191-2019 - page 13

13
Nước nổi không
về, ghe xuồng
LongHậumắc cạn
CẨMGIANG
C
ứmỗi mùa nước về, làng
đóng xuồng, ghe Long
Hậu (Đồng Tháp) lại rộn
vang những tiếng búa, máy
cưa, máy bào... phát ra từ
những trại đóng ghe, xuồng
nằm san sát hai bên bờ rạch.
Từng nhóm thợ tất bật làm
việc để cho ra đời những
chiếc xuồng, ghe phục vụ
người dân vào mùa lũ. Từ
những đôi bàn tay khéo léo,
tỉ mỉ, tinh tế và cần cù của
những người thợ giỏi nghề
đã đóng ra nhiều loại ghe,
xuồng như xuồng Cần Thơ,
xuồng ba lá, xuồng cui, các
loại ghe chài, ghe tam bản
được khách hàng khắp nơi
vùng Tây Nam bộ ưa chuộng. 
Bỏ nghề vì khô hạn
Gia đình bà Nguyễn Ngọc
Mới đã bốn đời gắn bó với
nghề đóng xuồng, ghe tại xã
Long Hậu. Hằng năm cứ đến
tháng 4 âm lịch, xưởng đóng
ghe, xuồng của gia đình bà
có đến hơn 10 tay thợ lành
nghề, tấp nập sản xuất từ 300
đến 400 chiếc xuồng phục vụ
cho việc đánh bắt cá các tỉnh
như Đồng Tháp, An Giang,
Kiên Giang, Cà Mau,…Tuy
nhiên, khoảng 4-5 năm trở
lại đây, mùa nước nổi thất
thườngvànước
vềkhôngnhiều
nữa, thậm chí
có năm khô
hạn,dođórấtít
người đặt hàng
ghe xuồng, đã
làm cho nhiều
người buộc
phải bỏ nghề.
Đ i d ọ c
đường làng, không ít xưởng
đã treo biển bán máy cưa gỗ
đóng ghe, xuồng, nhiều chiếc
xuồng chưa kịp hoàn thiện
đã bị úp xuống bỏ không vì
không có người đặt mua...
Tiếng búa, máy cưa,…không
còn âm vang như trước.
“Nay đã là tháng 7 âm lịch
rồi, cơ sở của tôi mới đóng
được khoảng 50 chiếc cho
khách đặt hàng ở Bến Tre
chứ ở đây bán không ai mua.
Mấynămtrước
thì bán choAn
Giang, Đồng
Tháp, Kiên
Giang..., còn
như bây giờ
chỉ còn Bến
Tre làcóngười
mua. Nếu tình
trạng này kéo
dài, chắc gia
đình phải chuyển sang đóng
những sản phẩm khác” - bà
Nguyễn Ngọc Mới ngậm
ngùi chia sẻ.
Theo ông Nguyễn Văn
Minh (61 tuổi) là thợ đóng
ghe, xuồng đã hơn 40 năm,
mỗi ngày ông có thể đóng
hai chiếc xuồng loại nhỏ,
còn xuồng trung bình làm ba
chiếc mất hai ngày. Tiền công
mỗi chiếc khoảng 200.000
đồng. Để trở thành người
thợ giỏi phải rèn luyện, học
hỏi và thành thạo trong việc
chọn lựa gỗ, bỏ mực, uốn be,
cưa, rọc, bào… Phụ nữ làm
việc nhẹ, nhỏ nhặt như cơm
nước, trét chai, lấp vò; còn
trẻ em vào ngày hè thì phụ
nhổ đinh, gom dăm bào, mạt
cưa, củi vụn, vỏ cây…, bán
cho khách hàng mua về làm
nhang, nhóm lửa, chất đốt.
Nỗi lo làng nghề bị
thất truyền
Là người cả đời gắn bó với
nghề đóng ghe, xuồng, ông
Minh không khỏi trăn trở
với tình hình sản xuất không
có người mua như hiện nay,
nhiều thanh niên của làng đã
bỏ đi nơi khác kiếm việc.
“Nếu cứ như thế này, thợ
đi hết, rồi cái nghề cha ông
cũng bị mai một dần” - ông
Minh lo lắng.
Hiện nay, mong muốn lớn
nhất của những người trong
Địa phương hỗ trợ hết mức
Nhằm duy trì và phát triển làng nghề, UBND xã có chính
sách hỗ trợ vốn cho những hộ sản xuất khi có nhu cầu vay
vốn. Đồng thời, xã cũng khuyến khích những hộ sản xuất
tham gia tổ liên kết đóng xuồng, ghe mỹ nghệ. Bên cạnh
đó, chính quyền tạo điều kiện, giới thiệu khách hàng và tìm
đầu ra cho sản phẩm.
TRẦN THỊ CẨMVÂN
,
Phó Chủ tịch UBND xã Long Hậu
Đi dọc đường làng,
không ít xưởng đã
treo biển bán máy
cưa gỗ đóng ghe,
xuồng, nhiều chiếc
xuồng chưa k p
hoàn thi n đã b úp
xuống bỏ không.
Đời sống xã hội -
ThứNăm22-8-2019
làng nghề là làm sao để duy
trì và giữ gìn nghề cha ông
truyền lại. Theo họ, nghề
đóng ghe, xuồng không khó
mà chỉ cần siêng năng, sáng
dạ là mau lành nghề.
Ghe, xuồng xã Long Hậu
ngày nay không chỉ phục
vụ sinh hoạt mà nó đã trở
thành những tác phẩm thủ
công mỹ nghệ độc đáo, đẹp
mắt và tinh xảo, được nhiều
khách du lịch trong và ngoài
nước ưa chuộng khi đến với
Đồng Tháp.
“Theo thống kê, hiện nay
trên địa bàn xã, số hộ sản xuất
xuồng, ghe đã giảm khoảng
90%, giờ chỉ còn vài hộ vẫn
còn duy trì nghề đóng ghe,
xuồng vì đây không chỉ là
nghềmưu sinhmà còn là nghề
của dòng họ truyền qua bao
thế hệ” - bà Trần Thị Cẩm
Vân, Phó Chủ tịch UBND
xã Long Hậu, cho hay.
Để góp phần duy trì và
phát triển làng nghề đóng
ghe, xuồng Long Hậu rất cần
sự quan tâm, hỗ trợ và định
hướng từ chính quyền địa
Những chiếc xuồng, ghe th nh phẩmt i l ng đóng ghe, xuồng LongHậu. nh: CẨMGIANG
phương các cấp. Đồng thời,
du lịch Đồng Tháp cần tiếp
tục xúc tiến quảng bá hình
ảnh du lịch và tạo ra các sản
phẩmdu lịch phù hợp với làng
nghề để ngày càng thu hút
được nhiều khách hàng tìm
đến làng nghề đóng xuồng,
ghe xã Long Hậu.•
Tiếp tục ghi nhận lời khai người đưa đón
học sinh Trường Gateway
Ngày 21-8, Công an quận Cầu Giấy (Hà Nội) vẫn đang
tiếp tục điều tra, làm rõ vụ án vô ý làm chết người xảy ra
tại Trường Gateway khiến một học sinh sáu tuổi tử vong.
Bà Nguyễn Bích Quy, người phụ trách đưa đón học sinh
của Trường Gateway, được cơ quan điều tra triệu tập lên
làm việc nhằm cung cấp lời khai phục vụ quá trình điều
tra. Hiện bà Quy đã mời luật sư để tham gia bảo vệ quyền
lợi cho mình.
Đáng chú ý, trao đổi với PV vào sáng cùng ngày, bà
Quy có nhiều lời trình bày khác với thời điểm mới xảy ra
sự việc.
Cụ thể, vào sáng 6-8, bà Quy cùng tài xế Doãn Quý
Phiến (nhân viên hợp đồng Công ty TNHH Vận tải Ngân
Hà) đến các điểm để đón 13 học sinh, trong đó có cháu
LHL (nạn nhân).
Lúc này, cháu L. mặc áo đồng phục màu đỏ vui vẻ bước
tới, lên xe rồi ngồi ở ghế thứ tư sau ghế lái. Khi xe dừng
để trả học sinh vào trường, trước khi đóng cửa bà Quy đã
bước lên xe nhìn và không thấy còn cháu nào.
Điều này hoàn toàn khác với lời trình bày của chính bà sau
khi sự việc xảy ra ít ngày. Khi đó bà nói rằng do có hai học
sinh khóc rất nhiều, vì vội phải đưa hai cháu này lên phòng
ăn nên đã không kiểm tra lại trên xe trước khi đóng cửa.
Giải thích về việc lời trình bày có sự thay đổi như
trên, bà Quy nói rằng do ban đầu tinh thần hoảng loạn
nên không nhớ rõ, hiện đã bình tĩnh nên thông tin chính
xác hơn.
Cũng theo lời bà Quy, lúc 15 giờ 45 ngày 6-8, bà mở
cửa xe để cho học sinh ra về thì phát hiện cháu L. nằm
ngửa bất động trên sàn phía sau ghế lái, mặc áo màu xám.
Đặc biệt, các rèm trong xe đã được kéo che kín. Trong
khi đó, bà nhớ buổi sáng trước khi rời xe đã vén rèm ra để
quan sát tại chỗ mình ngồi…
Trao đổi với PV về việc bà Quy có thay đổi lời trình
bày, một cán bộ Công an quận Cầu Giấy cho biết vụ án
đang trong quá trình điều tra, do đó từ chối cung cấp
thông tin.
TUYẾN PHAN
Dịch tả heo châu Phi xảy ra
ở gần 7.000 xã
Tính đến tháng 8-2019, bệnh dịch tả heo châu Phi đã
xảy ra tại gần 7.000 xã thuộc gần 600 huyện của 62/63
tỉnh, TP. Tổng số heo tiêu hủy là trên 4 triệu con.
Thông tin trên được Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lê
Quốc Doanh cho biết tại tọa đàm bàn tròn “Hợp tác
chính phủ - doanh nghiệp để đẩy lùi bệnh dịch tả heo
châu Phi (DTHCP)” giữa Việt Nam và Hà Lan, diễn ra
ngày 21-8 tại Hà Nội.
Theo Thứ trưởng Lê Quốc Doanh, tính đến đầu năm
2019, Việt Nam có tổng đàn heo khoảng 32 triệu con,
đứng đầu ASEAN và thứ hai châu Á. Chăn nuôi heo đã
dần hình thành các chuỗi giá trị. Tuy nhiên, ngành chăn
nuôi heo cũng đứng trước nhiều nguy cơ từ dịch bệnh, đặc
biệt là bệnh DTHCP.
Tại tọa đàm, bà Christianne Bruschke, trưởng đại diện
Cơ quan Thú y Hà Lan, cũng chia sẻ những kinh nghiệm
trong phòng, chống bệnh DTHCP tại Hà Lan.
Hà Lan có tổng số 130 triệu động vật nuôi, trong đó có
khoảng 12,6 triệu con heo. Hà Lan không nuôi thả vườn
làm kinh doanh, thay vào đó là tập trung phát triển chăn
nuôi heo tại trang trại. Khi DTHCP xuất hiện tại Hà Lan
vào năm 1997-1998, hàng chục triệu con heo tại đất nước
này đã bị tiêu hủy. 
“Ngay khi có sự xâm nhập bệnh DTHCP, chúng
tôi đóng cửa quốc gia 72 giờ để thu thập thông tin về
tình hình dịch tễ, thông tin mầm bệnh, giảm nguy cơ
lây lan. Bảo đảm trong 72 giờ không có giết mổ, vận
chuyển, lây lan thêm dịch bệnh. Đồng thời, tổ chức
tiêu hủy phòng ngừa tại các trang trại trong bán kính
1 km từ vùng ổ dịch để bảo đảm an toàn cách ly” - bà
Christianne Bruschke cho biết. Nhờ vậy, kể từ năm
1997-1998 đến nay, Hà Lan chưa bị DTHCP bùng phát
trở lại lần nào.
AN HIỀN
Tiêu điểm
Di sản văn hóa
quốc gia
Làngnghề đóngghe, xuồng
đã hình thành hơn 100 nămtại
xóm rạch Bà Đài, ấp Long Hòa,
xã Long Hậu, huyện Lai Vung,
Đồng Tháp. Vào năm 2014,
làng nghề được vinh danh là
di sản văn hóa phi vật thể cấp
quốc gia.
Khoảng 4-5 năm trở lại đây, mùa nước nổi thất
thường, thậm chí có nămkhô hạn khiến nghề đóng
ghe, xuồng gặp khó, nhiều người buộc phải bỏ nghề.
1...,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 14,15,16
Powered by FlippingBook