191-2019 - page 8

8
Đô thị -
ThứNăm22-8-2019
Tiêu điểm
PhóThủtướngTrươngHòaBìnhthông
tin tình hình sạt lở bờ sông, bờ biển ở
ĐBSCL đang diễn ra ngày càng phức
tạp và có mức độ gia tăng về phạm vi,
uy hiếp trực tiếp đến tính mạng và tài
sản nhân dân. Theo số liệu thống kê
toàn vùng ĐBSCL có tổng cộng 564
điểm sạt lở với chiều dài trên 834 km.
Trong đó, sạt lở bờ sông là 512 điểm
với 566 km chủ yếu diễn ra dọc theo
sông Tiền, sông Hậu, Vàm Cỏ Đông,
Vàm Cỏ Tây.
bàn giao lại QL91 (đoạn đang bị sạt
lở) sau khi tuyến tránh hoàn thành
cho UBND tỉnh An Giang quản lý.
Còn tỉnhAn Giang phải khẩn trương
phối hợp với Bộ NN&PTNT và Bộ
GTVT lập dự án xử lý đoạn sạt lở
với kinh phí dự kiến khoảng 160 tỉ
đồng. Sau đó, trình Thủ tướng xem
xét, phê duyệt từ nguồn dự án đầu
tư xây dựng cơ bản ngân sách trung
ương (10.000 tỉ đồng) về phòng,
chống thiên tai và biến đổi khí hậu.
Trên 20.000 hộ dân bị
đe dọa sạt lở
Theo báo cáo của UBND tỉnh An
Giang, trong những tháng đầu năm
2019 đã xảy ra 17 điểm sụt lún, sạt lở
đất bờ sông, kênh rạch. Chiều dài các
điểm sạt lở khoảng 1.294 m, 78 căn
nhà phải di dời khẩn cấp (trong đó có
một căn bị sụpmột phần xuống sông).
Ngoài sạt lở ở các tuyến sông chính,
thì tình trạng sạt lở xảy ra trên các kênh
rạch nối với sông chính cũng diễn biến
phức tạp, tăng về số lượng. Tình hình
này ngày càng phức tạp, đặc biệt sạt lở
ảnh hưởng đến các công trình QL, đê
cấp III, khu vực dân cư và công trình
hạ tầng quan trọng khác.
Theo UBND tỉnh An Giang, toàn
tỉnh có 51 đoạn cảnh báo sạt lở, trên
20.000 hộ dân nằm trong khu vực
nguy hiểm. Trong đó, có trên 5.380
hộ nằm trong sáu đoạn cảnh báo đặc
biệt nguy hiểm, phải di dời khẩn cấp.
Tuy nhiên, hiện nay tỉnh chưa có cụm
tuyến dân cư phòng tránh thiên tai (sạt
lở, ngập lũ) để bố trí di dời dân. Mặc
dù tỉnh đã chủ động thực hiện theo
trách nhiệmcủa địa phương nhưng do
nguồn ngân sách của tỉnh khó khăn.
Trước tình hình diễn biến sạt
lở ngày càng nghiêm trọng, nhằm
đảm bảo duy trì khai thác của tuyến
QL91 (theo tuyến cũ), UBND tỉnh
HẢI DƯƠNG
S
áng 21-8, Ủy viên Bộ Chính
trị, Phó Thủ tướng thường trực
Trương Hòa Bình cùng đoàn
công tác đã đi khảo sát điểm sạt lở
trên tuyến quốc lộ (QL) 91 (đoạn
thuộc ấp Bình Tân, xã Bình Mỹ,
huyện Châu Phú, An Giang), sau đó
có buổi làm việc với tỉnhAn Giang.
Phải hoàn thành tuyến
tránh trước 30-9
Phát biểu tại buổi làm việc, Phó
Thủ tướng Trương Hòa Bình chia sẻ
với bà con tỉnh An Giang về những
thiệt hại do sạt lở mà bà con đã gánh
chịu thời gian qua.
Theo Phó Thủ tướng, qua khảo
sát cho thấy điểm sạt lở QL91 là
rất nghiêm trọng, khả năng sẽ tiếp
tục sạt lở, đe dọa tài sản, tính mạng
người dân nên phải cần có giải pháp
xử lý căn cơ. “Trên cơ sở báo cáo đề
xuất của tỉnh, tôi đề nghị Bộ GTVT
khẩn trương hoàn thành dự án đường
tránh (5 km) qua đoạn sạt lở QL91
trước ngày 30-9 để đảm bảo giao
thông” - Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Theo Phó Thủ tướng, tổng kinh
phí đầu tư dự án trên là 250 tỉ đồng.
Đối với kiến nghị của tỉnhAn Giang
về việc hỗ trợ kinh phí (25 tỉ đồng)
khắc phục khẩn cấp đoạn sạt lở trên
QL91 thì đề nghị tỉnh lập phương
án, báo cáo Ban chỉ đạo trung ương
về phòng, chống thiên tai để các bộ,
ngành thẩm định, báo cáo Thủ tướng
xem xét, quyết định.
Đồng thời, ông Trương Hòa Bình
đồng ý về mặt chủ trương Bộ GTVT
TạiđiểmsạtlởtrênQL91tiếptụcxuấthiệnnhữngvếtnứtlớn,nguycơtiếptụcsạtlởcao.
An Giang kiến nghị chi 500 tỉ
chặn sạt lở quốc lộ 91
Tỉnh AnGiang kiến nghị PhóThủ tướng Trương Hòa Bình cho đầu tư dự án kiên cố hóa quốc lộ 91
đoạn cảnh báo sạt lở với kinh phí 500 tỉ đồng.
An Giang kiến nghị Phó Thủ tướng
xem xét cho chủ trương chuẩn bị đầu
tư dự án kiên cố hóa QL91 (theo hồ
sơ đề xuất Bộ GTVT trước đây từ
Km 87+965 đến Km 89+995). Đoạn
này tuy nằm ngoài đoạn đang sạt lở
nhưng vẫn nằm trong khu vực cảnh
báo nguy hiểm, có thể xảy ra sạt lở
bất cứ lúc nào. Dự kiến tổng chiều
dài tuyến gia cố 2.030 m, với kinh
phí khoảng 500 tỉ đồng.
Đồng thời, UBND tỉnh An Giang
kiến nghị Phó Thủ tướng để được hỗ
trợ thực hiện dự án xử lý khẩn cấp
sạt lở bờ sông Hậu (đoạn qua xã An
Thạnh Trung, huyện Chợ Mới, An
Giang) quy mô chiều dài 2.379 m
với kinh phí 280 tỉ đồng. Hình thức
xử lý hai nơi là thả bao tải cát tạo
mái ổn định đường bộ và thảm đá
bảo vệ mái sông Hậu.
Bên cạnh đó, tỉnh này cũng kiến
nghị Phó Thủ tướng để tiếp tục được
hỗ trợ kinh phí đầu tư dự án tuyến
dân cư, di dời dân khẩn cấp vùng sạt
lở sông Hậu xã Châu Phong, thị xã
Tân Châu. Tổng diện tích 19,5 ha,
mức đầu tư 98,8 tỉ đồng (bố trí cho
590 hộ). Tiếp tục hỗ trợ cho tỉnh
triển khai đầu tư các công trình xử
lý sạt lở đã, đang triển khai và các
cụm tuyến dân cư để bố trí các hộ
dân đang bị ảnh hưởng trực tiếp do
sạt lở, ngập lũ mà tỉnh đã có văn bản
xin chủ trương.•
ĐàNẵngđề nghị báo cáoThủ tướngvì “khát”nước sạch
Sạt lở QL91 là rất nghiêm
trọng, khả năng sẽ tiếp tục
sạt lở đe dọa tài sản, tính
mạng người dân nên cần
có giải pháp xử lý căn cơ.
Sáng 21-8, ông Đặng Việt Dũng, Phó Chủ tịch UBND
TP Đà Nẵng, đã triệu tập cuộc họp khẩn liên quan đến việc
người dân bức xúc vì tình trạng thiếu nước nghiêm trọng.
Cuộc họp với sự tham dự của lãnh đạo nhiều sở như
TN&MT, Xây dựng, NN&PTNT…; lãnh đạo Nhà máy thủy
điện AVương, Sông Bung 4, Đak Mi 4; các lãnh đạo của
Công ty cổ phần Cấp nước Đà Nẵng (Dawaco).
Trong cuộc họp, các ý kiến tham luận của đại diện nhiều
sở, ngành đưa ra các số liệu cho thấy tình trạng nhiễm mặn
ở mức cao thuộc đoạn sông gần Cầu Đỏ. Đoạn sông này
nhiễm mặn liên tục trong thời gian qua khiến cửa thu nước
thô của nhà máy nước Cầu Đỏ không thể hút nước xử lý.
Tình trạng này có thể kéo dài đến hết tháng 9 tới và chưa có
con số dự báo chính xác về việc chấm dứt.
Kết luận cuộc họp, ông Dũng yêu cầu các sở, ngành liên
quan của Đà Nẵng họp lại với nhau và phối hợp với các đơn
vị liên quan của tỉnh Quảng Nam để xây dựng giải pháp.
Tiếp theo là trình Bộ TN&MT xem xét, phê duyệt. Sau khi
có văn bản của Bộ thì mới có cơ sở pháp lý để phối hợp với
nhau giải quyết việc thiếu nước.
Trước đó, Phó Giám đốc Sở TN&MT TP Đà Nẵng
Nguyễn Quang Vinh đã có báo cáo về việc xâm nhập mặn
tại cửa thu nước Cầu Đỏ. Cụ thể, hiện TP Đà Nẵng đang
thiếu nước sinh hoạt nhưng lại cạn kiệt nguồn nước tại các
hồ chứa thủy điện trên lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn.
Đồng thời, Sở TN&MT đề xuất phương án ứng phó.
Theo đó, Sở TN&MT cho rằng cần có văn bản hỏa tốc
gửi chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam về tình hình xâm
nhập mặn tại cửa thu nước Cầu Đỏ cùng với hạn hán, thiếu
nước nghiêm trọng trên địa bàn TP Đà Nẵng. Đề nghị chủ
tịch UBND tỉnh Quảng Nam phối hợp rà soát, thống nhất
phương án, báo cáo gửi Bộ TN&MT chỉ đạo các hồ xả nước
điều tiết nước cho hạ du.
Đặc biệt, trước tình trạng thiếu nước nghiêm trọng đang
diễn ra, Sở TN&MT đề xuất Bộ TN&MT báo cáo Thủ
tướng Chính phủ về vấn đề trên. Qua đó, kiến nghị Thủ
tướng chỉ đạo Bộ Công Thương yêu cầu Trung tâm điều độ
điện quốc gia huy động điện của các nhà máy thủy điện trên
lưu vực Vu Gia - Thu Bồn. Việc điều động này bắt đầu từ
nay đến hết mùa cạn (ngày 31-8) và kéo dài đến ngày 15-9
theo phương án do UBND tỉnh Quảng Nam và Đà Nẵng
phối hợp đề xuất.
LÊ PHI - HẢI HIẾU
Tặng 200 triệu đồng cho quỹ khuyến học
Cũng trong sáng 21-8, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng thường trực
Trương Hòa Bình cùng đoàn công tác đã đến dâng hương, dâng hoa tưởng
niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng tại khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng (xã
Mỹ Hòa Hưng, TP Long Xuyên, An Giang).
Tại đây, Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình (cũng là chủ tịch
danh dự “Quỹ bảo trợ học sinh dân tộc thiểu số, học sinh nghèo vượt khó,
hiếu học”của báo
Công An Nhân Dân
) đã trao tặng 200 triệu đồng cho quỹ
khuyến học, khuyến tài xã Mỹ Hòa Hưng.
PhóThủ tướng thường trực TrươngHòaBình làmviệc với tỉnhAnGiang.
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook