214-2019 - page 7

7
Pháp luật
&
cuộc sống -
Thứ Tư18-9-2019
Bà Lê HoàngDiệp Thảo và ôngĐặng Lê Nguyên Vũ. Ảnh: HY
Vụ ly hôn của vợ chồng
Trung Nguyên kéo dài
bao lâu?
Trước phiên xử, bàThảo có gửi bản kiến nghị đến báo chí và cơ quan
chức năng trong khi ông Vũ không có động thái gì.
HOÀNGYẾN
T
heo dự kiến, ngày mai, 18-9, TAND
Cấp cao tại TP.HCM sẽ mở phiên
tòa xét xử phúc thẩm vụ ly hôn giữa
bà Lê Hoàng Diệp Thảo (SN 1973) và
ông Đặng Lê Nguyên Vũ (SN 1971,
Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc
Tập đoàn Cà phê Trung Nguyên). Dự
kiến phiên tòa kéo dài trong ba ngày.
Chưa có hồi kết?
Theo thông báo triệu tập của tòa phúc
thẩm, bà Thảo có năm luật sư bảo vệ, phía
ông Vũ có ba luật sư bảo vệ. Ngoài ra,
tòa cũng triệu tập nhiều người tham gia
phiên tòa với tư cách là người có quyền
lợi và nghĩa vụ liên quan như Công ty cổ
phần Cà phê Trung Nguyên, Công ty cổ
phần Tập đoàn Trung Nguyên, Công ty
cổ phần Cà phê hòa tan Trung Nguyên.
Ngoài ra còn có Ngân hàng TMCP Đầu
tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng
TMCPXuất nhập khẩu Việt Nam, Ngân
hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam,
Công ty cổ phần Nguyên liệu thực phẩm
Á Châu Sài Gòn…
Bà Thảo và ông Vũ kết hôn hơn 20
năm trước, có bốn con chung. Sau thời
gian dài xảy ra nhiều mâu thuẫn, năm
2015 bà Thảo gửi đơn ra tòa xin ly hôn
và từ đây cuộc chiến pháp lý ly hôn giữa
hai bên kéo dài đến nay chưa có hồi kết.
Sau nhiều năm thụ lý giải quyết, mãi
đến tháng 3 vừa qua TANDTP.HCMmới
đưa ra phán quyết sơ thẩm. Tuy nhiên,
ngay sau đó hai bên kháng cáo và VKS
có kháng nghị đối với bản án này. Vì vậy,
trước phiên xử phúc thẩm, nhiều chuyên
gia về pháp lý cho rằng kết quả phiên xử
sắp tới có thể chưa thể kết thúc vụ án. Vì
có đề nghị hủy bản án sơ thẩm để xử lại,
cũng như giữa cặp vợ chồng này còn rất
nhiều vụ kiện tranh chấp liên quan đến
thương hiệu, Tập đoàn Trung Nguyên.
Trước đó án sơ thẩm của TAND
TP.HCM tuyên chấp nhận cho vợ chồng
Trung Nguyên ly hôn, giao các con cho
bà Thảo nuôi dưỡng, ông Vũ cấp dưỡng
10 tỉ đồng mỗi năm. HĐXX xác định ông
Vũ có công lớn hơn nên được sở hữu 60%
tổng tài sản chung của vợ chồng, nắm
quyền điều hành Trung Nguyên và có
nghĩa vụ trả lại bà Thảo bằng tiền tương
ứng với số cổ phần bà sở hữu.
Vợ chồng kháng cáo,
VKS kháng nghị
Sau đó bà Thảo kháng cáo, cho rằng
bản án sơ thẩm vi phạm tố tụng nghiêm
trọng. Cụ thể, bà cho rằng tại phiên tòa
bà đã quyết định rút đơn ly hôn, đáng
lẽ tòa phải đình chỉ vụ án để gia đình bà
Thảo được đoàn tụ. Tuy nhiên, tòa sơ
thẩm đã… cưỡng ép vợ chồng bà ly hôn.
Trong khi bản án sơ thẩm ghi nhận bà
VKSND TP.HCM kháng
nghị với bản án sơ thẩm
dài 16 trang về hơn 10 vấn
đề liên quan và đề nghị cấp
phúc thẩm tuyên hủy toàn bộ.
Kiến nghị của bà Thảo trước phiên phúc thẩm
Trước khi phiên tòa phúc thẩm diễn ra, nguyên đơn là bà Thảo có gửi văn bản
kiến nghị đến một số cơ quan thông tấn báo chí, cơ quan chức năng. Theo đó, bà
đề nghị báo chí không đăng tải những thông tin liên quan đến quyền nhân thân;
những ngôn từ bình luận xúc xiểm, trích dẫn những lời nói lăngmạ, xúc phạmdanh
dự bà từ phía ông Vũ tại phiên tòa, trong các cuộc phỏng vấn cũng như các văn bản
một chiều... Đồng thời, bà Thảo cũng đề nghị báo chí không đăng tải những thông
tin liên quan đến tranh chấp khi chưa có phán quyết chính thức của HĐXX, những
thông tin một chiều từ phía Trung Nguyên.
Trong văn bản bà nhấn mạnh đến yêu cầu không “đăng tải những thông tin làm
ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh và danh dự của tôi, và tác động đến kết
quả giải quyết của cơ quan có thẩm quyền, tôi sẽ có yêu cầu xử lý bằng pháp luật”.
Trong khi phía bị đơn là ông Vũ hiện chưa có động thái gì đặc biệt trước phiên xử.
Thảo xác định mâu thuẫn vợ chồng đến
nay ngày càng trầm trọng. Hai vợ chồng
đã ly thân hơn hai nămnay, tình yêu không
còn, mục đích hôn nhân không đạt được.
Nếu kéo dài tình trạng hôn nhân sẽ làm
cả hai vợ chồng thêm khổ nên đề nghị
tòa giải quyết cho ly hôn.
Còn ôngVũ cho biết khi thamgia vụ án
với tư cách bị đơn, vì đạo lý vợ chồng, vì
trách nhiệm với bốn con và mong muốn
bà Thảo thấy được sai lầm của mình nên
ông đã không đồng ý ly hôn. Nhưng đến
nay, nhận thấy hôn nhân giữa ông và bà
Thảo đã lâm vào tình trạng trầm trọng,
đời sống chung không thể kéo dài…, từ
đó ông Vũ đề nghị tòa cho ông được ly
hôn. Trên cơ sở này, HĐXX ghi trong
bản án “sự thỏa thuận của các đương sự
về ly hôn là hoàn toàn tự nguyện, phù
hợp với pháp luật nên được chấp nhận”.
Về tài sản chung là cổ phần và phần
góp vốn, bà Thảo kháng cáo cho rằng khi
tòa tuyên buộc bà phải giao cổ phần được
chia của mình cho ông Vũ và nhận tiền
là HĐXX đã “tước đoạt” đi tài sản của
bà, tước bỏ quyền của một cổ đông có
tỉ lệ cổ phần lớn trong Tập đoàn Trung
Nguyên.
Đối với vàng, ngoại tệ, tiền mặt tương
đương hơn 1.764 tỉ đồng, theo bà Thảo,
HĐXX lập luận tiền trong tài khoản là
của chung nhưng không thu thập chứng
cứ về thời điểm tạo lập, căn cứ tạo lập,
không tổ chức hòa giải về yêu cầu phản
tố đòi chia khoản tiền này của ông Vũ.
Vì vậy, việc tòa giải quyết yêu cầu chia
khoản tiền hơn 1.764 tỉ đồng là bất chấp
quy định. Ngoài ra, việc HĐXX sơ thẩm
xác định tỉ lệ phân chia tài sản ông Vũ
60%, bà Thảo 40% là không khách quan,
thiên vị một bên và phủ nhận công sức
đóng góp của bà Thảo trong việc điều
hành Tập đoàn Trung Nguyên…
Ngược lại, ông Vũ chỉ kháng cáo, đề
nghị cấp phúc thẩm xem xét, phân chia
tài sản theo tỉ lệ 70% (ôngVũ) và bà Thảo
30%đối với phần tài sản là cổ phần, phần
góp vốn của cả hai tại Trung Nguyên, tài
sản là tiền, vàng… hơn 1.764 tỉ đồng.
VKSNDTP.HCM cũng có kháng nghị
dài 16 trang về hơn 10 vấn đề liên quan
đến bản án sơ thẩm và đề nghị cấp phúc
thẩm tuyên hủy toàn bộ bản án sơ thẩm.•
TrùmgỗlậuPhượng
“râu”và23đồngphạm
hầutòa
Ngày 17-9, TAND tỉnh Đắk Nông xét xử Phượng
“râu” cùng 23 người khác liên quan đến đường dây
gỗ lậu khủng xảy ra trên địa bàn.
Phan Hữu Phượng (tức Phượng “râu”), Nguyễn
Thanh Kiệt, Nguyễn Hoàng Trang bị truy tố tội vi
phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản
và tội đưa hối lộ. 15 bị cáo khác bị truy tố về tội vi
phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản.
Bị cáo Lê Quang Thái (cán bộ Chi cục Kiểm lâm
tỉnh Đắk Nông), Nguyễn Tấn Bình (cán bộ kiểm lâm
Vườn quốc gia Yok Đôn), Nguyễn Lợi, Bùi Đăng
Hiệp và Phạm Văn Hồng (cùng là cán bộ Công ty
Lâm nghiệp Đắk Wil) bị truy tố về tội nhận hối lộ.
Bùi Văn Khang (kiểm lâm huyện Cư M’gar, Đắk
Lắk), Hà Thăng Long (kiểm lâm huyện Buôn Đôn) bị
truy tố về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi
thi hành công vụ.
Theo cáo trạng, lợi dụng việc vận chuyển gỗ mua
đấu giá, Phượng, Kiệt tổ chức khai thác và mua thêm
gỗ bất hợp pháp tại khu vực Vườn quốc gia Yok Đôn
(Đắk Lắk). Số gỗ này sẽ được vận chuyển cùng với
gỗ trúng đấu giá về huyện Cư Jút (Đắk Nông) để tiêu
thụ.
Ngày 8-3-2017, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đắk Lắk
có công văn chỉ đạo Hạt Kiểm lâm huyện Buôn Đôn
(Đắk Lắk) phối hợp với Vườn quốc gia Yok Đôn và
Đồn biên phòng 747 đóng dấu búa kiểm lâm đối với
lô gỗ mà Kiệt và Phượng mua trúng đấu giá.
Sau đó Kiệt và Phượng giao cho Trang liên hệ với
Hạt Kiểm lâm huyện Buôn Đôn để được đóng dấu
búa. Trang đến gặp Bùi Văn Khang, Hạt trưởng Hạt
Kiểm lâm huyện Buôn Đôn, thì được Khang đồng ý
cho đóng dấu toàn bộ lô gỗ trúng đấu giá ngày 29-3-
2017.
Kiệt và Phượng đưa cho Trang 120 triệu đồng để
Trang đến đưa cho Hạt Kiểm lâm huyện Buôn Đôn.
Sau đó Phượng và Kiệt tổ chức vận chuyển gỗ, đồng
thời tổ chức việc thu mua, khai thác gỗ trái phép tại
Vườn quốc gia Yok Đôn.
Ngoài ra, Phượng và Công ty Thảo Trúc do Kiệt
làm giám đốc đã làm hồ sơ đăng ký tham gia đấu giá
tài sản và trúng đấu giá gỗ trôi dạt, vùi lấp dưới lòng
suối Đắk Đam do Vườn quốc gia Yok Đôn trục vớt
với khối lượng 640,022 m
3
gỗ các loại. Ngày 23-1-
2017, Phượng và Kiệt ký hợp đồng mua gỗ với số
tiền là hơn 2,4 tỉ đồng với Sở Tài chính tỉnh Đắk Lắk.
Từ năm 2017 đến tháng 4-2018, lợi dụng việc vận
chuyển gỗ đấu giá, các đối tượng đã khai thác trái
phép 43 cây gỗ các loại trong lâm phần do Vườn
quốc gia Yok Đôn quản lý. Đồng thời, các đối tượng
còn tổ chức thu mua gỗ bất hợp pháp của những
đối tượng khác ở khu vực biên giới Việt Nam và
Campuchia.
Theo sổ ghi chép và dữ liệu trong máy tính của
Trang, từ ngày 10 đến 27-4-2018, Phượng và Kiệt đã
vận chuyển gần 1.500 m
3
gỗ các loại. Trong đó, gỗ
bất hợp pháp là 918,128 m
3
.
Đến ngày 27-4-2018, khi đang chở gỗ bất hợp pháp
của Phượng về kho xưởng ở huyện Cư Jút, các đối
tượng bị Bộ Công an và Công an tỉnh Đắk Nông phối
hợp bắt quả tang. Tang vật là 44,905 m
3
gỗ các loại từ
nhóm IIA đến nhóm V không có giấy tờ hợp pháp.
Qua khám xét các kho bãi trên địa bàn huyện Cư
Jút, các cơ quan chức năng còn thu giữ hơn 534 m
3
gỗ bất hợp pháp. Tổng khối lượng gỗ bất hợp pháp
thu giữ được
là hơn 632,005
m
3
, trị giá hơn
3,1 tỉ đồng.
Phiên tòa dự
kiến sẽ diễn ra
trong hai ngày.
H.TRƯỜNG
- Đ.THANH
Bị cáo PhanHữu
Phượng tại tòa.
Ảnh: TT
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook