047-2024 - page 6

6
Pháp luật
&
cuộc sống -
Thứ Sáu8-3-2024
“Tăng cường kiểm soát
để không làm phát sinh
quy trình, thủ tục, “giấy
phép con” trái quy định;
chú trọng tổ chức đối
thoại với doanh nghiệp,
người dân, kịp thời tháo
gỡ khó khăn, vướng mắc
trong quá trình tổ chức
thi hành pháp luật...”
Phó Chủ tịch Quốc hội
Nguyễn Khắc Định
Ngăn chặn
lợi íchnhóm,
lợi ích cục bộ
trong thi hành
pháp luật
PhóChủ tịchQuốc hội NguyễnKhắcĐịnh
yêu cầu tăng cường kiểmtra, thanh tra,
ngăn chặn kịp thời và kiên quyết xử lý các
hành vi tiêu cực, lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ
trong thi hành pháp luật.
CHÂNLUẬN
S
áng 7-3, Ủy ban Thường vụ
Quốc hội (QH) tổ chức Hội
nghị toàn quốc lần thứ hai
triển khai luật, nghị quyết của kỳ
họp thứ sáu và kỳ họp bất thường
lần thứ năm, QH khóa XV. Hội
nghị kết nối trực tuyến tới 63 điểm
cầu tại các tỉnh, TP trong cả nước.
Phổ biến pháp luật đến
người dân, doanh nghiệp
Theo Phó Chủ tịch thường trực
QH Trần Thanh Mẫn, hội nghị lần
này là để Chính phủ, các bộ, ngành,
địa phương và các cơ quan, tổ chức
hữu quan triển khai thực hiện và
các cơ quan của QH, đoàn đại biểu
QH, đại biểu QH, cử tri và nhân dân
giám sát, theo dõi, đánh giá việc
thực hiện luật, nghị quyết.
Đồng thời, tiếp tục thực hiện yêu
cầu “gắn kết chặt chẽ giữa xây dựng
pháp luật với tổ chức thi hành pháp
luật, đảm bảo pháp luật được thực
hiện công bằng, nghiêmminh, nhất
quán, kịp thời, hiệu lực, hiệu quả”
theo tinh thần Nghị quyết 27 của
Trung ương khóa XIII về tiếp tục
xây dựng và hoàn thiện Nhà nước
pháp quyền XHCNViệt Nam cũng
như thực hiện chức năng giám sát
Ngày 7-3, nguồn tin của
Pháp Luật TP.HCM
cho biết bà
Nguyễn Phương Hằng đã có đơn xin xét xử vắng mặt tại
phiên tòa phúc thẩm vụ lợi dụng các quyền tự do dân chủ
xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của
tổ chức, cá nhân.
Theo dự kiến, TAND Cấp cao tại TP.HCM sẽ xét xử phúc
thẩm vụ án này vào ngày 11-3. Dù không kháng cáo bản án
sơ thẩm, bà Hằng vẫn được triệu tập đến tòa.
Trước đó, xử sơ thẩm vào ngày 21-9-2023, TAND
TP.HCM đã tuyên phạt bị cáo Nguyễn Phương Hằng ba năm
tù về tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích
của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân
(theo Điều 331 BLHS).
Cùng tội danh trên, bị cáo Đặng Anh Quân bị tuyên phạt
30 tháng tù; các bị cáo Nguyễn Thị Mai Nhi, Lê Thị Thu Hà,
Huỳnh Công Tân cùng bị phạt 18 tháng tù.
Sau khi có bản án sơ thẩm, các bị cáo Quân, Tân, Nhi, Hà
có kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt vì cho rằng mức án mà
TAND TP.HCM đã tuyên đối với các bị cáo là quá nặng.
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án là bà
Đặng Thị Hàn Ni và bà Đinh Thị Lan cũng có kháng cáo.
Riêng bị cáo Nguyễn Phương Hằng không kháng cáo và
chấp nhận mức án sơ thẩm mà TAND TP.HCM đã tuyên.
Cũng theo nguồn tin trên, bà Hằng đã chấp hành bản án ba
năm tù tại một trại giam thuộc tỉnh Bình Dương. Bà Hằng bị
bắt tạm giam từ ngày 24-3-2022.
Theo hồ sơ, trong khoảng thời gian liên tục từ tháng
3-2021, bị cáo Nguyễn Phương Hằng thông qua các tài
khoản mạng xã hội đã phát sóng trực tiếp (livestream) để đưa
lên những thông tin chưa được kiểm chứng, những thông tin
bịa đặt xâm phạm bí mật đời tư, xúc phạm uy tín, danh dự
của 10 cá nhân. Trong đó có ông Võ Nguyễn Hoài Linh, bà
Đặng Thị Hàn Ni, bà Trần Thị Thủy Tiên, ông Nguyễn Đức
Hiển (nhà báo)...
Các bị cáo phạm tội với lỗi cố ý trực tiếp, bị cáo Hằng có
vai trò chủ mưu. Các bị cáo Nhi, Hà, Tân giúp sức với vai
trò hạn chế. Bị cáo Quân tham gia bình luận trong 11 buổi
livestream, đã cổ vũ, tiếp thêm ý chí cho bị cáo Hằng nên là
đồng phạm giúp sức.
MINH CHUNG
BàNguyễnPhươngHằng xinvắngmặt tại phiên tòaphúc thẩm
Phó
Chủ tịch
Quốc hội
Nguyễn
Khắc
Định.
Ảnh: QH
Đẩy mạnh truyền thông trong xây dựng,
thi hành pháp luật
Kết luận, Chủ tịchQHVươngĐìnhHuệ nhấnmạnh những kết quả đã đạt
được từ hai hội nghị triển khai thi hành luật, nghị quyết của QH được tổ
chức gần đây. Đặc biệt, ông nhấn mạnh đến việc đẩy mạnh truyền thông,
thông tin kịp thời đến cử tri, nhân dân về kết quả của các kỳ họp và về
luật, nghị quyết được QH thông qua.
Theo Chủ tịch QH, có một hiện tượng khá mới là sự tham gia của mạng
xã hội trong công tác thông tin, tuyên truyền về các dự án luật, nhất là dự
án Luật Đất đai. “Tôi theo dõi thấy mừng lắm, có những TikToker, Blogger
phân tích khoản 4 của Luật Đất đai tức là định nghĩa thế nào là người Việt
Nam ở nước ngoài, người nước ngoài gốc Việt Nam... Một buổi lên sóng
như vậy thu hút hàng trăm ngàn lượt người xem” - ông Huệ nói.
của QH đối với công tác tổ chức
thi hành pháp luật. 
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang
nhấn mạnh việc triển khai, thi hành
luật, nghị quyết của QH nói chung
đã được Chính phủ lên kế hoạch.
Các địa phương cũng đã và đang
nghiên cứu để ban hành văn bản
riêng chỉ đạo, hướng dẫn, xây dựng
kế hoạch triển khai các luật, nghị
quyết, trong đó dự kiến phân công
trách nhiệm cụ thể cho các sở, ban
ngành hữu quan để triển khai thực
hiện sâu rộng đến nhân dân tại cơ sở. 
Việc phổ biến các luật, nghị quyết
mới được ban hành đã được thực hiện
theo hướng lồng ghép nội dung chỉ
đạo, hướng dẫn phổ biến luật, nghị
quyết mới trong kế hoạch công tác
phổ biến, giáo dục pháp luật năm
2024… đến tận người dân, doanh
nghiệp bằng cả văn bản lẫn thông
qua các ứng dụng trên mạng xã hội.
Phó Thủ tướng cho hay đã có một
số lượng lớn tin, bài đăng tải thông
tin liên quan đến các luật và nghị
quyết mới được thông qua tại kỳ
họp thứ sáu và kỳ họp bất thường
lần thứ năm, QH khóa XV.
Phó Thủ tướng cũng chia sẻ khó
khăn, vướng mắc trong triển khai,
thi hành luật, nghị quyết nằm ở một
số khía cạnh. Chẳng hạn như nội
dung quy định chi tiết lớn, nhiều
vấn đề phức tạp được giao cho
Chính phủ quy định thì soạn thảo
cũng không đơn giản. Đồng thời,
nguồn lực cho công tác thi hành
pháp luật còn nhiều hạn chế, kể cả
nhân lực và kinh phí.
Tuy vậy, Phó Thủ tướng cho rằng
Chính phủ sẽ tập trung thực hiện
các nhiệm vụ được giao theo hướng
nâng cao hơn nữa chất lượng công
tác thi hành, triển khai pháp luật.
Không để phát sinh
giấy phép con
Phó Chủ tịch QH Nguyễn Khắc
Định khái quát nhiệm vụ, yêu cầu
thực thi các luật, nghị quyết của
QH, cho rằng cần thực hiện đồng
bộ các giải pháp nâng cao hiệu lực,
hiệu quả trong công tác thi hành
pháp luật. Bên cạnh đó, siết chặt kỷ
luật, kỷ cương, đề cao trách nhiệm
của người đứng đầu, trách nhiệm
và tính chủ động, tích cực của đội
ngũ công chức, gắn với tăng cường
kiểm tra, thanh tra nhằm phòng
ngừa, phát hiện, ngăn chặn kịp
thời và kiên quyết xử lý nghiêm
các hành vi tiêu cực, lợi ích nhóm,
lợi ích cục bộ trong thi hành pháp
luật. Khắc phục kịp thời, hiệu quả
tình trạng đùn đẩy, né tránh, thiếu
trách nhiệm trong một bộ phận cán
bộ, công chức.
“Tăng cường kiểm soát để không
làmphát sinh quy trình, thủ tục, giấy
phép con trái quy định. Chú trọng
tổ chức đối thoại với doanh nghiệp,
người dân, kịp thời tháo gỡ khó
khăn, vướng mắc phát sinh trong
quá trình tổ chức thi hành pháp luật.
Kịp thời khen thưởng, biểu dương
những nơi làm tốt, kiểm điểm, phê
bình những cơ quan, đơn vị không
hoàn thành nhiệm vụ được giao
và có biện pháp chấn chỉnh” - ông
Định nói.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật
Hoàng Thanh Tùng tham luận về
Luật Nhà ở nói luật có nhiều nôi
dung mới, quan trong vê cải cách
thủ tục hành chính trong lĩnh vực
nhà ở, tạo thuận lợi cho người dân
và doanh nghiệp, giảm chi phí tuân
thủ pháp luật. Luật bổ sung nhiều
cơ chế ưu đãi cụ thể, đơn gian hoa
trình tự, thủ tục đầu tư dự án phát
triển nhà ở nhăm huy đông nguôn
lưc xa hôi, khuyến khích doanh
nghiệp tham gia phát triển nhà ở.
Trong đó, trọng tâm là cac dự án
cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư,
xây dựng nhà ở xã hội cho công nhân,
ngươi co thu nhâp thâp. Đồng thời,
bổ sung, hoàn thiện nhiều quy định
nhằmkhắc phục các nguyênnhândân
đên tranh chấp, khiếu kiện vê nha ơ,
nâng cao chất lượng, hiệu quả quản
lý, sử dụng nhà chung cư...
Theo ông Tùng, để đáp ứng được
yêu cầu từ Luật Nhà ở, Chính phủ
nên chỉ đạo sớm ban hành các văn
bản quy định chi tiết thi hành Luật
Nhà ở đảm bảo tiến độ, chất lượng,
đồng bộ với các luật có liên quanmới
đượcQH thông qua nhưLuật Đất đai,
Luật Kinh doanh bất động sản, Luật
Các tổ chức tín dụng.
Ở góc độ này, ông ĐậuAnh Tuấn,
Phó Tổng thư ký Liên đoàn Thương
mạivàCôngnghiệpViệtNam(VCCI),
cho rằng cần đảmbảo sự thống nhất,
nhất quán giữa các luật với các nghị
địnhcủaChínhphủvà thông tưhướng
dẫn của các bộ, ngành. Đồng thời, cần
kịp thời rà soát tổng hợp những bất
cập, khó khăn, những vướng mắc từ
thực tiễn phát sinh để làm cơ sở cho
việc xây dựng và thi hành pháp luật.•
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook