214-2019 - page 8

8
Đô thị -
Thứ Tư18-9-2019
TP.HCMchờHĐNDquyết việc bồi thường4,3hangoài ranhquyhoạchThủThiêm
Sáng 17-9, bên lề hội thảo quốc tế giải pháp nhà ở đáp
ứng gia tăng dân số một triệu người sau mỗi năm năm
ở TP.HCM giai đoạn 2021-2035, Phó Chủ tịch UBND
TP Võ Văn Hoan đã có cuộc trao đổi ngắn với báo chí
liên quan đến khiếu nại, khiếu kiện tại dự án khu đô thị
(KĐT) mới Thủ Thiêm ở quận 2.
Trả lời thắc mắc của báo chí về việc chậm trễ ban hành
chính sách bồi thường, hỗ trợ cho các hộ dân ở khu 4,3
ha thuộc dự án KĐT mới Thủ Thiêm, ông Hoan cho biết
TP đã có tờ trình lên HĐND TP. Trước đây HĐND TP dự
kiến tổ chức họp bất thường vào cuối tháng 8 để thông
qua. Tuy nhiên, chính sách cho các hộ dân khu 4,3 ha
đã xác định rồi nhưng phải củng cố thật chặt chẽ, chỉ
còn khoảng 10% vấn đề cần giải quyết. Hiện nay TP vẫn
chưa thể xác định được thời gian cụ thể do việc tổ chức
kỳ họp HĐND bất thường thuộc thẩm quyền của HĐND
TP.
Với câu hỏi liên quan đến khiếu nại, khiếu kiện cho
rằng năm khu phố thuộc ba phường Bình An, Bình
Khánh và An Khánh cũng nằm ngoài ranh quy hoạch như
khu 4,3 ha, Phó Chủ tịch UBND TP thông tin hiện nay
Thanh tra Chính phủ đã làm việc với TP về vấn đề này
và đang chờ ý kiến của trung ương. Liên quan đến số tiền
38.000 tỉ đồng dùng bồi thường, tái định cư cho KĐT
mới Thủ Thiêm mà báo chí quan tâm, ông Võ Văn Hoan
cho hay Chính phủ đã giao các cơ quan kiểm toán làm
việc. Về phía TP cũng đang làm kế hoạch cân đối thu chi
dựa trên nguồn thu từ 55 lô đất, cùng một số dự án từng
được xác định chi phí đầu tư bình quân thấp và cả từ bốn
tuyến đường BT.
Trước đó, trong buổi họp báo ngày 14-8, TP.HCM đã
công bố ranh khu 4,3 ha. Theo Phó Chủ tịch UBND TP
Võ Văn Hoan, nếu đo đúng 4,3 ha thì một số hộ sẽ bị
thiệt vì ranh đất bị hẹp lại, bởi vậy TP quyết định lấy cao
hơn con số này. Đó là lý do diện tích này đã tăng thành
4,39 ha để bảo đảm tốt nhất quyền lợi của người dân.
Theo đó, có 331 hộ dân bị ảnh hưởng trong khu vực này.
Các cơ quan chức năng của TP đã xây dựng phương án
bồi thường, hỗ trợ trên nguyên tắc đủ cơ sở pháp lý, phù
hợp với thực tiễn và được đại đa số người dân
đồng thuận.
“Chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho các hộ
dân khu 4,3 ha rất tốt, áp dụng hệ số quy đổi có lợi cho
người dân. Giá bồi thường được xác định là giá hiện nay
chứ không phải 10 năm trước. Người dân không thiệt
thòi gì cả, thậm chí có lợi” - ông Võ Văn Hoan nói và
khẳng định TP làm chính sách bám vào quy định pháp
luật và trên tinh thần có lợi nhất cho người dân.
Cũng tại buổi họp đó, ông Võ Văn Hoan nhấn mạnh:
“Nếu Thủ tướng đồng ý cho kiểm toán để xác định tất
cả 38.000 tỉ đồng đó chính là chi cho bồi thường, giải
phóng mặt bằng thì về cơ bản chúng ta có thể tất toán
được”. Số tiền này được chi đúng mục đích và “không có
chuyện dùng tiền này để làm việc khác”.
VIỆT HOA
Thi côngmột dự án nhà ở tại huyện Bình Chánh, TP.HCM. Ảnh: HTD
TP. HCM giải bài toán nhà ở cho
Nhiều vấn đề về giải pháp nhà ở
cho người thu nhập thấp được các
chuyên gia trong và ngoài nước
đưa ra tại hội thảo.
KIÊN CƯỜNG
“T
P.HCM đang đứng
trước thách thức
không nhỏ với quy
mô dân số lớn, việc tiếp nhận
200.000 người mỗi năm đặt
ra những yêu cầu cao về
nơi cư trú cho người dân”.
Chủ tịch UBND TP.HCM
Nguyễn Thành Phong phát
biểu như trên tại hội thảo
“Tìm giải pháp phát triển
nhà ở để đáp ứng gia tăng
dân số một triệu người sau
mỗi năm năm” sáng 17-9 tại
TP.HCM.
13 triệu người và hơn
1,6 triệu căn nhà
Nhằm tìm ra giải pháp phát
triển nhà ở để đáp ứng gia tăng
dân số một triệu người sau
mỗi năm năm, ông Phong cho
rằng: Dân số của TP khoảng
9 triệu người nhưng thực tế
có hơn 13 triệu người đang
sinh sống, học tập, làm việc.
Vì vậy, việc đáp ứng nhu cầu
nhà ở là một nhiệm vụ quan
trọng của TP.
Theo thống kê mới nhất
đầu năm 2017, số nhà ở tại
TP.HCM là hơn 1,675 triệu
căn, trong đó nhà kiên cố
chiếm tỉ lệ 37,6%, nhà bán
kiên cố 60,1%, nhà thiếu kiên
cố và nhà đơn sơ là 2,3%. Tính
đến tháng 6-2019, TP.HCM
đã đạt diện tích bình quân
nhà ở 19,9 m
2
/người, vượt
chỉ tiêu so với kế hoạch đề
ra là 19,8 m
2
/người.
Chủ tịchUBNDTP.HCMNguyễn
Thành Phong
(giữa)
tại hội thảo.
Ảnh: KIÊNCƯỜNG
“Tuy nhiên, dù vượt chỉ
tiêu nhưng vẫn còn bộ phận
lớn người lao động, đặc biệt
là người dân nhập cư, người
có thu nhập thấp đang sinh
sống trong điều kiện chật
chội, cũ kỹ, chưa đảm bảo
vệ sinh, an toàn. Phần lớn
họ không có khả năng sở
hữu nhà ở với mức giá phù
hợp” - ông Phong nhận xét.
Vì vậy, theo ông Phong, hội
thảo cần tập trung thảo luận
bốn vấn đề lớn. Thứ nhất là
về phân tích hiện trạng nhà
ở của TP từ năm 2016 đến
2020. Thứ hai là tình hình
phân bổ, gia tăng dân số,
điều kiện ở của người dân
nhập cư, dự báo dân số của
TP từng giai đoạn. Thứ ba là
những vấn đề cần đặt ra về
nhà ở tại TP.HCM, đặc biệt
là nhà ở cho người dân từ nơi
khác đến TP sinh sống, làm
việc. Thứ tư là định hướng
các giải pháp phát triển nhà
ở mỗi năm năm, tính từ năm
2021 đến năm 2035.
Góp ý thêm, ông Nguyễn
Văn Sinh, Thứ trưởng Bộ Xây
dựng, cho biết thời gian qua
dù đạt được nhiều kết quả về
phát triển nhà ở nhưng TP
vẫn còn nhiều hộ gia đình
chưa có nhà ở, đặc biệt là
ở các khu công nghiệp, đối
tượng thu nhập thấp.
“Việc phát triển nhà ở còn
thiếu nhiều nguồn vốn, TP
cần rà soát kế hoạch sử dụng
đất, thúc đẩy thị trường bất
động sản phát triển lànhmạnh,
đẩy mạnh phát triển nhà ở
xã hội (NƠXH) và quan tâm
đến công tác cải cách hành
chính” - ông Sinh phân tích.
Kinh nghiệm từ
các nước phát triển
“Kinh nghiệm ở các nước
cho thấy rất khó có loại hình
nhà ở nào phù hợp nhu cầu
cho mọi người. Để giải quyết
bài toán nhà ở, chúng ta cần
đa dạng các loại hình nhà
ở. Trong đó cần phát triển
NƠXH - nhà cho người thu
nhập thấp để cạnh tranh cả
với các khu “ổ chuột” tồn tại
trong nhiều TP” - GS Yap
Kioe Sheng thuộc Viện Công
nghệ châu Á (AIT) cho biết.
Khảo sát của ông tại một
số quốc gia trong khu vực
cho thấy các chương trình
NƠXH thường cung ứng số
lượng lớn căn hộ ở vùng ven
và đều được Nhà nước có
chính sách hỗ trợ. Tuy nhiên,
điều cần lưu ý là phải xem
tình trạng thật sự của những
người thu nhập thấp là như
thế nào. Ông Yap Kioe Sheng
lưu ý ở Thái Lan có trường
hợp khu NƠXH lúc đầu có
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook