XUAN-2024 - page 97

51
Xuân
Giáp Thìn 2024
N
ăm rồi, sau hơn một năm đợt dịch
COVID-19 quét qua, tôi có dịp về Việt
Nam thăm gia đình. Điều khiến tôi rất
chú ý là các cháu của tôi, từ mẫu giáo đến
tiểu học, cấp II, thường xuyên gắn chặt mắt vào
điện thoại. Cha mẹ các cháu cũng rất ít khi dẫn
các cháu đi ra ngoài, thậm chí có nhiều địa điểm
rất đẹp ở quê hương mà các cháu chưa từng tới.
Từ chuyện những đứa trẻ
sống sót thần kỳ
Có hôm cả nhà đi biển, hay có lúc đi công viên,
mấy đứa nhóc vẫn thích… xemYouTube, TikTok
hơn là khám phá mọi thứ xung quanh. Phụ huynh
dường như cũng không quan tâm đến việc ấy và
tôi phát hiện: Điện thoại là vị cứu tinh “lý tưởng”
để lũ trẻ không làm phiền cha mẹ. Điều ấy khiến
tôi đặt câu hỏi về kỹ năng sống của những đứa
cháu mình.
Trước tiên, tôi muốn kể lại câu chuyện “thần kỳ”.
Giữa năm 2023, vụ tai nạn máy bay ở Colombia
đã khiến cả thế giới phải đặc biệt chú ý. Lý do
là sau vụ tai nạn ấy, có bốn đứa trẻ bị lạc suốt
40 ngày trong rừng Amazon, khu rừng rậm khắc
nghiệt nổi tiếng thế giới. Chi tiết khiến tôi rất
lưu ý đó là “nhờ đâu mà cả bốn đứa trẻ sống sót
thần kỳ”.
Dựa vào lời kể của các em cùng người thân và
các chuyên gia sinh tồn trên báo, đài, có thể thấy
nhóm trẻ không chỉ gặp may mà bản thân chúng
có am hiểu về rừng. “Thử thách sinh tồn” không
phải hiếm gặp trong các chương trình truyền
hình thực tế, ở Việt Nam và cả các nước phương
Tây. Các chương trình thực tế này tuy vẫn có độ
nguy hiểm cao nhưng đã được các đơn vị tổ chức
chuyên nghiệp quản trị rủi ro đến mức tối thiểu.
Bốn đứa trẻ trong rừng Amazon là trường hợp
khác. Chúng trải qua 40 ngày “thử thách sinh
tồn” mà không có bất kỳ phương án bảo vệ tối
thiểu nào.
Hàng loạt câu hỏi đặt ra: Ăn gì trong rừng?
Uống nước ở đâu? Làm sao để không bị ốm đau,
bệnh tật? Tránh thú dữ bằng cách nào? Ngủ sao
cho an toàn?... Người thân của nhóm trẻ kể các
em đã được gia đình dạy kỹ năng đi rừng từ nhỏ;
thậm chí chúng còn được dạy cách chơi trò chơi
sinh tồn để có thể tự bảo vệ mình. Nhờ đó, chúng
có kiến thức làm trại, tìm thức ăn và chăm sóc
lẫn nhau vào những thời khắc nguy hiểm nhất.
Đến việc dạy trẻ
sống cùng thiên nhiên
Những đứa trẻ ở rừng Amazon khiến tôi liên
tưởng ngay đến “những lớp học trong rừng” tại
Đức. Trẻ em ở đây cũng thường được vào rừng
và học những kỹ năng cơ bản để sinh tồn. Tất
nhiên, tuổi thơ của chúng không chỉ dành để học
kỹ năng khi đi lạc vào rừng, mà còn rất nhiều
kỹ năng khác trong cuộc sống. Từ những vấn đề
rất nhỏ như vượt qua sự ngại ngùng, bày tỏ cảm
xúc, nói lời cảm ơn - xin lỗi đến việc tự sơ cứu,
băng bó vết thương, cách làm trại nơi hoang dã,
hay cách ứng phó khi gặp người lạ có ý đồ xấu
(ví dụ như giẫm mạnh vào chân người đó, đồng
thời hét to “Thả tôi ra!”). Đây là những khóa
học ngắn hạn dành cho các bé tiền tiểu học (5-6
tuổi), kéo dài khoảng năm ngày, diễn ra trong
rừng có tên là Mutkurs.
Các trường mẫu giáo, tiểu học ở Đức cũng
tổ chức các chuyến đi thăm thú thiên nhiên,
dạy cho trẻ cách băng qua đường, cách dừng
khi có đèn đỏ; khả năng nhận diện các loài
cây cối, thực vật, các loài động vật khác
nhau… Điều đó tạo ra cơ hội để chúng (vô
thức) cảm nhận được sự vận động của thế
giới xung quanh.
Cũng tại Đức, một mô hình giảng dạy về sinh
thái rất thú vị đó là “xe sinh thái”. Những
chiếc xe được trang trí bắt mắt với trẻ con,
bên trong trang bị như một phòng học, đúng
hơn là một phòng thí nghiệm thu nhỏ: Có
tranh ảnh, màn hình chiếu video, các mô
hình động thực vật, kính hiển vi, kính lúp và
các dụng cụ khác phục vụ cho việc khám phá
hệ sinh thái xung quanh bọn trẻ bất chấp
mưa hay nắng.
Triết lý của người Đức rất thực tế: Muốn
biết bơi thì phải xuống nước, muốn biết nấu
ăn thì phải vào bếp và muốn hiểu về động
vật, cây cối muôn loài thì phải đưa lũ trẻ vào
rừng hay các khu bảo tồn, khu công viên sinh
thái... Trên xe, chúng được xem mô hình,
được giảng lý thuyết, được xem phim; xuống
xe, chúng được tai nghe, mắt thấy, tay sờ và
khám phá ra những điều thú vị mà dù đã
nghe trong sách vở vẫn không thể cảm nhận
hết được. Giống như câu khẩu hiệu hay được
dán trên một số xe sinh thái “Natur erleben
- kennen lernen - schützen” (tạm dịch: Trải
nghiệm, thấu hiểu và bảo vệ môi trường),
những đứa trẻ tiếp nhận những bài học về
môi trường một cách tự nhiên nhất.
Trẻ vào rừng tìm hiểu về giun đất sẽ biết vì
sao loài động vật này có ích. Hay như chúng
có thể quan sát, hiểu được quá trình sâu hóa
thành bướm. Chúng được dạy về đa dạng
sinh học và hiểu được vì sao dưới tán xanh
ngắt là nơi nuôi dưỡng nhiều tầng thực vật,
động vật khác nhau; vì sao những nơi rừng
bị phá, thảm sinh vật nghèo nàn… Điều đó,
tôi nghĩ thú vị hơn rất nhiều so với việc
“ôm” điện thoại, đúng
không?!
Ánh Ngọc (từ CHLB Đức)
Những đứa trẻ sẽ học
được vô số bài học
quý giá từ những cánh
rừng xanh thẳm, nơi
dưỡng nuôi những
thảm thực vật, động vật
vô cùng phong phú.
Một khóa học dành cho trẻ em tại Đức. Ảnh: CTV
trong
Pll'i>LWf
1...,87,88,89,90,91,92,93,94,95,96 98,99,100,101,102,103,104,105,106,107,...112
Powered by FlippingBook