214-2019 - page 9

9
Sân bay Tân Sơn Nhất ngưng phát
thông tin chuyến bay ga quốc nội
Tổng Công ty Cảng hàng không (CHK) Việt Nam
vừa thông báo từ ngày 1-10, CHK quốc tế Tân Sơn
Nhất sẽ ngưng phát thanh thông tin chuyến bay tại
nhà ga quốc nội, chỉ duy trì phát thanh thông báo thay
đổi cửa khởi hành.
Theo đó, CHK Tân Sơn Nhất khuyến cáo hành
khách lưu ý thông tin về chuyến bay của mình trên
các màn hình hiển thị thông tin chuyến bay (FIDS)
để đến cửa khởi hành kịp thời gian. Trước đó, hồi đầu
tháng 7, CHK Tân Sơn Nhất đã dừng phát thanh tại
nhà ga quốc tế (T2).
Đây cũng là sân bay đầu tiên của cả nước ngừng
phát thanh thông báo qua loa tự động, góp phần
giảm thiểu tiếng ồn, trả lại không gian yên tĩnh cho
hành khách đi lại bằng đường hàng không. Đây là xu
hướng được nhiều sân bay quốc tế áp dụng, mang lại
cho hành khách sự thoải mái, dễ chịu vì không bị làm
phiền bởi những đoạn phát thanh liên tục tại sân bay.
Đại diện các hãng hàng không, các đơn vị phục vụ
mặt đất tại CHK Tân Sơn Nhất cho hay các thông
tin trạng thái của chuyến bay sẽ được cập nhật liên
tục trên hệ thống màn hình FIDS và biển bảng tại
sân bay. Đồng thời, sẽ bố trí biển bảng thông báo về
việc nhà ga ngưng phát thanh tại các vị trí thuận tiện
như quầy thủ tục, khu
vực an ninh soi chiếu,
phòng chờ và cửa ra
máy bay,… để hành
khách chủ động, cập
nhật thông tin chuyến
bay trên màn hình
thông báo lịch bay tại
nhà ga.
P.ĐIỀN
Xử lý ô nhiễm môi trường qua phần mềm trực tuyến
Sân bay Tân SơnNhất
thông báo ngưng phát loa
thông tin chuyến bay tại ga
quốc nội từ ngày 1-10.
Ảnh: PHONGĐIỀN
Bà Rịa-Vũng Tàu phản hồi vụ
chỉnh trang bãi biển Long Hải
Chiều 16-9, trao đổi với PV, ông Nguyễn Thành
Long, Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng
Tàu, cho biết ông sẽ tổ chức họp đề nghị huyện
Long Điền báo cáo lại việc triển khai kế hoạch chỉnh
trang khu vực bãi biển Long Hải, đoạn từ Dinh Cô
đến Mộ Cô, theo phản ánh của
Pháp Luật TP.HCM
trong bài viết
“Cấm kinh doanh phao, dù, ghế bố
dưới biển Long Hải”
ngày 16-9.
Theo ông Long, việc chỉnh trang bãi tắm sạch,
đẹp là một chủ trương đúng, tạo bộ mặt mới cho du
lịch thị trấn Long Hải. Quá trình thực hiện cần tạo
sự đồng thuận của người dân để tránh dư luận không
đúng, phát sinh khiếu kiện, “điểm nóng” và so sánh
rằng người dân bị cấm, còn gia đình cán bộ thì được
thuê đất và tiếp tục kinh doanh dịch vụ.
Ông Long cho hay ông sẽ trực tiếp đi thực tế tại
khu vực biển Dinh Cô đến Mộ Cô và kiểm tra hồ sơ
cho người thân ông Lê Văn Sâm, nguyên Giám đốc
Sở TN&MT tỉnh, thuê đất khu vực bãi bồi biển Dinh
Cô trong 50 năm để có nhìn nhận khách quan. “Thời
gian qua trên địa bàn tỉnh còn một số điểm nóng về
khoáng sản, môi trường, du lịch, lãnh đạo tỉnh đều
tổ chức đi thực tế để có hướng xử lý, giải quyết sớm,
dứt điểm” - ông Long nhấn mạnh.
Như
Pháp Luật TP.HCM
đã phản ánh, để chỉnh
trang và tạo bộ mặt du lịch mới cho bãi biển trên,
huyện Long Điền có chủ trương không cho các hộ,
doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh dịch vụ phao, dù,
ghế bố, rạp, hàng rong, ăn uống dưới biển. Hầu hết
các hộ, doanh nghiệp đã chấp hành, còn một số chưa
đồng thuận, họ cho rằng có sự bất hợp lý khi họ phải
di dời, còn khu du lịch bãi tắm An Bình vẫn được
kinh doanh. Lý do, đơn vị này là người nhà của ông
Lê Văn Sâm, nguyên Giám đốc Sở TN&MT tỉnh.
Trước khi ông Sâm nghỉ hưu, ông đã có tờ trình đề
xuất tỉnh thu hồi hơn 4.400 m
2
đất bãi bồi (đợt 1) để
cho công ty của người thân trong gia đình thuê đầu
tư xây dựng bãi tắm công cộng và cơ sở lưu trú nghỉ
dưỡng An Bình.
HUY PHONG
Ngày 17-9, tại UBND quận 11 đã diễn
ra buổi báo cáo kết quả thực hiện cuộc
vận động “Người dân TP.HCM không
xả rác ra đường và kênh rạch, vì TP sạch
và giảm ngập nước”. Chủ trì buổi báo
cáo là bà Nguyễn Thị Lệ, Phó Bí thư
Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP.HCM.
Theo ông Trương Quốc Cương, Phó
Chủ tịch UBND quận 11, tại quận 11
người dân được phản ánh trực tiếp tất
cả vấn đề liên quan đến đời sống, xã hội
trên địa bàn quận, từ vệ sinh môi trường,
xây dựng sai phép đến kinh doanh lấn
chiếm vỉa hè… trên phần mềm trực
tuyến của quận. Đây là một kênh tương
tác trực tuyến giữa người dân và chính
quyền, thông qua kênh này quận đã xử
lý các sai phạm kịp thời và hiệu quả.
Bà Bùi Thị Bích Thủy, Trưởng ban
Dân vận quận 11, cũng cho biết việc
triển khai hệ thống tiếp nhận và xử lý ý
kiến của người dân qua tin nhắn, chụp
ảnh, thư điện tử và điện thoại về tình
trạng xả rác ra đường, kênh rạch trên
địa bàn quận có kết quả tốt. “Thông
qua phần mềm, quận đã tiếp nhận và
giải quyết 22/22 phản ánh liên quan đến
tình trạng xả rác, xe rác tập kết và lựa
rác gây ô nhiễm. Các thông tin phản
ánh đã được UBND các phường tiếp
nhận và xử lý kịp thời, không trễ hẹn” -
bà Thủy cho biết thêm.
Tuy nhiên, hiện còn một số tồn tại
như sự không đồng bộ từ khâu thu gom
tại nguồn đến khâu tiếp nhận và xử
lý chất thải rắn sinh hoạt, sắp xếp thu
gom, vận chuyển đối với một số loại
rác như chất thải cồng kềnh, chất thải
nguy hại hộ gia đình vẫn chưa hoàn
chỉnh, dẫn đến hiệu quả của chương
trình chưa cao.
Đánh giá về kết quả thực hiện cuộc
vận động này, bà Nguyễn Thị Lệ, Phó
Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP,
cho rằng quận 11 đã có nhiều mô hình
và cách làm hay, tổ chức được nhiều
cuộc vận động, tuyên truyền tốt. Theo
bà Lệ, bên cạnh kết quả đạt được, quận
cũng cần khắc phục những hạn chế còn
tồn tại trong quá trình thực hiện. “Thời
gian tới, quận 11 cần làm một cách
mạnh mẽ, quyết liệt hơn. Quận 11 có
đặc thù là đông bà con người Hoa, có
chợ buôn bán nhỏ lẻ nhiều nên phải có
giải pháp tuyên truyền thế nào cho hiệu
quả, đề nghị các đồng chí nghiên cứu
thêm” - bà Lệ nói.
NGUYỄN CHÂU
gười thu nhập thấp
“Ở Việt Nam, việc
phát triển nhà ở nên
tập trung vào đối
tượng người có thu
nhập thấp chứ không
phải những tòa nhà
cao cấp chọc trời liên
tiếp được mọc lên” -
ông David Koh.
Khoảng 476.000 hộ chưa có nhà ở
Theo Hiệp hội Bất động sản TP.HCM, người có thu nhập
thấp đô thị chiếmkhoảng 50%dân số, bao gồmcán bộ, công
chức, công nhân lao động, người nhập cư. Trong đó có gần
300.000 công nhân, lao động đang làm việc tại 17 khu công
nghiệp, khu chế xuất.
Số lượngcôngnhânngoại tỉnhkhoảng190.000người, chiếm
69% tổng số lao động. Số lượng công nhân làmviệc trong các
doanh nghiệp FDI khoảng 195.000 người, chiếm tỉ lệ 71%.
ÔngLêHoàngChâu, Chủ tịchHiệphội Bất động sảnTP.HCM,
thông tin hiện TP có khoảng 476.000 hộ chưa có nhà ở hoặc
đang sống chung với người thân, chiếm gần 1/4 tổng số hộ
gia đình. Trong đó có khoảng 20.000 hộ cán bộ, công chức
chưa sở hữu nhà ở.
TP cũng có hơn 20.000 hộ sống trên và ven kênh rạch;
35.000 hộ đang sống trong các chung cư cũ cần được cải tạo,
nâng cấp hoặc tái định cư. Trong khi đó, có khoảng 300.000
hộ có nhu cầu thuê NƠXH.
nhiều người mua, sau dần dần
thưa thớt vì có thể nhu cầu
họ không thật sự cần.
GS Yap Kioe Sheng cho
rằng muốn thực hiện các
chương trình nhà ở giá rẻ,
TP cần sự phối hợp chặt chẽ
của doanh nghiệp tư nhân,
cơ quan nhà nước và các tổ
chức phi lợi nhuận.
TS Bernadette Pinnel, Tổng
giám đốc Compass Housing
New Zealand, nêu thực tế tại
New Zealand về việc phát
triển mô hình NƠXH. Trong
đó có việc phát triển loại hình
nhà ở cho một gia đình nhiều
thế hệ ở chung (đặc biệt với
các dân tộc thiểu số, người
da đỏ có nhu cầu).
“Hoặc các công ty công nghệ
lớn nhưAmazon, Google khi
họ vào đất nước nào đó đầu
tư thì công ty đó phải chịu
trách nhiệm lo nhà ở cho
công nhân, nhân viên của
họ. Ngoài ra, để đa dạng hình
thức thanh toán, mô hình cổ
phần nhà cũng được đưa ra
để hỗ trợ người dân (người
mua nhà trả một phần trước,
phần còn lại là cổ phần của
nhà đầu tư, người mua phải
trả cổ tức cho cổ phần đó
đến khi nào chi trả xong tiền
mua nhà)” - TS Bernadette
Pinnel chia sẻ.
Ông David Koh, Chủ tịch
Hội đồng trung tâm hỗ trợ
sáng kiến phát triển cộng đồng
Việt Nam, nêu kinh nghiệm
của Singapore khi vào năm
1959, TP này còn nhiều khu
“ổ chuột”. Chính phủ nước
này đã phát triển nhà ở nhắm
vào người có thu nhập thấp
với định mức rõ ràng là thu
nhập bao nhiêu một tháng
thì được mua NƠXH.
“Để phát triển mô hình
này, chính phủ Singapore
cho người mua NƠXH vay
với lãi suất thấp. Tôi thấy ở
Việt Nam, phát triển nhà ở
nên tập trung vào đối tượng
người có thu nhập thấp chứ
không phải những tòa nhà
cao cấp chọc trời liên tiếp
được mọc lên” - ông David
Koh thẳng thắn.
Bốn vấn đề
phát triển nhà ở
Về góc độ thực tế tại Việt
Nam, ông Lê Hữu Nghĩa,
Tổng giám đốc Công ty
TNHH Xây dựng Thương
mại Lê Thành, đơn vị đang
đầu tư phát triển các loại
hình nhà ở cho người thu
nhập thấp, cho rằng muốn
bán nhà cho đối tượng này,
bản thân doanh nghiệp cần
áp dụng nhiều biện pháp kết
hợp mới hiệu quả.
“Chúng tôi đã đưa ra thị
trường hơn 3.500 căn nhà
nên hiểu rất rõ. Muốn bán
nhà chỉ có giá 400-500 triệu
đồng/căn thì cần phải chọn
địa điểm ngoài trung tâm
TP, diện tích tầm 30 m
2
đến
45 m
2
(loại 40-45 m
2
được
yêu thích nhiều) và linh
hoạt áp dụng hình thức cho
thuê dài hạn 50 năm, cộng
thêm trả góp thì họ mới có
thể mua được” - ông Nghĩa
dẫn chứng cụ thể.
Phát biểu kết luận hội thảo,
ông Võ Văn Hoan, Phó Chủ
tịch UBND TP.HCM, cho
biết qua hội thảo với sự góp
ý của nhiều chuyên gia trong
và ngoài nước, TP cần lưu ý
bốn vấn đề để phát triển nhà ở.
Đầu tiên là tầm nhìn mới
cần phải cao hơn trong lĩnh
vực phát triển nhà ở (phải gắn
với quy hoạch đô thị, phát
triển kinh tế - xã hội của TP,
của vùng, miền…). Sự phát
triển thị trường bất động sản
cần được quan tâm, cách làm
nhà ở cho người thu nhập
thấp cũng phải khác (nhà cho
người thu nhập thấp nhưng
chất lượng không thấp).
Thứ hai là phải làm rõ vai trò
của Nhà nước, doanh nghiệp
và người dân khi phát triển
NƠXH, trong đó người dân
phải là trung tâmcủamọi chính
sách. “Quy trình để đầu tư, phát
triển một dự án NƠXH hiện
nay y chang nhà ở thương mại
khiến mọi công việc đều chậm
chạp, cần phải có điều chỉnh
về điều này để đẩy nhanh các
dự án NƠXH” - ông Hoan nói.
Thứ ba là việc cần chỉ ra
hiệu quả đầu tư dự án NƠXH
cho các nhà đầu tư tiềm năng.
Cuối cùng là cần thêm nhiều
cơ chế tài chính hỗ trợ cho
người thu nhập thấp mua
được NƠXH.•
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook