047-2024 - page 7

7
Pháp luật
&
cuộc sống -
Thứ Sáu 8-3-2024
Vụ“đưa conđi
chữabệnhnhận lại
hũ tro cốt”: 2bị cáo
được hưởngán treo
Ngày 7-3, TAND TP Bảo Lộc, Lâm Đồng
đã tuyên phạt bị cáo Lê Minh Quang (46 tuổi,
ngụ phường 3, TP Đà Lạt) 30 tháng tù và Cao
Thị Thu Bích (40 tuổi, ngụ phường Thống
Nhất, thị xã Buôn Hồ, Đắk Lắk) 24 tháng tù
cùng về tội xâm phạm thi thể. Cả hai bị cáo
đều được hưởng án treo.
HĐXX buộc hai bị cáo bồi thường cho gia
đình ông NHN 200 triệu đồng; ghi nhận sự
tự nguyện của hai bị cáo về việc hỗ trợ thêm
cho gia đình cháu Q 100 triệu đồng.
Tại phiên tòa, quá trình tranh luận, phía
ông N đã đưa ra những căn cứ cho rằng
HĐXX cần làm rõ các hành vi lừa đảo chiếm
đoạt tài sản và khám chữa bệnh trái phép của
bị cáo Lê Minh Quang.
Sau khi nghị án, HĐXX nhận định hành
vi phạm tội của hai bị cáo là cố ý, xâm phạm
thi thể thuộc về thế giới tâm linh của người
Việt Nam. Hành vi của hai bị cáo đã khiến
cho một bộ phận không nhỏ người dân hoang
mang, lo sợ và được dư luận đặc biệt quan
tâm…
Nội dung vụ án theo xác định của tòa:
Ngày 3-3-2022, gia đình ông N đưa con trai
là cháu Q (sinh năm 2019) từ TP Huế vào
phường Lộc Tiến, TP Bảo Lộc (Lâm Đồng)
giao cho Quang chăm sóc, chữa bệnh chậm
phát triển trí tuệ (tự kỷ).
Sau khi nhận cháu Q được 2-3 ngày, thấy
cháu có biểu hiện ho, nóng sốt nên Quang đã
test COVID-19 cho cháu. Kết quả cho thấy
cháu Q dương tính nên Quang nói Bích đi
mua thuốc điều trị COVID-19 về cho cháu
uống.
Ngày 5-3-2022, Quang gửi ảnh chụp que
test COVID-19 của cháu Q qua Zalo cho ông
N, rồi gọi điện thoại báo cho ông biết. Ngày
8-3-2022, khi test cho cháu Q thấy âm tính
với COVID-19, Quang tiếp tục thông báo
cho gia đình ông N.
Đến ngày 23-3-2022, thấy cháu Q bị ho,
sốt lại nhưng nghĩ cháu vừa bị COVID-19
nên Quang không test cho cháu Q nữa và
cũng không báo cho ông N về tình hình sức
khỏe của cháu.
Đến khoảng 2 giờ sáng 25-3-2022, Quang
thấy cháu Q có biểu hiện ngày càng lịm dần
nên gọi Bích chở cháu đi bệnh viện. Trên
đường tới bệnh viện, Quang phát hiện cháu
Q đã tử vong nên cùng Bích quay xe lại nhà
thuê ở phường Lộc Tiến.
Sau khi cháu Q tử vong, Quang không
thông báo cho ông N biết, không hỏi ông N
hướng giải quyết; không thông báo cho chính
quyền địa phương và cơ quan y tế việc cháu
Q tử vong vì COVID-19 để có hướng xử lý
phù hợp theo quy định trong phòng, chống
dịch bệnh. Cả hai đã tự ý di chuyển thi thể
và thiêu thi thể cháu Q tại vườn của Quang
ở thôn 12, xã Hòa Phú, TP Buôn Ma Thuột,
Đắk Lắk.
VÕ TÙNG - NGUYỄN DO
Hai bị cáo tại phiên tòa ngày 7-3. Ảnh: VÕTÙNG
Ngày thứ3 xử vụVạn ThịnhPhát:
Tất cảbị cáođềunhận tội
Cựu tổng giámđốc SCBVõ TấnHoàng Văn khai “vì rất tin tưởng vào
tài năng của bà Lan có thể vực dậy SCB nên đã phê duyệt các khoản vay”.
Bị cáo TrươngHuệ Vân và Võ TấnHoàng Văn tại tòa ngày 7-3. Ảnh: HOÀNGGIANG - SỞ TT&TT
HĐXX tạo điều kiện tối đa cho bị cáo khắc phục hậu quả
HĐXX cho biết nhận được đơn của luật sư của vợ chồng bị cáoTrươngMỹ Lan, Chu Lập
Cơ với nội dunghai bị cáođangbị tạmgiamvà hiện tại cómột số cá nhângiữ tài sản của họ.
Hai bị cáo có nguyện vọng để con và cháu của bị cáo thay mặt đi thu hồi tài sản để
khắc phục hậu quả của vụ án.
HĐXX cho biết trong đơn, hai bị cáo chỉ nói chung chung; cần ghi rõ ra những ai đang
thiếu, thiếu bao nhiêu và địa chỉ cụ thể để HĐXX giúp bị cáo thu hồi.
HĐXX cũng cho biết luôn tạo điều kiện tối đa cho các bị cáo khắc phục hậu quả.
Trả lời HĐXX, Trương
Khánh Hoàng (cựu quyền
tổng giám đốc SCB) khai
được bà Trương Mỹ Lan
trả lương 130-500 triệu
đồng/tháng; còn được cho
10 triệu cổ phần, tương đương
100 tỉ đồng theo mệnh giá.
NHÓMPHÓNGVIÊN
N
gày 7-3, ngày
xét xử thứ ba vụ
án Trương Mỹ
Lan (cựu chủ tịchTập
đoànVạnThịnh Phát)
cùng 85 bị cáo khác
về những sai phạm
xảy ra tại Tập đoàn
VạnThịnhPhát, Ngân
hàng TMCP Sài Gòn
(SCB) và các tổ chức
có liên quan, TAND
TP.HCM đã xét hỏi
các bị cáo thuộc nhóm
bị cáo tại SCB.
Các bị cáo này bị
đưa ra xét xử về các
tội tham ô tài sản; vi
phạm quy định về
hoạt động ngân hàng,
hoạt động khác liên
quan đến hoạt động
ngân hàng. Tất cả bị cáo bị xét hỏi đều
thừa nhận hành vi phạm tội đúng như cáo
trạng truy tố.
“Bà Trương Mỹ Lan là điểm tựa
vững chắc”
Là người được xét hỏi đầu tiên, bị cáoVõ
Tấn Hoàng Văn (cựu tổng giám đốc SCB)
thừa nhận hành vi phạm tội. Văn cho biết
năm 2013, Nguyễn Thị Thu Sương (chủ
tịch HĐQT SCB) mời bị cáo làm việc tại
SCB. Ban đầu, bị cáo làm phó chủ tịch
ủy ban chiến lược, sáu tháng sau được bổ
nhiệm phó tổng giám đốc phụ trách vận
hành ngân hàng. Lúc này tổng giám đốc
là Lê Khánh Hiền. Sau khi Lê Khánh Hiền
nghỉ việc, Văn được Trương Mỹ Lan đồng
ý cho làm tổng giám đốc SCB.
“Bị cáo nghĩ bà Lan đưa mình về là để
giúp cho SCB tái cơ cấu và vực dậy SCB.
Cạnh đó, bị cáo cũng rất tin tưởng vào tài
năng của bà có thể vực dậy ngân hàng
này. Vì có điểm tựa vững chắc và sự tin
tưởng từ bà Lan nên bị cáo đã phê duyệt
các khoản vay” - bị cáo Văn nói.
Văn cũng cho biết khi xét duyệt cho vay,
tên trên hồ sơ không liên quan gì đến Tập
đoàn Vạn Thịnh Phát, các khoản vay đều
có tài sản đảm bảo; do đó bị cáo đã đồng
ý cho vay theo quy định. Sau này, khi xâu
chuỗi, rà soát mới biết đối tượng cho vay có
liên quan đến bà Lan và Vạn Thịnh Phát.
Trước đó, trả lời HĐXX, bị cáo Trần Thị
Mỹ Dung, cựu phó tổng giám đốc SCB (bị
truy tố về tội tham ô tài sản) khai rằng mỗi
lần bà Lan cần tiền thì gặp bị cáo rồi đưa
cho bị cáo tài sản để tạo lập khoản vay, sau
đó bị cáo cho triệu tập các lãnh đạo lại để
họp và xác định các vấn đề như số tiền cho
vay, thông tin người vay, tình trạng pháp
lý của tài sản đảm bảo…
Sau khi giải ngân dòng tiền đi đâu, khả
năng thu hồi thì bị cáo Dung cũng không
quan tâm vì “tin tưởng vào bà Lan, giải
ngân cho công ty của bà Lan nên an tâm”.
Theo cáo trạng, bị cáo Dung đã lợi dụng
chức vụ, quyền hạn để giúp sức tích cực
cho Trương Mỹ Lan chiếm đoạt 200.690
tỉ đồng và gây thiệt hại cho SCB số nợ lãi
phát sinh 69.023 tỉ đồng.
Trương Huệ Vân lập
và sử dụng 52 công ty "ma"
để vay tiền
Trả lời HĐXX, bị cáo Trương Huệ Vân
(tổng giámđốc Công ty cổ phần Đầu tưTập
đoàn Vạn Thịnh Phát) thừa nhận hành vi
phạm tội. Vân trình bày là cháu ruột của bà
Trương Mỹ Lan, được bà Lan nuôi ăn học
nên tin tưởng tuyệt đối bà, gọi bà là mẹ.
Vân khai có biết bà Lan nắm giữ nhóm
cổ đông lớn của SCB, sau khi được cho
vay hơn 400 tỉ đồng đã sử dụng để góp
vốn vào các công ty.
Cáo trạng xác định từ năm 2020, theo
chỉ đạo của Trương Mỹ Lan, Vân thành
lập, sử dụng 52 công ty “ma”; phối hợp với
Trần Thị Mỹ Dung (cựu phó tổng giám đốc
SCB) và nhân viên SCB để lập hồ sơ vay
vốn trái quy định bằng chiêu lập phương
án kinh doanh khống mua bán nông sản
với Công ty CP Lavifood để tạo lập hồ
sơ vay vốn khống, rút tiền từ SCB…
Tính đến ngày 17-10-2022, 155 khoản
vay này còn dư nợ 2.800 tỉ đồng. Vân đã
giúp sức, đồng phạm với bà Lan chiếm
đoạt gần 1.100 tỉ đồng với số nợ lãi phát
sinh 25 tỉ đồng.
Trương Khánh Hoàng (cựu quyền tổng
giám đốc SCB) khai làm việc tại SCB từ
tháng 9-2019 đến ngày 15-8-2022, với các
chức vụ phó tổng giám đốc phụ trách khối
tái thẩm định; phó tổng giám đốc thường
trực phụ trách quản lý khối doanh nghiệp
và quyền tổng giám đốc SCB.
Trước đó, Hoàng làm trong lĩnh vực bất
động sản và thấy những tài sản của bà Lan
có thể vực dậy SCB, tái cơ cấu thành công
nên tin tưởng.
Theo cáo trạng, Trương Khánh Hoàng
đã giúp sức tích cực cho Trương Mỹ
Lan rút tiền của SCB, gây hậu quả thiệt
hại đặc biệt lớn. Từ ngày 10-9-2019 đến
1-12-2021, Hoàng đã ký hợp thức hóa cho
386 khoản vay để Trương Mỹ Lan chiếm
đoạt hơn 182.842 tỉ đồng và gây thiệt hại
cho SCB hơn 65.004 tỉ đồng.
Quá trình làm việc, bị cáo Hoàng được
bà Lan trảmức lương rất cao (130-500 triệu
đồng/tháng); Hoàng còn được TrươngMỹ
Lan cho 10 triệu cổ phần, tương đương
100 tỉ đồng theo mệnh giá...•
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook