047-2024 - page 3

3
Thời sự -
ThứSáu8-3-2024
“Chuyểnđổi số là yêu cầu sống cònvới báo chí”
Chiều 7-3, Thành ủy TP.HCM tổ chức họp mặt lãnh đạo,
PV, biên tập viên tiêu biểu cơ quan báo chí, xuất bản đầu
năm Giáp Thìn 2024.
Chia sẻ ý kiến tại buổi gặp mặt, lãnh đạo cùng các PV
đang công tác tại nhiều cơ quan báo chí mong lãnh đạo TP
tiếp tục đồng hành, hỗ trợ về mặt thông tin chính thống cho
báo chí, cởi mở hơn trong việc cung cấp thông tin.
Phát biểu tại buổi họp mặt, Phó Bí thư thường trực Thành
ủy TP.HCM Nguyễn Hồ Hải chia sẻ năm 2023, TP.HCM
đã vượt qua nhiều thử thách, đẩy mạnh phục hồi, phát triển
kinh tế - xã hội. Để có những thành quả chung đó, sự đóng
góp của báo chí là hết sức to lớn và có ý nghĩa.
“Báo chí đã thể hiện rõ tính phản biện, dũng cảm, sáng
tạo, xông vào những nơi khó khăn, phản ánh những vấn
đề gai góc của cuộc sống, nhất là công tác xây dựng, chỉnh
đốn Đảng, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Cạnh đó là
phản ánh và kiến nghị những vấn đề khó khăn, bức xúc của
người dân và doanh nghiệp” - ông Hải đánh giá.
Phó Bí thư thường trực Nguyễn Hồ Hải ghi nhận và đánh
giá cao những đóng góp của báo chí cho sự nghiệp xây
dựng và phát triển TP. Đối với các đề xuất, kiến nghị của
các cơ quan báo chí, lãnh đạo TP sẽ
tiếp thu và chỉ đạo giải quyết để tháo
gỡ. Ông cũng đồng thời gợi mở một số
nội dung để các cơ quan báo chí, xuất
bản quan tâm.
Cụ thể, báo chí cần chủ động hơn
nữa trong xây dựng chiến lược truyền
thông “đi trước đón đầu”, tăng cường
quảng bá tầm nhìn và chiến lược phát
triển TP... Giữ vững vai trò dẫn dắt,
định hướng dư luận xã hội; tăng cường
công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của
Đảng, đấu tranh phản bác các quan
điểm sai trái, thù địch.
“Báo chí phải nỗ lực thích ứng và phát triển phù hợp với
xu thế mới, trong đó việc chuyển đổi số là yêu cầu sống
còn. Từng cơ quan báo chí phải ứng dụng mạnh mẽ khoa
học công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh, khẳng định
thương hiệu, không để tụt hậu so với các nền tảng mạng xã
hội” - Phó Bí thư thường trực Thành ủy TP nhấn mạnh.
Trong việc tuyên truyền, phản biện chính sách, cần bám
sát chủ đề năm 2024 là “Tăng cường
xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống
chính trị trong sạch, vững mạnh; quyết
tâm thực hiện hiệu quả chuyển đổi số
và Nghị quyết 98 của Quốc hội”, khích
lệ mạnh mẽ tinh thần này để trở thành
một động lực của TP.
Báo chí cần mạnh dạn phản biện,
đề xuất giải pháp xây dựng đội ngũ
cán bộ, công chức, viên chức có đạo
đức, tài năng, tâm huyết cống hiến
cho TP; khuyến khích, phát huy năng
lực đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám
làm, hình thành cơ chế bảo vệ cán bộ
theo Kết luận 14 của Bộ Chính trị.
Phó Bí thư thường trực Nguyễn Hồ Hải cũng yêu cầu các
cơ quan chức năng TP cần tập trung chỉ đạo quyết liệt Đề
án sắp xếp, phát triển và quản lý báo chí TP.HCM đến năm
2025; khẩn trương xử lý các vấn đề tồn đọng sau khi sắp
xếp các cơ quan báo chí TP...
THANH TUYỀN - LÊ THOA
LÊ THOA
N
gày7-3,UBNDTP.HCM
tổ chức Hội nghị tổng
kết công tác cải cách
hành chính (CCHC) năm
2023 và triển khai nhiệm vụ
năm 2024.
Tiết kiệm 3.500 giờ
làm việc
Sau khi nghe báo cáo
kết quả, ông Nguyễn Duy
Hoàng, Phó Cục trưởng
Cục Kiểm soát thủ tục
hành chính (TTHC), Văn
phòng Chính phủ, ghi nhận
việc đẩy mạnh phân cấp
của TP.HCM cho các sở,
ngành, địa phương, giúp
tiết kiệm nhiều công sức,
thời gian cho người dân và
doanh nghiệp (DN).
Theo ông Hoàng, Nghị
định 61/2018 về thực hiện
cơ chế một cửa, một cửa
liên thông trong giải quyết
TTHC yêu cầu các đ ị a
phương thành lập trung tâm
hành chính công cấp tỉnh.
Mục đích là nhằm giúp lãnh
đạo tỉnh, thành kiểm soát
được quá trình giải quyết
TTHC cho người dân, DN
nhưng TP.HCM không tổ
chức được vì địa bàn rộng.
Tuy nhiên, TP đã nỗ lực
hình thành hệ thống thông
tin giải quyết TTHC để vừa
giúp lãnh đạo TP theo dõi
được quá trình giải quyết
thủ tục, vừa bảo vệ được
cán bộ, công chức. “Trước
đây thủ tục chậm, đa phần
là công chức phải chịu trách
nhiệm. Tuy nhiên, với hệ
thống thông tin này, quy
Cải cách để nhận sự
hài lòng của người dân
Phát biểu kết luận hội nghị,
Chủ tịch UBND TP.HCM
Phan Văn Mãi nhìn nhận
công tác CCHC của TP.HCM
không có điểm kết thúc mà
luôn được tiếp tục cải tiến
và thúc đẩy bởi yêu cầu của
người dân, DN và yêu cầu
phát triển của TP. Ông đề
nghị các đơn vị phải thi đua
với nhau thực chất, để nhận
lại phần thưởng là sự hài
lòng, khen ngợi của người
dân, DN chứ không phải để
đạt được thứ hạng.
Chủ tịch Phan Văn Mãi
chỉ đạo từng sở, ngành, địa
phương, kể cả xã, phường
phải có kế hoạch đưa tất cả
Chủ tịch TP.HCM: Cải cách hành chính
phải liên tục, không để bị tụt hậu
trình điện tử đã có hết thì sẽ
quy trách nhiệm được cho
người nào làm chậm” - ông
Hoàng nói.
Ông Hoàng cũng bày tỏ
ấn tượng với việc TP.HCM
tái cấu trúc quy trình nội bộ,
cắt giảm được gần 3.500 giờ
làm việc; cắt giảm thủ tục
được 1-2 bước với 694 quy
trình nội bộ.
TTHC lên nền tảng số, vận
hành có hiệu quả hệ thống
thông tin giải quyết TTHC
của TP, liên thông, kết nối
với quốc gia; hướng tới thủ
tục toàn trình, có điều kiện.
Để hướng đến mục tiêu
cuối năm 2025 cơ bản hoạt
TP.HCM tái cấu
trúc quy trình nội
bộ, cắt giảm được
gần 3.500 giờ làm
việc; cắt giảm thủ
tục được 1-2 bước
với 694 quy trình
nội bộ.
Theo phó cục trưởng Cục Kiểm soát thủ tục hành chính, Văn phòng Chính phủ, có tình trạng làmdịch vụ
công trực tuyến nhưng thu thêm cả hồ sơ giấy.
động hành chính TP.HCM
trên nền tảng số, ông đề
nghị các cơ quan, đơn vị
trong năm nay phải quyết
tâm đưa các TTHC lên nền
tảng số, giải quyết bằng chữ
ký số, thanh toán số, hoàn
thiện thể chế…
TP.HCM cũng đơn giản
hóa thủ tục, tái cấu trúc quy
trình nội bộ, số hóa hồ sơ,
đồng bộ dữ liệu, công khai
danh mục kết quả giải quyết
TTHC cho người dân, DN.
“Chỗ này đã làm tốt rồi
thì suy nghĩ nghiên cứu để
làm tốt hơn theo tinh thần
cải tiến” - ông nói và khẳng
định nền hành chính của
TP.HCM sẽ hướng đến một
đầu mối, “tắc chỗ nào, thông
chỗ nấy, vướng chỗ nào, gỡ
chỗ nấy chứ không chia ra
2-3 hệ thống, vừa làm giấy
vừa làm số. Về mặt pháp
lý, TP thiếu gì sẽ kiến nghị
và tinh thần là đề xuất luôn
cách làm để cơ quan Trung
ương thống nhất luôn với
TP” - ông Mãi khẳng định.
TP.HCM sẽ đẩy mạnh cải
cách chế độ công vụ, tăng
cường kỷ cương hành chính,
làm rõ trách nhiệm công
chức, viên chức, lãnh đạo
cơ quan, gắn với đánh giá,
nâng cao hiệu quả công tác
phối hợp của sở, ngành, địa
phương. Tăng cường kiểm
tra, thanh tra nội bộ, ngành,
thậm chí thanh tra, kiểm tra
cấp TP.
“Văn bản thông suốt, công
việc có thông suốt hay không
là nằm ở sự phối hợp giữa
sở, ngành để giải quyết hồ
sơ, thủ tục cho người dân và
DN” - ông Mãi nhấn mạnh.•
Phó Bí thư thường trực Thành ủy TP.HCM
NguyễnHồHải chia sẻ tại buổi gặpmặt.
Ảnh: THANHTHÙY
Họ đã nói
Có tình trạng tiếp nhận hồ
sơ trực tuyến nhưng khi nhận
kết quả về thì cán bộ yêu cầu
người dân cho thêm bộ hồ sơ
giấy để lưu. Bởi giá trị pháp lý
của file điện tử không có, toàn
scan, chụp.Vì vậy cần rà lại quy
trình làm thủ tục dịch vụ công
trực tuyến, đảmbảo thiết thực.
Ông
NGUYỄN DUY HOÀNG
,
Phó Cục trưởng Cục Kiểm soát TTHC,
Văn phòng Chính phủ
Chủ tịchUBNDTP.HCMtrao bằng khen cho các đơn vị đạt thành tích trong việc cải cách
thủ tục hành chính. Ảnh: N.NHI
Theo báo cáo kết quả CCHC năm2023 của
UBNDTP.HCM,TPđã hoàn thành88/88nhiệm
vụ, đạt tỉ lệ 100%.
TP.HCM ban hành 65 quyết định công bố
danh mục 657 TTHC: Chuẩn hóa 140 TTHC
mới, sửa đổi 273 TTHC, thay thế 75 TTHC, bãi
bỏ 169 TTHC.
Trong năm 2023, tổng số hồ sơ các sở,
ngành, UBND cấp huyện, UBND cấp xã
nhận giải quyết trong kỳ báo cáo được tổng
hợp là gần 22,6 triệu hồ sơ; đã giải quyết
hơn 22,5 triệu hồ sơ, đang giải quyết hơn
74.700 hồ sơ.
Trong số hồ sơ đã giải quyết có hơn 22,4
triệu hồ sơ giải quyết đúng hạn (chiếm tỉ lệ
99,84%) và hơn 37.000 hồ sơ giải quyết quá
hạn (chiếm tỉ lệ 0,16%) và đã được thực hiện
thư xin lỗi (chiếm tỉ lệ 100%).
Số lượng hồ sơ được cung cấp dịch vụ
công trực tuyến mức độ toàn trình, mức độ
một phần là hơn 11,7 triệu hồ sơ, tăng so với
cùng kỳ năm 2022.
Hơn 99,8% hồ sơ được giải quyết đúng hạn
1,2 4,5,6,7,8,9,10,11,12,13,...16
Powered by FlippingBook