191-2019 - page 6

6
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứNăm22-8-2019
Sau khi đi làm về thì bị cáo Trần
Văn Phú (con ruột ông Ly) nghe
gia đình kể lại sự việc nên đã đi
bộ ra phần đất ông Dứt vừa chôn
trụ đá nhổ ba cây trụ đá vác qua
bên đường (trong lúc vác, một
cây bị gãy). Ngày hôm sau, Phú
tiếp tục dùng búa đập bể 24 trụ đá
khác. Ông Dứt phát hiện và trình
báo công an.
Kết quả định giá trong tố tụng
xác định 25 cây trụ đá (bị đập bể
và gãy) trị giá 2.125.000 đồng (mỗi
cây 85.000 đồng). Từ đó VKSND
huyệnAn Phú đã truy tố Phú về tội
hủy hoại tài sản theo khoản 1 Điều
178 BLHS 2015.
Ngày 10-4, TAND huyệnAn Phú
xử sơ thẩm. Tại tòa, bị cáo Phú khai
do thiếu kiềm chế khi thấy phần
đất của gia đình bị cơ quan THA
bán đấu giá để THA nên đã nhổ
và đập các trụ đá. Tại tòa, VKS đề
nghị xử phạt Phú từ sáu tháng đến
chín tháng tù.
HĐXX sơ thẩm cho rằng cáo
trạng truy tố đúng người, đúng tội.
Bị cáo sống chung với gia đình, là
người có nghĩa vụ thi hành bản án
dân sự đã có hiệu lực pháp luật. Cơ
quan chức năng đã tiến hành xử lý
tài sản bằng biện pháp cưỡng chế
bán đấu giá quyền sử dụng đất để
THAvà đã giao quyền sử dụng đất
cho người mua được tài sản. Lẽ ra
bị cáo cùng với gia đình nếu không
đồng ý với các quyết định của cơ
quan THA thì có quyền khiếu nại
theo quy định. Thế nhưng bị cáo
Phú xem thường pháp luật, thực
hiện hành vi hủy hoại tài sản của
người khác...
HĐXX cũng xem xét các tình
tiết giảm nhẹ của bị cáo như
thành khẩn khai báo, ăn năn hối
cải, tự nguyện bồi thường khắc
phục hậu quả, phạm tội lần đầu
và thuộc trường hợp ít nghiêm
trọng, là lao động chính trong gia
đình... Cuối cùng HĐXX tuyên
phạt Phú sáu tháng tù và tuyên
tịch thu tiêu hủy 25 cây trụ đá bị
gãy thành 90 khúc.
Định giá chưa chuẩn?
Đáng chú ý là khi HĐXX sơ thẩm
vừa tuyên án xong thì cũng trong
buổi sáng 10-4 một công an xã
Nhơn Hội, một công an và một phó
trưởng ấp Tắc Trúc đã đến phần đất
mà ông Dứt chôn trụ đá để lập biên
bản tạm giữ tang vật. Theo biên bản
này thì tang vật bị tạm giữ gồm 88
khúc đá bị gãy, đã qua sử dụng có
kích thước khác nhau. Những khúc
đá này được thu thập trên mảnh đất
đang tranh chấp giữa ông Dứt và vợ
chồng ông Ly.
Sau đó bị cáo Phú kháng cáo bản
YẾNCHÂU
T
heo hồ sơ, ngày 29-1-2018,
ông Lê Văn Dứt mua trúng đấu
giá 3.000 m
2
đất và 190 cây
xoài trồng trên đất của vợ chồng
ông Trần Văn Ly tại ấp Tắc Trúc,
xã Nhơn Hội, huyện An Phú (An
Giang) với giá 239,4 triệu đồng.
Đập bể trụ đá cắm
ranh đất
Ngày 26-9-2018, Chi cục Thi
hành án dân sự (THADS) huyện
An Phú thành lập đoàn cưỡng chế
đến phần đất trên để đo đạc, cắm
mốc ranh để giao đất cho ông Dứt.
Tại đây, ông Dứt đã chôn một số
cây cột đá để xác định ranh đất nhà
mình với phần đất còn lại của vợ
chồng ông Ly.
Các trụ đá còn lại trên phần đấtmà ôngDứt cắmranh và bị cáo Trần Văn Phú (ảnh nhỏ). Ảnh: CT
Vướng lao lý
vì 25 cây
trụ đá
Ngay trong ngày tòa sơ thẩmxử thì
công anmới lập biên bản tạmgiữ tang vật
vụ án nên tòa phúc thẩmđã hoãn xử để
xác minh.
án sơ thẩm nên ngày 10-7 vừa qua,
TAND tỉnhAn Giang xử phúc thẩm.
Tại tòa, bị cáo Phú và luật sư yêu
cầu tòa hủy án sơ thẩm vì vi phạm
nghiêm trọng tố tụng.
Luật sư (LS) bào chữa cho Phú
cho rằng kết luận định giá không
đúng. Vì theo biên bản kiểm tra tài
sản thiệt hại và tại tòa bị hại khẳng
định mua một cây trụ đá với 80.000
đồng từ năm 2016. Thế nhưng hội
đồng định giá lại xác định mỗi cây
trụ đá có giá trị là 85.000 đồng là
không đúng giá trị thật.
Theo LS, nếu mỗi cây trụ đá mới
mà bị hại mua 80.000 đồng vào
năm 2016 thì khi đã qua sử dụng
sẽ có giá trị dưới 80.000 đồng.
Như vậy, 25 cây trụ đá bị gãy thì
tổng thiệt hại sẽ là dưới 2 triệu
đồng và chỉ có thể xử phạt hành
chính bị cáo Phú. Ngoài ra, hồ sơ
cũng không thể hiện có biên bản
họp định giá và vi phạm Điều 19
Nghị định 30/2018 của Chính phủ
(quy định chi tiết việc thành lập
và hoạt động của hội đồng định
giá tài sản; trình tự, thủ tục định
giá tài sản trong tố tụng hình sự).•
Hoãn xử để xác minh thêm
Tại tòa phúc thẩm LS bào chữa cho bị cáo Phú cho rằng ban đầu CQĐT
không thu giữ các cây trụ để định giá, tòa sơ thẩm tuyên án xongmới lập
biên bản thu giữ vật chứng là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng, đề
nghị hủy án sơ thẩm. Trong khi đại diện VKS tỉnh đề nghị bác kháng cáo.
Sau khi hội ý, HĐXX phúc thẩm quyết định hoãn phiên tòa để tiến
hành xác minh liên quan đến biên bản tạm giữ tang vật ngày 10-4 (ngày
xử sơ thẩm).
Giám đốc lãnh 45 ngày tù sau sáu năm
bị khởi tố
Mới đây, TAND tỉnh Đồng
Tháp xử sơ thẩm lần hai đã
tuyên phạt bị cáo Đặng Huy
Hoàng (sinh năm 1953, ngụ
TP.HCM) 45 ngày tù (bằng
thời gian tạm giam) về tội
lạm dụng tín nhiệm chiếm
đoạt tài sản.
HĐXX nhận định bị cáo
đã khắc phục phần thiệt hại,
vụ án xảy ra đã lâu, phần vì
lý do sức khỏe nên xem xét
tuyên phạt mức án như trên. Tuy nhiên, bị cáo cho biết sẽ
tiếp tục kháng cáo vì cho rằng mình bị oan. Luật sư bào
chữa cho rằng có dấu hiệu hình sự hóa kinh tế.
Vụ án này kéo dài từ năm 2013 đến nay, trải qua ba lần
xét xử. Xử sơ thẩm lần một, TAND tỉnh tuyên phạt năm
năm tù. Sau đó, tòa phúc thẩm quyết định hủy bản án sơ
thẩm để điều tra lại vì cho rằng nhiều tình tiết của vụ án
chưa được làm rõ, cần bổ sung.
Theo hồ sơ, Hoàng từng có tiền án 12 năm tù về tội lừa
đảo chiếm đoạt tài sản. Sau khi ra tù, Hoàng thành lập
Công ty cổ phần Thương mại Đặng Hoàng và làm giám
đốc. Trong quá trình hoạt động, công ty ký hợp đồng xây
dựng với Ban quản lý dự án xây dựng huyện Lấp Vò và
huyện Lai Vung (tỉnh Đồng Tháp) để thi công một số công
trình tại hai địa phương.
Sau khi ứng kinh phí từ hai ban quản lý dự án trên,
Hoàng giao lại cho đơn vị khác thi công nhưng không
thanh toán tiền vật tư, chỉ thanh toán một phần kinh phí
cho đơn vị được khoán lại. Khi các chủ nợ đến đòi tiền,
Hoàng bán nhà và bỏ trốn.
Bằng thủ đoạn trên, cơ quan chức năng xác định bị cáo
Hoàng đã chiếm đoạt của hai ban quản lý dự án xây dựng
và hai doanh nghiệp với tổng số tiền trên 1,6 tỉ đồng.
Trong suốt quá trình tố tụng, Hoàng cho rằng mình
không chiếm đoạt số tiền kinh phí của hai ban quản lý dự
án xây dựng. Số tiền đó đang được dùng để đầu tư cho
một dự án khác. Bị cáo cũng khai không bỏ trốn khỏi địa
phương như cáo trạng quy kết.
HOÀNG YẾN
Thầy giáo cho học sinh diễn cảnh nóng
muốn tòa xử sớm
Ngày 21-8, thẩm phán Lê Ngọc Nga (TAND quận 12,
TP.HCM) cho biết vụ ông Phạm Quốc Đạt (SN 1985, ngụ
quận Gò Vấp) kiện Trường THPT Võ Trường Toản (quận
12) đang trong quá trình hòa giải và chưa ấn định được
chính xác ngày xét xử.
Ngày 2-1, ông Lương Văn Định (Hiệu trưởng
Trường THPT Võ Trường Toản) đã ra quyết định xử lý
kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo với Đạt với tư cách là
giáo viên trường này.
Ông Đạt bị kỷ luật với nhiều lý do, trong đó có việc cho
học sinh tái hiện một số phân cảnh nhạy cảm khi sân khấu
hóa các tác phẩm văn học
“Bỉ vỏ”
,
“Quan Âm Thị Kính”
,
“Số đỏ”
. Việc này khiến dư luận bức xúc vì cho rằng có
nhiều “cảnh nóng” không phù hợp để học sinh tái hiện.
Ban giám hiệu nhà trường sau khi xem xét đã ra quyết
định kỷ luật cảnh cáo, thời gian thi hành là 12 tháng.
Trong thời gian này, ông Đạt bị đình chỉ giảng dạy và làm
giáo viên chủ nhiệm, chuyển sang làm công việc khác.
Ông Đạt sau đó khởi kiện yêu cầu tòa tuyên hủy các
quyết định xử lý kỷ luật, buộc nhà trường phải xin lỗi,
cải chính công khai, để ông tiếp tục làm chủ nhiệm lớp,
giảng dạy đúng chuyên môn... Đồng thời, ông Đạt cũng
yêu cầu nhà trường phải bồi thường thiệt hại hơn 76
triệu đồng.
Ngày 20-8, TAND quận 12 đã tổ chức phiên hòa giải
lần thứ hai. Trong biên bản hòa giải, ông Đạt khẳng định
nếu nhà trường đồng ý rút lại các quyết định xử lý kỷ luật
thì ông sẽ đồng ý rút đơn khởi kiện.
Trong khi đó, phía bị đơn cho rằng các quyết định của
mình là đúng quy định và có cơ sở. Do đó, nhà trường
không đồng ý với tất cả yêu cầu mà nguyên đơn đưa ra và
không đồng ý rút lại các quyết định kỷ luật.
Tại đây, nguyên đơn cũng thể hiện mong muốn tòa
án sớm đưa vụ án ra xét xử và không muốn hòa giải
với bị đơn.
MINH VƯƠNG
Theo LS, nếu mỗi cây trụ
đá mới mà bị hại mua
80.000 đồng vào năm
2016 thì khi đã qua sử
dụng sẽ có giá trị dưới
80.000 đồng.
Bị cáoHoàng tại tòa. Ảnh: HY
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook