214-2019 - page 12

12
VIẾT LONG
N
gày 17-9, ông Ngọ
Duy Hiểu, Phó Chủ
tịch Tổng Liên đoàn
Lao động (LĐLĐ) Việt Nam,
cho biết đơn vị vừa đề xuất
bổ sung ba ngày nghỉ lễ vào
Bộ luật Lao động (sửa đổi).
Hai phương án tăng
ngày nghỉ lễ
Cụ thể, phương án 1, nghỉ
thêm ba ngày vào dịp nghỉ
Quốc khánh. Theo đó, dịp
này người lao động được nghỉ
bốn ngày, từ ngày 2 đến 5-9
hằng năm.
Phương án 2, nghỉ thêmmột
ngày vào ngày Gia đình Việt
Nam 28-6 và hai ngày thêm
vào dịp nghỉ tết Dương lịch.
Nguyên nhân, theo Tổng
LĐLĐ Việt Nam, hiện nay
số ngày nghỉ lễ, tết của Việt
Nam ở mức trung bình thấp
so với các quốc gia trên thế
giới và khu vực.
Cụ thể, Campuchia là 28
ngày, Brunei là 15 ngày,
Indonesia là 16 ngày,Malaysia
là 12 ngày, Myanmar là 14
ngày, Philippines là 12 ngày,
Singapore là 11 ngày, Thái Lan
là 16 ngày…Trong khi tổng
số ngày nghỉ lễ, tết hiện nay
của Việt Nam mới 10 ngày.
Bên cạnh đó, việc tăng thêm
nghỉ lễ trong năm giúp cho
người lao động nghỉ ngơi,
tái tạo sức lao động, vừa có
thêm thời gian chăm lo gia
đình và góp phần kích thích
các ngành dịch vụ phát triển.
giảm giờ làm là tiến bộ của
loài người trên cơ sở phát
triển của lực lượng sản xuất,
đảm bảo tăng năng suất lao
động, phù hợp với điều kiện
của doanh nghiệp nhưng
duy trì được sức khỏe, khả
năng tái tạo sức lao động
cũng như thời gian chăm
sóc gia đình.
Thời gian làmviệc dài có thể
tạo ra những hậu quả nghiêm
trọng đối với cả người lao
động và doanh nghiệp, đến
từ việc xáo trộn nhịp sinh
học, cuộc sống gia đình và
xã hội, tạo ra ảnh hưởng tiêu
cực đến tâm trạng, sức khỏe,
hiệu suất trong công việc.
“Có những người lao động
tâm sự với chúng tôi họ phải
làm thêmgiờmới đủ điều kiện
nhận được toàn bộ số lương 6
triệu đồng/tháng, nếu không
lương sẽ giảm. Họ cũng kể
làm việc quần quật không có
thời gian chăm sóc con cái,
quan tâm chăm sóc giữa vợ
và chồng…Trong khi chúng
ta biết trẻ em là nguồn nhân
lực tương lai của đất nước,
những đứa trẻ sinh ra trong
điều kiện thiếu dinh dưỡng
và sự chăm sóc của cha mẹ
thì đó là nguồn nhân lực đáng
lo ngại trong tương lai, thậm
chí là phát sinh những vấn đề
tệ nạn xã hội…” - ông Quảng
nhận định.
Nếu tiếp tục duy trì giờ
làm việc chính thức trong
tuần như hiện nay, theo ông
Quảng, người lao động sẽ
tiếp tục bị vắt kiệt sức lực
với mức lương không đủ
sống. Đồng thời, chấp nhận
để cho tình trạng doanh
nghiệp lười cải tiến công
nghệ và Việt Nam tiếp tục
tụt hậu: “Nên việc đề xuất
trên để người lao động có thể
nghỉ ngày thứ Bảy và Chủ
nhật là cần thiết…” - ông
Quảng nhấn mạnh.•
Đề xuất tăng ba ngày nghỉ lễ
trong năm
Tổng Liên
đoàn Lao
động Việt
Nam đề xuất
hai phương
án tăng
ngày nghỉ
lễ và giảm
giờ làm việc
chính thức
trong tuần.
Việt Nam có số ngày
nghỉ phép thấp nhất
ILO vừa thực hiện khảo sát
115 nước, Việt Namnằm trong
nhóm có số ngày nghỉ phép
năm khởi điểm ít nhất thế giới
(12 ngày), ngang bằng với tám
nước, nhiều hơn 31 nước và ít
hơn110nước. Bêncạnhđó,Việt
Nam là nước xếp thứ ba trong
nhómquốcgiacógiờ làmthêm
thực tế cao nhất (2.250-2.500),
vớimứcgiờ làmviệc trungbình
năm là 2.339 giờ, cao hơn 60
nước, chỉ xếp sau Campuchia
và Bangladesh.
Tiêu điểm
Tăng thêmnghỉ lễ trong nămgiúp cho người lao động nghỉ ngơi, tái tạo sức lao động,
vừa có thêmthời gian chăm lo gia đình. Ảnh: PV
Ông Ngọ Duy Hiểu cho
biết trong hai phương án trên
đều đề xuất tăng ba ngày nghỉ
trong năm. Tuy nhiên, đơn vị
ủng hộ phương án nghỉ thêm
ba ngày vào dịp Quốc khánh
vì dịp này gần ngày đưa trẻ
đến trường.
“Chúng tôi muốn người lao
động có thời gian nghỉ ngơi,
chuẩn bị cho con đến trường.
Đặc biệt, nếu nghỉ ngày 5-9
các ông bố bà mẹ sẽ có thời
gian dắt tay con đến trường,
tạo sự gắn bó trong gia đình,
thể hiện tinh thần hiếu học
của Việt Nam” - ông Ngọ
Duy Hiểu nhấn mạnh.
Cần giảm giờ làm
việc chính thức
Liên quan đến giờ làm thêm
chính thức từng gây tranh cãi
trong quá trình sửa đổi, bổ
Thời gian làm việc
dài có thể tạo ra
những hậu quả
nghiêm trọng đối
với cả người lao
động và doanh
nghiệp, đến từ việc
xáo trộn nhịp sinh
học, cuộc sống gia
đình và xã hội.
sung Bộ luật Lao động, ông
Lê Đình Quảng, Phó Trưởng
ban Quan hệ lao động Tổng
LĐLĐViệt Nam, cho biết đơn
vị tiếp tục đề nghị Quốc hội
xem xét giảm thời giờ làm
việc bình thường của người
lao động từ 48 giờ/tuần xuống
44 giờ/tuần.
Theo ông Quảng, khi đơn
vị đề xuất tăng giờ làm thêm
tối đa từ 300 giờ lên 400 giờ/
năm sẽ đi kèm với tiền lương
lũy tiến và giảmgiờ làmchính
thức. Bởi theo khảo sát 154
nước của Tổ chức Lao động
Quốc tế (ILO), Việt Namnằm
trong nhóm nước có thời gian
làm việc bình thường theo
tuần cao nhất thế giới (48
giờ/tuần), cùng với 40 quốc
gia khác, chỉ hơn Kennya và
Seychelles.
Bên cạnh đó, xu hướng
Đời sống xã hội -
Thứ Tư18-9-2019
Hồ sơ - Phóng sự
ĐẶNG TRUNG
Không chỉ đặt xác người chết cho đến thối
rữa, người H’Mông ở huyện Mường Lát theo
hủ tục còn quan niệm: Khi có người thân chết,
gia đình có bao nhiêu anh em trai thì phải làm
bấy nhiêu trâu bò để tiễn đưa người chết về
với tổ tiên. Nếu làm sai một khâu, một bước
trong thủ tục tang ma đó thì người chết sẽ
quay ngược trở lại với người sống và gây ra
những hệ lụy ốm đau bệnh tật, thậm chí là
cả gia đình, dòng họ sẽ chết theo.
Quan niệm ăn sâu vào tập quán của người
H’Môngmột lời nguyền tồn tại hàng trămnăm
quakhiếnđồngbàodân tộcH’Môngnơi đâymãi
chưa thoát ra khỏi bệnh tật, đói nghèo, lạc hậu.
Phải hít thở cạnh xác chết thối rữa
Anh Sung Văn Lâu, người bản địa, ở xã
Nhi Sơn, kể khi còn nhỏ, đám tang đầu tiên
diễn ra theo hủ tục mà anh chứng kiến đó
chính là đám tang ông nội của anh, ông Sung
Xáy Ly. Cảnh tượng rùng rợn còn ám ảnh
anh đến tận bây giờ. Khi đó gia đình anh để
xác ông nội trong nhà năm ngày. Ban đầu
xác ông tái xanh rồi chuyển sang vàng, dần
dần thành đen và thối rữa. Nước chảy ra từ
tử thi, chảy tong tong xuống nền nhà. Chiếc
lưỡi từ miệng xác chết thò ra ngoài cùng
gương mặt biến dạng. Bầy ruồi nhặng bu
vào miệng người chết. Gia đình hạn chế ruồi
bằng cách lấy một miếng vải to bằng bàn tay
úp lên miệng người chết. Cứ thế, hằng đêm
gia đình và khách viếng hành lễ khèn trống.
Vào đêm cuối, khi mùi tử thi nặng nề, khách
viếng không dám đến gần xác chết thì con
cháu vẫn buộc phải ở lại trong nhà, dù ngôi
nhà người H’Mông kín mít không cửa sổ, chỉ
có hai cửa chính, cùng thầy khèn, thầy trống.
Còn ông Lâu Văn Chá (60 tuổi, xã Pù Nhi)
cho biết đối với những người đến viếng đám
tang, không được ai đeo khẩu trang hoặc dùng
khăn để bịt mặt, bởi người H’Mông theo hủ
tục cho rằng đó là hành động thiếu tôn trọng
người đã khuất. Cho đến khi người chết đã
được đem đi chôn cất thì phải cả chục ngày
sau ngôi nhà đó mới bớt mùi tử khí. Ông Chá
còn kể có trường hợp xác chết thối rữa hết, khi
khiêng đi đến huyệt, đoàn người kiểm tra lại
thì cái xác không còn chiếc đầu mà rơi xuống
lúc nào không biết. Họ phải cử nhiều người
quay lại đi tìm cho bằng được cái đầu cho
người chết thì xác chết mới được chôn cất.
Không ít xác chết khi được đem đi chôn
cất, nước từ cái xác giống như túi nước đổ
Cuộc chiến đưa người chết vào quan tài
của người H’Mông
Ởhuyện biên giới
Mường Lát,ThanhHóa,
hủ tụcma chay của người
H’Mông là khi có người
chết, gia đình sẽ đặt xác
chết trong nhà nhiều
ngày cho đến thối rữa rồi
mới mang đi chôn cất.
Người chết được đặt giữa nhà cho đến khi
cái xác thối rữa. Ảnh: ĐT
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10,11 13,14,15,16
Powered by FlippingBook