16
ĐỖTHIỆN
thực hiện
H
ôm 24-11, Cơ quan dịch
vụ tổng hợp Mỹ (GSA)
ra thông báo chính thức
xác nhận ứng viên Joe Biden
là “người chiến thắng rõ
ràng” cho vị trí tổng thống
Mỹ. GSA đã kích hoạt quá
trình chuyển giao quyền lực
cho nhóm ông Biden.
Một trong những vấn đề dư
luận rất quan tâm là mối quan
hệ Mỹ và Trung Quốc (TQ)
trong thời gian tới. GSNguyễn
Mạnh Hùng
(ảnh)
, chuyên
giachính
trị học
và quan
hệ quốc
tế, ĐH
George
Ma son
( M ỹ ) ,
nhận định ông Biden vẫn
sẽ tiếp tục cứng rắn với TQ
nhưng bằng những chiến
lược khác so với Tổng thống
Donald Trump.
Nhìn lại Mỹ - Trung
thời ông Trump
. Phóng viên
:
Thưa giáo
sư, có thể hình dung như thế
nào về cái gọi là “chiến lược
đối trọng TQ” dưới thời Tổng
thống Trump?
+
GS
NguyễnMạnhHùng
:
Dưới thời Tổng thống Trump
có sự giằng co giữa hai yếu
tố: Một bên là sự quan tâm
chiến lược của quân đội,
các chiến lược gia Mỹ và
một bên là sự quan tâm về
thương mại và mong muốn
đạt được thỏa thuận lịch sử
về thương mại của Tổng
thống Trump với TQ.
Cụ thể, đối với giới quân
đội và các chiến lược gia của
Mỹ, cạnh tranh giữa Mỹ và
TQ là điều khó tránh, đặc
biệt ở khu vực Ấn Độ Dương
- Thái Bình Dương và Biển
Đông. Vì vậy, họ có khuynh
hướng cứng rắn trước hành
động lấn lướt của TQ. Trong
khi đó, cá nhân Tổng thống
Trump lại muốn sử dụng
khả năng đàm phán và thỏa
thuận (deal making), cùng
với phong cách ngoại giao cá
nhân linh hoạt (khi thì đe dọa,
lúc thì ve vãn) trong thương
trường áp dụng vào quan hệ
mậu dịch Mỹ - Trung để đạt
được thỏa thuận và lợi ích.
Ngoài ra, trong khi giới
quân đội và các chiến lược gia
Mỹ chú tâm đến Biển Đông
thì ông Trump chú trọng đến
bố chính thức phản đối yêu
sách và hành động của TQ ở
Biển Đông, đồng thời trừng
phạt các doanh nghiệp TQ
liên quan xây đảo nhân tạo.
Ngoài ra, nhiều quan chức
chính quyền và quân đội Mỹ
cũng đến thămĐài Loan như
một tín hiệu thách thức TQ.
Tuy nhiên, tất cả đều là nỗ lực
cuối cùng nhằm đóng khung
chính quyền mới vào một
chính sách cứng rắn với TQ.
Nếu ông Biden
nhậm chức,
Mỹ - Trung sẽ ra sao?
. Nếu không có bất ngờ
xảy ra, ông Biden sẽ đắc
cử. Liệu chính quyền Biden
có duy trì chính sách cứng
rắn với TQ?
+ Đã có sự đồng thuận giữa
lưỡng đảng ở Mỹ rằng TQ
đang cạnh tranh và muốn đẩy
Mỹ ra khỏi Biển Đông, khu
vực có tầm quan trọng chiến
lược trong thế kỷ 21. Ngoài
ra, nước Mỹ đã nhận thấy
chính sách hòa hoãn, nhân
nhượng để TQ cải cách, trở
thành một quốc gia có trách
nhiệm đã thất bại. Vậy nên
nếu nhậm chức, ông Biden
sẽ không đảo ngược khuynh
hướng chống TQ.
Tuy nhiên, ông Biden cho
rằng thương chiến là “sai
lầm” vì nó không chỉ làm hại
cả hai nước, mà còn không
phân biệt thù và bạn. Do đó,
ông Biden sẽ dùng biện pháp
khác, trong đó phối hợp với
các đối tác, đồng minh có
cùng lợi ích để đối phó TQ.
Ngoài ra, quan hệ hai nước
sẽ chịu ảnh hưởng của hai
yếu tố mới. Thứ nhất, cam
kết của Mỹ với đồng minh
cốt lõi trong tranh chấp chủ
quyền lãnh thổ có thể chắc
chắn và rõ rệt hơn. Trong
cuộc điện đàm hôm 12-11,
khi thủ tướng Nhật chúc
mừng ông Biden, ông ấy
đã quả quyết Mỹ sẽ “bảo
vệ” Nhật Bản trong tranh
chấp với TQ về chủ quyền
ở quần đảo Senkaku/Điếu
Ngư, trong đó có nhắc đến
giá trị của hiệp ước phòng
thủ chung giữa Washington
và Tokyo.
Thứ hai, Mỹ sẽ siết chặt
các vấn đề về quyền con
người và dân chủ. ÔngTrump
thường gọi ông Tập Cận Bình
là “người bạn tốt của tôi” và
không chú ý đến các vấn đề
Tân Cương, Hong Kong.
Trong khi đó, ông Biden đã
liên tục chỉ trích ôngTập, cam
kết sẽ duy trì sự ủng hộ của
Mỹ với các giá trị dân chủ,
quyền con người đối với các
vấn đề nói trên. Ông Biden
cam kết sẽ triệu tập một hội
nghị thượng đỉnh toàn cầu
về dân chủ vào năm 2021 để
xúc tiến thành lập một liên
minh các nền dân chủ. Mục
tiêu của động thái này là cô
lập TQ, thiết lập trật tự dân
chủ cho thế giới.
. Có thể hình dung viễn
cảnh quan hệ Mỹ - Trung
mới sẽ ra sao?
+ Chính sách mới của Mỹ
sẽ được đặt trên quyền lợi
quốc gia nên sẽ bền vững, dễ
tin cậy và hiệu quả hơn so với
trước. Ông Biden sẽ bỏ cách
hành động đơn phương, trái
lại sẽ thúc đẩy hợp tác, tăng
cường sử dụng các cơ chế
đa phương trong đối trọng
TQ. Có thể hình dung ông
Biden không đối đầu cứng
rắn (theo kiểu chiến tranh
thương mại) nhưng sẽ không
nhân nhượng TQ. Đó là sự
kết hợp giữa “đối đầu” và
“hợp tác”. Tuy nhiên, trước
kia nước Mỹ chủ trương
hợp tác với TQ nhiều hơn
thì nay Washington sẽ nhấn
mạnh vấn đề “đối đầu” với
TQ nhiều hơn.
. Xin cám ơn ông.
•
Quốc tế -
ThứNăm26-11-2020
quyền lợi kinh tế với TQ, từ
đó củng cố hình ảnh, địa vị
của cá nhân ông đối với lịch
sử nước Mỹ.
. Nhưng cuối cùng thì Mỹ,
Trung đã bước vào một cuộc
chiến thương mại thay vì
một thỏa thuận lịch sử. Vì
sao vậy?
+ Những yêu cầu của ông
Trump với TQ không được
đáp ứng và Bắc Kinh đã
không hề nhượng bộ theo
những yêu cầu của ông
Trump. Đó là lý do khiến
ông Trump phải cứng rắn
với TQ, phát động chiến
tranh thương mại. Ngoài ra,
việc ông Trump tấn công TQ
cũng xuất phát từ nhu cầu
tranh cử của ông ấy. Thất
bại trong việc chống dịch
COVID-19 khiến ông Trump
phải tìm “lý do giải thích”
với cử tri Mỹ và đổ lỗi cho
TQ là một cách “chuyển lửa
ra ngoài”, đánh lạc hướng
chỉ trích của dư luận.
Nhưvậy, đối với ôngTrump,
chính sách đối đầu TQ không
xuất phát từ ý định chiến
lược của Mỹ mà từ thất bại
trong tìm kiếm thỏa thuận
thương mại có lợi cho Mỹ,
đồng thời từ nhu cầu chính
trị của ông Trump.
Thương chiến
không đạt kết quả
mong muốn
. Tuy nhiên, chính quyền
Trump có tuyên bố chiến
lược Ấn Độ Dương - Thái
Bình Dương. Thương chiến
có phải một phần trong
chiến lược này?
+ Tôi không nghĩ vậy.
Không có liên hệ trực tiếp
giữa cuộc chiến thương
mại Mỹ - Trung với chiến
lược Ấn Độ Dương - Thái
Bình Dương nhằm chặn
đứng sự bành trướng ảnh
hưởng của TQ ở khu vực
này. Đúng là thương chiến
làm tổn thương và kiềm
chế kinh tế TQ phát triển
nhưng Mỹ cũng không đạt
được kết quả mong muốn.
. Xin ông giải thích rõ hơn
về hiệu quả của thương chiến
với lợi ích của Mỹ?
+ Thâm hụt thương mại
Mỹ với TQ có giảm chút ít
nhưng thâm hụt thương mại
tổng thể của Mỹ lại tăng vì
phải nhập hàng từ nước khác.
Mặt khác, nông dân Mỹ bị
mất thị trường 24 tỉ USD ở
TQ. Các nhà sản xuất Mỹ
thay vì chuyển cơ sở sản
xuất từ TQ về Mỹ theo kêu
gọi của ông Trump thì họ
chuyển sang các nước khác.
Theo nghiên cứu của
Moody’s Analytics, tính đến
tháng 9-2019, thương chiến
khiến nền kinh tế Mỹ mất đi
300.000 việc làm và khoảng
0,3% tổng sản phẩm nội địa
(GDP). Theo ước tính của
Bloomberg Economics vào
cuối năm ngoái, đến cuối
năm 2020, kinh tế Mỹ bị
thiệt hại 316 tỉ USD.
. Việc ông Trump phối hợp
đối tác, đồng minh để đối
trọng TQ thì như thế nào?
+ Việc ông Trump đơn
phương rút Mỹ khỏi Hiệp
định đối tác xuyên Thái Bình
Dương (TPP) đã làmmất “bàn
đạp chiến lược” của Mỹ ở
khu vực và Biển Đông, tạo
cơ hội cho TQ gia tăng ảnh
hưởng, đóng vai lãnh đạo khu
vực thông qua Hiệp định đối
tác kinh tế toàn diện khu vực
(RCEP) và Sáng kiến vành
đai, con đường.
Ông Trump cũng không
ngăn được TQ tiếp tục lấn
lướt ở Biển Đông. Các đảo
nhân tạo phi pháp mà TQ đã
xây vẫn tiếp tục được quân
sự hóa. Điểm đáng chú ý mà
Mỹ đã làm đó là ra công thư
gửi Liên Hợp Quốc, ra tuyên
Ông Joe
Biden
(phải)
và Chủ
tịch Tập
Cận Bình.
Ảnh: ASIA.
NIKKEI,
REUTERS,
AP, AFP
Biển Đông và tương lai
Mỹ - Trung Quốc
. BiểnĐông thời gian tới trongquanhệMỹ - Trung sẽ ra sao?
+MụctiêuchiếnlượccủaMỹthìkhôngkhácnhưngphương
cách thực hiện mục tiêu ấy thì thay đổi. Ông Biden sẽ tìm
cách trở lại TPP (tên gọi cũ) bằng cách gia nhập Hiệp định
đối tác toàn diện và tiến bộ xuyênThái BìnhDương (CPTPP).
Mỹ sẽ tiếp tục tuần tra bảo vệ tự do hàng hải (FONOP); thực
hiện diễn tập chung, giúp tăng cường khả năng quân sự
của các đồng minh và đối tác trong khu vực.
Washington cũng tiếp tục củng cố hợp tác của“bộ tứ kim
cương”(QUAD), bao gồmMỹ, Nhật Bản, Ấn Độ và Úc, đồng
thời tiếp nhận thêm thành viên mới (QUAD+). Các quốc
gia nhỏ sẽ không lo lắng Mỹ rời bỏ cam kết ở khu vực để
theo đuổi lợi ích kinh tế của Mỹ ởTQ, cũng như đồng thuận
Trump - Tập về mối“quan hệ nước lớn kiểu mới”. Có chỉ dấu
cho thấy ông Biden sẽ quyết liệt hơn ông Trump trong việc
bảo vệ các đồng minh, ví dụ bảo vệ Nhật Bản trong tranh
chấp chủ quyền với TQ.
Đã có sự đồng
thuận giữa lưỡng
đảng ở Mỹ rằng TQ
đang cạnh tranh
và muốn đẩy Mỹ
ra khỏi Biển Đông,
khu vực có tầm
quan trọng chiến
lược trong thế kỷ 21.
Ông Biden sẽ tiếp tục cứng rắn
với Trung Quốc
Cứng rắn với Trung Quốc là xu thế không thể bị đảo ngược ởMỹ, dù ông Biden không ủng hộ thương chiến
mà sẽ theo đuổi “đa phương hóa” để chống Bắc Kinh.