50
Xuân
Giáp Thìn 2024
Dương thăm ngôi chùa nổi tiếng
của xứ này - miếu bà Thiên Hậu.
Nếu du khách muốn trải nghiệm
du lịch làng nghề thì đôi bờ sông
cũng có những câu chuyện làng
nghề để tỉ tê kể chuyện. Từ thời
mở cõi, cha ông đã chọn những địa
điểm ven sông để lập nghiệp và
các làng nghề truyền thống cũng
từ đó mà hình thành. Dọc con
sông, du khách có thể trải nghiệm
đan lát ở làng nghề Thái Mỹ, làm
bánh tráng ở làng nghề Phú Hòa
Đông, ngắm lồng đèn ở làng nghề
Phú Bình hay thưởng thức món
Việt ở làng nem Thủ Đức... Du
khách cũng có thể tham quan
và trải nghiệm làm nghệ nhân ở
làng nghề thủ công mỹ nghệ TP
Thủ Đức với tranh sơn mài, gốm
sứ, điêu khắc gỗ, nghệ thuật đất
sét, đan lát… Đây là những nghề
nuôi sống các gia đình người Việt
từ hàng trăm năm trước và lưu
truyền những giá trị văn hóa lịch
sử cho thế hệ sau giữ gìn, tôn tạo
và phát triển.
***
Có lẽ vì những điểm đến đặc biệt
trên những dòng chảy qua thời
gian, không gian, hơn 300 năm
qua sông Sài Gòn mãi là biểu
tượng cho vùng sông nước của Sài
Gòn - TP.HCM. Và tới đây, con
sông sẽ còn mộng mơ, quyến rũ
hơn khi có thêm những cảnh quan
mới được xây dựng, chỉnh trang,
phát triển như công viên bờ sông
Sài Gòn cùng vườn hoa hướng
dương và nhiều công trình vui
chơi giải trí độc đáo. Người dân
TP.HCM hẳn mãi tự hào về con
sông có thân hình uyển chuyển,
quyến rũ và đẹp như cầu vồng
sau
mưa - mang đến niềm tin,
hy vọng và những động lực phát
triển mới cho TP.
Kết hợp với cầu
vồng saumưa, sông
Sài Gòn bỗng đẹp như
bức tranh sống động
dưới nét vẽ sắc sảo
của người họa sĩ…
D
ải cầu vồng hiện ra sau
cơn mưa - cầu vồng bắc
nhịp từ mây và đổ một
vòng cong cong ở phía
xa xa sông Sài Gòn. Bao du
khách chỉ tay về phía bên kia
sông và trầm trồ trước vẻ đẹp
sông nối trời mây bằng cây cầu
bảy sắc. Sông Sài Gòn lúc này
đẹp như bức tranh sinh động
dưới nét vẽ sắc sảo của người
họa sĩ.
***
Tôi đã nghe có người nhận định
từ góc nhìn cá nhân của họ rằng
hiếm có dòng sông nào đẹp lạ
và huyền bí như sông Sài Gòn.
Con sông dài len lỏi từ ngoại
thành tới nội đô, uốn lượn với
nhiều đường cong bí ẩn, bởi sau
mỗi khúc đường cong là một
điều gì đó thú vị ven sông…
Đi đến đâu sông Sài Gòn cũng
truyền tải cho mình những câu
chuyện huyền thoại - những câu
chuyện làm cho du lịch đường
thủy của TP.HCM trở nên sinh
động như cầu vồng trên sông.
Có lẽ du lịch TP.HCM sẽ bớt
đặc sắc, quyến rũ nếu không có
sự góp mặt của dòng sông xanh
mang trên mình những di tích
lịch sử cùng đa dạng loại hình
hoạt động du lịch đôi bờ - những
di tích gắn với đô thị này từ thời
cha ông mang gươm đi mở cõi.
Nơi nào có bến cập sông, nơi đó
trở thành điểm đến lý thú, có
thể bình yên, tĩnh lặng, có thể
huyên náo, tấp nập. Vì vậy, du
khách đến với TP.HCM rất khó
cưỡng lại sự mời gọi tham quan
một cách khiêu gợi của dòng
sông sáng chảy xuôi, chiều chảy
ngược này. Khi đồng hành cùng
dòng nước lênh đênh, con sông kể
cho du khách nghe về những câu
chuyện ở mỗi nơi nó đi qua.
Chuyện bắt đầu ở một góc phố
vừa bình yên vừa náo nhiệt nơi
bến Bạch Đằng (quận 1), con sông
phẳng lặng vẽ ở đôi bờ những kiến
trúc đô thị của nội đô - nơi
được gắn với cách gọi quen
thuộc của TP là “trên bến
dưới thuyền”. Ở những nét
vẽ có điểm nhấn là bến Bạch
Đằng - nơi du khách có thể
đặt chân lên taxi đường sông,
buýt đường sông để thư thả
theo dòng nước. Và bến Bạch
Đằng cũng truyền tải trên
mình niềm tự hào của dân tộc
với bức tượng Đức thánh Trần
- vị anh hùng chống giặc ngoại
xâm. Xa xa có bến Nhà Rồng -
nơi chứa đựng ký ức hào hùng
và niềm kính yêu, tự hào về
Bác Hồ - vị lãnh tụ vĩ đại của
đất nước. Và cũng nơi đây
hiện hữu cây cầu Ba Son - một
biểu tượng cho sự tiến bộ, mới
mẻ, hòa với dòng chảy phát
triển mạnh mẽ của thời đại.
***
Có một điều rất thú vị, chỉ cần du
khách du hí cùng dòng sông thì
muốn tận hưởng loại hình du lịch
trải nghiệm nào cũng có. Dòng
sông kể về những điểm du lịch
tâm linh như miếu Phù Châu (ở
sông Vàm Thuật kết nối với sông
Sài Gòn) - một ngôi miếu rất nổi
tiếng với tuổi đời 300 năm gắn liền
với thời người dân Nam Bộ khẩn
hoang, lập nghiệp. Hay ghé thăm
phủ chúa xứ Ngũ Hành - một di
tích nằm biệt lập bên bờ sông
mang khung cảnh thiên nhiên tĩnh
lặng. Đền Bến Dược, Củ Chi - nơi
du khách không chỉ tham quan địa
đạo nổi tiếng mà còn được chiêm
ngưỡng những bức tranh kể về
câu chuyện hào hùng của những
người dựng nước, giữ nước. Đi xa
hơn nữa có thể tới vùng đất Bình
Thái Hòa
“Tôi đã nghe có
người nhận định từ
góc nhìn cá nhân
của họ rằng hiếm có
dòng sông nào đẹp lạ
và huyền bí như sông
Sài Gòn.”
T
r
ê
n
S
ô
n
g
Các hoạt động du lịch, thể thao trên sông Sài Gòn. Ảnh: HOÀNG HIẾU - THU TRINH
PW LUV