191-2019 - page 4

4
Thời sự -
ThứNăm22-8-2019
Bắt nguyên chủ tịch
vàphó chủ tịchUBND
TPTràVinh ​
Hai ông Diệp VănThạnh, Trần Trường Sơn
liên quan đến vụ án vi phạmquy định về
quản lý tài sảnNhà nước gây thất thoát, lãng
phí xảy ra ở Phòng TN&MT TP Trà Vinh.
Liên quan đến vụ án “Vi phạm quy định về quản
lý tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” xảy
ra ở Phòng TN&MT TP Trà Vinh, Công an tỉnh
Trà Vinh đã khởi tố, bắt tạm giam bốn tháng đối
với ông Diệp Văn Thạnh (51 tuổi, nguyên chủ tịch
UBND TP Trà Vinh) và ông Trần Trường Sơn (43
tuổi, phó chủ tịch UBND TP Trà Vinh). Ngày 21-8,
Đại tá Phan Thanh Quân, Phó Giám đốc Công an
tỉnh, Thủ trưởng Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Trà
Vinh, cho biết như trên. Theo Đại tá Quân, qua
khám xét nơi ở và làm việc của hai người này, công
an đã thu giữ nhiều tài liệu quan trọng liên quan
đến hành vi vi phạm.
Trước đó, Ủy ban Kiểm tra Trung ương kết luận
một số cán bộ tại TP Trà Vinh thiếu trách nhiệm
trong quản lý nhà nước về đất đai, để “cò” nhà đất
và cán bộ, công chức lợi dụng sơ hở trong thực
hiện chính sách rồi “mua bán chính sách” nhằm thu
lợi bất chính. Bước đầu cơ quan công an xác định
số tiền Nhà nước bị thiệt hại trong các vụ việc này
là gần 120 tỉ đồng. Đến tháng 10-2018, lãnh đạo
UBND tỉnh Trà Vinh đã thi hành kỷ luật cách chức
chủ tịch UBND TP Trà Vinh đối với ông Diệp Văn
Thạnh và kỷ luật cảnh cáo đối với ông Trần Trường
Sơn, phó chủ tịch UBND TP Trà Vinh.
Trong vụ án này, ngoài ông Thạnh và ông Sơn thì
Công an tỉnh Trà Vinh đã ra quyết định khởi tố, bắt
tạm giam chín bị can gồm năm cán bộ là Nguyễn
Văn Chiến (nguyên trưởng Phòng TN&MT), Lê
Hữu Lễ, Lý Kiến Trung (đều là nguyên phó trưởng
Phòng TN&MT), Trần Thanh Sơn, Nguyễn Trọng
Nghĩa (chuyên viên). Có bốn người môi giới nhà
đất bị khởi tố và bắt tạm giam gồm Huỳnh Công
Chúc, Trần Mười, Lê Hoàng Anh, Trần Thanh Vũ.
ĐÔNG HÀ
Công an huyện Chương Mỹ (Hà Nội) đang tạm giữ ba
người về hành vi chống người thi hành công vụ. Trước đó,
tối 20-8, tổ công tác của Đội CSGT số 12, Phòng CSGT
Hà Nội, làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát trên tuyến đường
Hồ Chí Minh, đoạn qua địa bàn huyện Chương Mỹ. Lúc
này, lực lượng chức năng phát hiện một ô tô đang chạy với
tốc độ cao nên ra hiệu lệnh dừng xe để kiểm tra.
Sau khi xuống xe, CSGT nhận thấy nhóm thanh niên
trong đó có tài xế có biểu hiện sử dụng rượu bia nên đề
nghị kiểm tra nồng độ cồn. Tuy nhiên, nhóm này liên tục
có hành vi cản trở, thậm chí lao vào tấn công cán bộ của
tổ công tác.
Ngay lập tức, tổ công tác Đội CSGT số 12 đã liên lạc
với Công an huyện Chương Mỹ để hỗ trợ xử lý. cảnh sát
khống chế và bắt giữ ba người.
PHÚC BÌNH
Nhóm thanh niên trên ô tô đánh CSGT khi bị kiểm tra
Viễn được giao 4,3 ha để mở
rộng khu dân cư hiện hữu.
“Việc giao đất cho ba đơn
vị như trên để thực hiện bồi
thường, giải phóng mặt bằng
và xây dựng hạ tầng, xây dựng
khu tâm linh là chưa thể hiện
rõ đối tượng được giao đất
để quản lý hay giao đất để
sử dụng; không thể hiện chế
độ sử dụng đất (giao có thu
tiền hay không thu tiền, hay
thuê đất, không xác định thời
hạn sử dụng đất); không thể
hiện mục đích sử dụng từng
loại đất theo quy định của
Luật Đất đai nên chưa đủ cơ
sở để xác định diện tích phải
tính tiền sử dụng đất, tiền thuê
đất, căn cứ để xác định giá
đất” - bộ trưởng TN&MT trả
lời tại văn bản.
Chùa Tam Chúc:
Thiếu cơ sở tính
tiền thuê đất
Đối với chùaTamChúc, Bộ
TN&MT cho hay chùa này
thuộc quy hoạch KDL quốc
gia Tam Chúc (tại thị trấn Ba
Sao và xã Khả Phong, huyện
Kim Bảng, Hà Nam). Tại
Quyết định số 526/QĐ-TTg
năm 2018, Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt KDL này với
quy mô 4.000 ha, gồm nhiều
khu chức năng, trong đó khu
văn hóa tâm linh Tam Chúc
có diện tích 1.205 ha.
Từ năm 2006 đến 2009,
UBND tỉnh Hà Nam đã ban
hành bốn quyết định thu hồi
đất và giao cho Sở Thương
mại - Du lịch để phát triển
KDLTamChúc với tổng diện
tích là 815,1 ha. Số đất này
sau đó được giao cho doanh
nghiệp tư nhân xây dựng
Xuân Trường để thực hiện
dự án. Trong đó, Quyết định
số 1364 ngày 4-11-2008 cho
doanh nghiệp này thuê đất với
diện tích hơn 500 ha, thời hạn
50 năm. Quyết định số 1380
ngày 9-11-2011 giao hơn 300
ha đất, hình thức giao đất để
quản lý và đầu tư xây dựng
KDL nhưng không yêu cầu
phải bàn giao lại cho nhà nước
sau khi hoàn thành xây dựng.
“Các quyết định giao đất
của tỉnh còn chưa rõ ràng về
nội dung: Mục đích sử dụng
chỉ thể hiện “đầu tư xây dựng
KDL Tam Chúc” mà không
thể hiện loại đất cụ thể theo
quy định tại Điều 13 của Luật
Đất đai; chưa xác định được
mục đích sử dụng đất cụ thể
trong từng quyết định (do
tại thời điểm giao đất chưa
có quy hoạch chi tiết xây
dựng) là không thống nhất và
thiếu cơ sở để tính tiền thuê
đất…” - văn bản trả lời của
bộ trưởng Bộ TN&MT nêu.
Tại văn bản trả lời, Bộ
TN&MT cũng nói về dự án
đầu tư xây dựng hạ tầng KDL
Hồ Núi Cốc ở Thái Nguyên
và KDLvăn hóa tâm linh đảo
Cái Tráp tại TP Hải Phòng...
TRỌNGPHÚ
B
ộ trưởng Bộ TN&MT
Trần Hồng Hà vừa có
văn bản trả lời câu hỏi
chất vấn hồi kỳ họp thứ 7,
Quốc hội khóa XIV của đại
biểu Quốc hội Nguyễn Thị
KimThúy (Đà Nẵng), về việc
hàng ngàn hecta đất được cấp
để doanh nghiệp xây chùa ở
nhiều tỉnh/thành.
Chùa Bái Đính: Giao
đất không rõ ràng
Tại văn bản trả lời, Bộ
TN&MT cho hay khu núi
chùa Bái Đính (tại xã Gia
Sinh, huyện Gia Viễn, Ninh
Bình) thuộc quy hoạch tổng
thể bảo tồn, tôn tạo và phát
huy giá trị Khu di tích lịch
sử-văn hóa cố đô Hoa Lư
được Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt tại Quyết định số
82/2003 và quy hoạch chi tiết
xây dựng khu du lịch (KDL)
TràngAn đã đượcUBND tỉnh
phê duyệt. Trong đó, khu vực
núi chùa Bái Đính có diện
tích 1.005,3 ha.
Từ năm 2006 đến 2012,
UBND tỉnh Ninh Bình đã ban
hành chín quyết định thu hồi
518,3 ha đất (chiếm 51,5% so
với quy hoạch được duyệt)
từ nhiều đơn vị, cá nhân. Số
đất trên Sở Thương mại - Du
lịch (nay là Sở VH-TT&DL)
được giao 495,3 ha để thực
hiện dự án đầu tư xây dựng
cơ sở hạ tầng khu núi chùa
Bái Đính; Ban quản lý quần
thể danh thắngTràngAn được
giao 18,6 ha để xây dựng cơ
sở hạ tầng khu núi chùa Bái
Đính và UBND huyện Gia
Bộ TN&MT cũng
nói về dự án đầu tư
xây dựng hạ tầng
KDL Hồ Núi Cốc
ở Thái Nguyên và
KDL văn hóa tâm
linh đảo Cái Tráp
tại TP Hải Phòng.
Một góc khu đất chùa Bái Đính (Ninh Bình). Ảnh: HTD
Bộ TN&MT nói về đất xây
chùaBáiĐính,TamChúc...
Theo Bộ TN&MT, việc quản lý đất nằm trong các khu tâm linh
Bái Đính, TamChúc có bất cập.
Trước đó, tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa
XIV, đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị KimThúy
(đoàn Đà Nẵng), đã có câu hỏi chất vấn Bộ
trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà về việc cấp
hàng ngàn hecta đất cho doanh nghiệp xây
chùa tại các tỉnh Ninh Bình, Hà Nam, Thái
Nguyên,HảiPhòng.Cáccâuhỏicụthểnhưsau:
1. Căn cứnào cho việc cấphàngngànhecta
đất tại Ninh Bình, Hà Nam, Thái Nguyên, Hải
Phòng... để doanh nghiệp xây chùa? Việc
xây chùa có nằm trong quy hoạch sử dụng
đất không? Việc giao đất được tính giá như
thế nào?
2.Việc kinh doanh, khai thác các công trình
tâm linh (chùa Bái Đính, chùa Tam Chúc...) ra
sao? Doanh nghiệp xây chùa rồi hiến choNhà
nước hay chính doanh nghiệp đứng ra khai
thác để hoàn vốn và thu lãi? Chùa ấy do ai sở
hữu? Tiền thu được thuộc về ai?
3. Các yếu tố môi trường có được các cơ
quan quản lý nhà nước xem xét ra sao khi
mà hàng vạn người đến chùa thì vấn đề ẩm
thực, vệ sinh dịch bệnh, an toàn giao thông...
được phê duyệt như thế nào?
Đại biểu hỏi cả việc ai nắm tiền thu và chuyện dịch bệnh
Cơ quan CSĐT tống đạt quyết định khởi tố bị can,
bắt tạmgiamông Trần Trường Sơn, phó chủ tịch
UBNDTP Trà Vinh. Ảnh: Đ.HÀ
Cơ quan CSĐT tống đạt quyết định khởi tố bị can,
bắt tạmgiamôngDiệp Văn Thạnh, nguyên chủ tịch
UBNDTP Trà Vinh. Ảnh: Đ.HÀ
1,2,3 5,6,7,8,9,10,11,12,13,14,...16
Powered by FlippingBook