214-2019 - page 11

11
Kinh tế -
Thứ Tư18-9-2019
Lo “tín dụngma”
từ cho vay cầm
cố sổ tiết kiệm
THÙY LINH
N
gân hàng Nhà nước
vừa có văn bản cảnh
báo cho vay bằng cầm
cố sổ tiết kiệm. Cơ quan này
cho hay qua công tác thanh
tra, giám sát cho thấy có hiện
tượngmột số tổ chức tín dụng,
chi nhánh ngân hàng nước
ngoài cho khách hàng vay
vốn có đảm bảo bằng cầm
cố sổ tiết kiệm nhưng không
có phương án sử dụng vốn
vay theo quy định.
Nở rộ vay cầm cố
bằng sổ tiết kiệm
​Thực tế, chỉ cần lên Google
gõ cụm từ “cho vay cầm cố
bằngsổ tiết kiệm” thì cókhoảng
3.170.000 kết quả trong thời
gian chỉ có 0,48 giây. Rất
nhiều ngân hàng quảng cáo,
giới thiệu về hình thức cho
vay thế chấp bằng chính sổ
tiết kiệm với hạn mức lên đến
95%-100%giá trị sổ tiết kiệm.
Điều này có nghĩa, nếu sổ
tiết kiệm1 tỉ đồng, khách hàng
có thể được vay một tỉ đồng.
Không chỉ vậy, với hình thức
cho vay này, thủ tục rất đơn
giản và ngân hàng có thể giải
ngân ngay lập tức mà không
cần hỏi nhu cầu vay vốn của
khách hàng, hoặc người vay
không cần kê khai bất kỳ điều
gì về mục đích sử dụng.
Nhiều khách hàng cho biết
gửi tiết kiệm, sau đó cần tiền
xử lý gấp công việc nhưng
nếu rút tiền gửi trước hạn thì
theo quy định sẽ phải chịu lãi
suất không kỳ hạn rất thấp.
Do đó nhiều người chọn vay
cầm cố sổ tiết kiệm, chấp
nhận lãi suất vay cao hơn lãi
suất gửi tiền trên sổ tiết kiệm
nhưng kỳ hạn vay ngắn hơn.
Với cách làmnày, khách hàng
được hưởng lợi lớn.
Chị Tuyết Nga (quận Tân
Bình, TP.HCM) kể chị đang
có sổ tiết kiệm trị giá 1,5 tỉ
đồng kỳ hạn sáu tháng với lãi
suất cuối kỳ là 8,03%/năm
và đến ngày 5-10-2019 sổ
tiết kiệm này mới đáo hạn.
Nhưng bây giờ khi chị muốn
rút vì gia đình cần dùng thì
được nhân viên ngân hàng
cho biết sẽ mất toàn bộ số
tiền lãi ước khoảng 60 triệu
đồng. Tuy vậy, nhân viên
ngân hàng tư vấn cho chị
vay bằng hình thức cầm
cố sổ tiết kiệm với lãi suất
chênh lệch là 2,5%/năm và
chỉ được vay đến đúng ngày
đáo hạn sổ tiết kiệm.
Trước đề nghị hấp dẫn này,
chị Nga đã chấp nhận ngay.
“Tôi chỉ phải chi trả khoản
lãi vay chênh lệch 2,5% trong
20 ngày, tương đương hơn 1
triệu đồng thay vì mất gần
hết 60 triệu đồng số tiền lãi
cho kỳ hạn sáu tháng” - chị
Nga giải thích.
Tổng giám đốc một ngân
hàng thươngmại cổ phần chia
sẻ: Với hình thức cho vay cầm
cốbằng sổ tiết kiệm, ngânhàng
đã nắm chắc tài sản đảm bảo
chính là sổ tiết kiệm, tức có
giá trị tương đương tiền mặt,
nên sản phẩm cho vay cầm
cố sổ tiết kiệm được xem là
có tính an toàn cao.
Không ít rủi ro
Đại diện một số ngân hàng
khẳng định rằng việc cho vay
cầm cố bằng sổ tiết kiệm an
toàn cao nhưngTSBùi Quang
Tín, chuyên gia tài chính, lại
cho rằng điều này là không
hoàn toàn đúng.
Ông Tín ví dụ, giả sử một
doanh nghiệp nhỏ đang có
nhu cầu vay vốn của ngân
hàng khoảng 500 triệu đồng.
Để được phê duyệt khoản vay
này, họ sẽ phải trải qua rất
nhiều bước trong quy trình
cấp tín dụng. Nhưng họ gần
như biết chắc mình không
phải đối tượng để ngân hàng
chấp thuận khoản vay do
không thể cung cấp đủ các
giấy tờ như ngân hàng yêu
cầu; phương án kinh doanh
không tốt; phương án trả nợ
không tốt…
Đứng trước tình thế trên,
doanh nghiệp này thuê một
dịch vụ hoặc một ai đó mở
sổ tiết kiệm với khoản tiền
tương ứng 500 triệu đồng.
Sau thời gian ngắn, người
thuê, dịch vụ thuê tiến hành
làm thủ tục cầm cố sổ tiết
kiệm. Với cách này, doanh
nghiệp vừa được hưởng lãi
suất vay thấp hơn nhiều so
với đi vay tín dụng đen, đồng
thời không phải chứng minh
bất cứ thủ tục nào trong toàn
Xử lý nghiêmngânhàng cố tình vi phạm
Vay thế chấp sổ tiết kiệm là hình thức vay thế chấp tài
sản tại ngân hàng, khi khách có sẵn một sổ tiết kiệm trong
ngân hàng thì có thể sử dụng sổ tiết kiệm đó để vay một
nguồn vốn nhất định nhằm phục vụ cho các mục đích: Vay
mua xe ô tô, vay mua nhà, vay kinh doanh, vay tiêu dùng...
Lãi suất vay thế chấp sổ tiết kiệm khá hấp dẫn, có ngân
hàng chỉ 7%/năm.
Tuy nhiên, nhiều ngân hàng không chú trọng thẩm định
mục đích sử dụng vốn đối với các khoản vay cầm cố bằng
sổ tiết kiệm. Điều này dẫn đến tình trạngmất an toàn thanh
khoản cũng như rủi ro tại các ngân hàng.
Chính vì vậy, để đảmbảo ổn định thị trường tiền tệ và an
toàn hoạt động ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu
các tổ chức tín dụng kiểmsoát chặt chẽ khoản vay. Đặc biệt
là kiểm soát mục đích sử dụng vốn vay và giải ngân vốn vay
đối với các khoản vay đảm bảo bằng cầm cố sổ tiết kiệm.
Ngân hàng Nhà nước sẽ xử lý nghiêm các tổ chức tín dụng
cố tình vi phạm.
Đồng USD tăng giá sau thời gian dài
bất động
Sau hơn hai tháng gần như bất động, tỉ giá USD mấy
ngày qua liên tiếp tăng và hiện vượt mốc 23.300 VND/
USD. Mở cửa phiên giao dịch sáng 17-9, tỉ giá USD
được niêm yết tại Vietcombank ở mức 23.150-23.300
VND/USD, tăng 40 đồng/USD ở cả hai chiều mua-bán
so với giá chốt phiên cách nay hơn hai ngày. Tương tự,
VietinBank cũng nâng giá mua USD lên mức 23.170
VND/USD và bán ra 23.300 VND/USD, tăng 30 đồng/
USD so với cuối tuần trước.
Trên thị trường tự do, giá mỗi USD được mua vào ở mức
22.205 VND và bán ra ở mức 23.220 VND/USD, tăng
nhẹ 5 đồng so với trước đó một ngày. Đáng chú ý, hiện giá
USD giao dịch trên thị trường tự do đang thấp hơn so với
giá bán tại các ngân hàng thương mại 75-95 đồng/USD.
Tỉ giá trong nước có xu hướng tăng, song nhìn chung
vẫn ổn định. Theo nhận định của Công ty Chứng khoán
SSI, có nhiều yếu tố thuận lợi góp phần ổn định tỉ giá trong
thời gian tới. Ví dụ, sau hai đợt mua vào ngoại tệ rất lớn là
bốn tháng đầu năm và từ tháng 7 đến nay, dự trữ ngoại hối
hiện ở mức cao nhất từ trước đến nay, ước tính khoảng 70
tỉ USD; cán cân thương mại và dòng vốn đầu tư nước ngoài
đang diễn biến thuận lợi; một số dòng vốn lớn có thể nhìn
thấy sẽ về trong thời gian tới, như khoản bán vốn của Ngân
hàng BIDV và mùa kiều hối cuối năm.
TL
Chủ tịch Asanzo: “Chúng tôi thiệt hại
khoảng 1.000 tỉ đồng”
Ngày 17-9, Công ty cổ phần Tập đoàn Asanzo tổ chức
họp báo
công bố kết luận thanh tra, kiểm tra Asanzo với
tiêu đề “Asanzo được minh oan”. Ông Phạm Văn Tam, Chủ
tịch Asanzo, ước tính đến nay công ty đã thiệt hại khoảng
1.000 tỉ đồng vì nghi án “giả xuất xứ” và cho biết công ty
trở lại hoạt động sản xuất, kinh doanh từ ngày 17-9.
Tại cuộc họp, Asanzo đã công bố hàng loạt văn bản như
Tổng cục Hải quan trả lời thư kêu cứu của Asanzo; báo
cáo kết quả làm việc, xác minh thông tin liên quan Asanzo
của Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương); văn
bản báo cáo của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt
Nam (VCCI) gửi Thủ tướng; kết luận của tổ xác minh
thuộc VCCI… Tuy vậy, đa số các văn bản này đã được
báo chí đăng tải.
Nhiều phóng viên đã chất vấn đại diện Asanzo về các
vấn đề liên quan đến nội dung thanh tra, kiểm tra và cả
tiêu đề “Asanzo được minh oan” của buổi họp báo. Trả
lời những chất vấn này, luật sư Trần Đức Hoàng, đại diện
cho Asanzo, khẳng định: “Hiện tại chúng tôi thấy rằng các
cơ quan nhà nước chưa ban hành kết luận nào nói Asanzo
vi phạm. Có thể cơ quan nhà nước sẽ công bố sau nhưng
anh Tam muốn công bố sớm để quay trở lại sản xuất, kinh
doanh…”.
V.LONG - T.PHƯƠNG
bộ quy trình kiểm duyệt khắt
khe khi phê duyệt khoản vay
của ngân hàng.
“Chính vì nhìn thấy những
kẽ hở trong quy trình cho vay
bằng hình thức cầm cố sổ tiết
kiệm mà không có phương
án kinh doanh nên Ngân
hàng Nhà nước mới phải ra
văn bản cảnh báo. Việc cảnh
báo này là hợp lý” - ông Tín
khẳng định.
Tương tự, TS Nguyễn Trí
Hiếu, chuyên gia tài chính
ngân hàng, cho biết: Trên thế
giới, hình thức cho vay bằng
cách cầm cố sổ tiết kiệmđược
gọi là “tín dụng ma” và nhiều
nước tiên tiến cấmcho vay loại
này. “Hình thức cho vay này
có nguy cơ tạo ra một loại tài
sản ảo trên sổ sách ngân hàng
tại thời điểm cho vay và có
thể sẽ khiến mặt bằng lãi suất
tăng. Do vậy, động thái của
Ngân hàng Nhà nước là cần
thiết để kiểmsoát dòng vốn tín
dụng” - ông Hiếu nhấn mạnh.
Cụ thể hơn, theo ông Hiếu,
việc cho vay cầm cố sổ tiết
kiệm tiềm ẩn rủi ro. Giả sử
khách hàng A gửi tiết kiệm
100 tỉ đồng vào ngân hàng,
khi đó ngân hàng sẽ sử dụng
nguồn vốn này để cho vay và
phục vụ các hoạt động khác.
Trong trường hợp ngân hàng
cho khách hàng B vay 80 tỉ
đồng, sau đó khách hàng A
đến để vay lại trên chính sổ
tiết kiệm80 tỉ đồng, ngân hàng
sẽ ghi trên tài sản có là 160
tỉ đồng, trong khi nguồn vốn
chỉ 100 tỉ đồng. Điều này tạo
rủi ro về thanh khoản.
Đồng quan điểm, một số
chuyên gia cho rằng việc
cho vay, cầm cố bằng sổ tiết
kiệm là một nghiệp vụ khá
phổ biến, được nhiều ngân
hàng triển khai. Tuy nhiên,
việc này cũng tiềm ẩn không
ít rủi ro cho cả khách hàng lẫn
ngân hàng. Vì vậy, việc Ngân
hàng Nhà nước siết cho vay
cầm cố sổ tiết kiệm là cần
thiết. Động thái này không chỉ
hạn chế tình trạng tăng dư nợ
khống tại một số ngân hàng
mà còn giảm thiểu các rủi ro
như làm giả sổ tiết kiệm để
cầm cố vay vốn. Thực tế, thời
gian qua đã xuất hiện một số
trường hợp khách hàng vẫn
giữ sổ tiết kiệm nhưng tiền
đã bị rút thông qua các khoản
vay cầm cố, hoặc có trường
hợp khách hàng thông đồng
với nhân viên tín dụng làm
giả sổ tiết kiệm, giả chữ ký
để rút khống tiền.•
Nếu chọn hình thức vay cầm cố bằng sổ tiết kiệm,
người dân có thể được vay với lãi suất thấp hơn so với
vay thông thường nhưng rủi ro luôn rình rập.
Hiện nay nhiều ngân hàng cho vay cầmcố bằng sổ tiết kiệm. Ảnh: TL
Trên thế giới, hình
thức cho vay bằng
cách cầm cố sổ tiết
kiệm được gọi là “tín
dụng ma” và nhiều
nước tiên tiến cấm
cho vay loại này.
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10 12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook