi sinh vẻ đẹp vốn
có cho những bức bích họa
trong cung An Định.
Ông Hoàng Việt Trung,
Giám đốc Trung tâmBảo tồn
di tích cố đô Huế, cho biết bà
Andrea Teufel có nhiều đóng
góp trong việc trùng tu bảo
tồn di tích cố đô Huế trong
suốt 20 năm qua.
“Cụ thể, mới đây dự án điện
Kiến Trung vừa được trùng
tu thì bà Andrea Teufel cũng
đã góp phần trong việc phục
dựng lại những bức tranh ở
điện này.
“Đóng góp lớn nhất
của bà Andrea
Teufel là thay đổi
nhận thức trong
bảo tồn di sản.”
Ông
Hoàng Việt Trung
Ngoài dự án ở hai điện
Phụng Tiên, Kiến Trung, bà
còn phục hồi tranh tường ở
Khải Tường lâu, cung An
Định; phục hồi cổng, bình
TP.HCM:KhaimạcLễ hội áodài lần thứ10
Tối 7-3, chương trình Lễ hội áo dài TP.HCM lần thứ
10 năm 2024 với chủ đề “Tôi yêu áo dài Việt Nam” đã
chính thức khai mạc tại Công viên tượng đài Chủ tịch Hồ
Chí Minh và đường Nguyễn Huệ. Lễ hội diễn ra với hai
chương gồm “Áo dài - Tâm hồn Việt, văn hóa Việt” và
“Áo dài ra thế giới” biểu diễn trên 800 bộ áo dài. Theo
ban tổ chức, lễ hội có sự góp mặt của 20 đại sứ hình
ảnh và 30 nhà thiết kế áo dài nổi tiếng đến từ nhiều địa
phương trên cả nước.
Đây là chương trình do Sở Du lịch TP.HCM phối hợp
với Hội Liên hiệp Phụ nữ tổ chức.
Ông Lê Trương Hiền Hòa, Phó Giám đốc Sở Du lịch
TP.HCM, cho biết Lễ hội áo dài TP.HCM không chỉ là
một hoạt động văn hóa - du lịch thường niên của ngành
du lịch mà còn được định hướng là sản phẩm du lịch văn
hóa đặc trưng. Qua chín lần tổ chức, lễ hội nhận được
sự hưởng ứng tích cực của người dân TP, du khách trong
nước và quốc tế góp phần tôn vinh vẻ đẹp của chiếc áo dài
Việt Nam, bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống của
dân tộc.
“Lễ hội tiếp tục lan tỏa và góp phần đưa áo dài trở thành
trang phục quen thuộc của người dân TP từ sinh hoạt đời
thường, nét đẹp tại công sở đến các sự kiện trọng đại.
Hình ảnh văn hóa, du lịch TP nói chung và du lịch Việt
Nam nói riêng được truyền tải đến người dân trong nước
và khách du lịch quốc tế góp phần kích cầu du lịch và hỗ
trợ doanh nghiệp trong lĩnh vực liên quan” - ông Hòa nói.
Nhằm thu hút du khách đến TP, Sở Du lịch còn triển
khai xây dựng chương trình kích cầu giảm giá vé các
chương trình biểu diễn nghệ thuật. Nhân kỷ niệm 10 năm,
sự kiện được xác lập kỷ lục Việt Nam về “Lễ hội áo dài
được tổ chức thường niên liên tục nhất Việt Nam”.
Đặc biệt, từ ngày 7 đến 17-3, ban tổ chức triển khai giải
pháp thương mại điện tử TikTok Shop miễn phí hỗ trợ các
nhà thiết kế nhằm tạo điều kiện cho các nhà thiết kế trong
việc đưa sản phẩm đến gần hơn với các bạn trẻ.
Ngoài ra, vào ngày 8-3 tại khu vực tuyến đường đi bộ
Nguyễn Huệ sẽ diễn ra chương trình đồng diễn với áo dài.
Bên cạnh đó, xuyên suốt lễ hội còn tổ chức chương trình
nghệ thuật với chủ đề “Áo dài - Sắc màu TP.HCM”, cuộc
thi “Duyên dáng áo dài TP.HCM”, cuộc thi vẽ trên áo dài,
cuộc thi áo dài online với chủ đề “Áo dài và 100 điều thú
vị của TP.HCM”, tọa đàm “Nét đẹp áo dài Việt và hội
nhập quốc tế”...
TT
Bà Andrea Teufel và bà KazuyoWatanabe nhận danh hiệu
“Công dân danh dự tỉnh Thừa Thiên-Huế”. Ảnh: NGỌCHIẾU