273-2020 - page 12

12
Đời sống xã hội -
Thứ Năm 26-11-2020
Quảng cáo
TP.HCM
tăng
cường sử
dụng năng
lượng
tái tạo
và năng
lượng sạch
thay cho
nhiên liệu
truyền
thống.
Ảnh: CN
CHÂUNGUYÊN
N
gày 23-11, SởTN&MT
TP.HCM đã tổ chức
hội thảo “Tổng kết kế
hoạch ứng phó với biến đổi
khí hậu (BĐKH) giai đoạn
2017-2020 và định hướng
giai đoạn 2021-2030”.
Kéo giảm tỉ lệ
thất thu nước sạch
Đại diện văn phòng BĐKH
(SởTN&MTTP.HCM) đã báo
cáo kế hoạch hành động ứng
phó với BĐKH trên địa bàn
TP giai đoạn 2017-2020, tầm
nhìn đến năm 2030, cụ thể:
Trong lĩnh vực công nghiệp,
TP thực hiện công tác kiểm
toán năng lượng, xây dựng
mô hình quản lý năng lượng
ở doanh nghiệp có mức tiêu
thụ năng lượng trên 6 triệu
kWh/năm. Ngoài ra, TP còn
tổ chức các hội thảo, tập huấn
và tuyên truyền cho các cơ sở
công nghiệp về các quy định
và thực hiện sử dụng năng
lượng tiết kiệm, hiệu quả…
Tăngcườngsửdụngnănglượng
“sạch” để ứng phó với BĐKH
TP.HCMđã và đang triển khai nhiều kế hoạch hành động để ứng phó với biến đổi khí hậu.
Trong lĩnh vực quản lý chất
thải, TPđã ban hành kế hoạch
thực hiện phân loại chất thải
rắn sinh hoạt tại nguồn, đầu
tư phát triển hạ tầng thu gom,
vận chuyển chất thải rắn sinh
hoạt đồng bộ. Ngoài ra, TPcòn
triển khai các dự án xử lý chất
thải rắn kết hợp thu hồi năng
lượng và tái chế tài nguyên,
tái chế để xử lý chuyển đổi
rác thải thành năng lượng,
phân bón compost và nhựa.
Trong lĩnhvựcquản lýnước,
TPphối hợp nghiên cứu, khai
thác nước thô từ hồDầuTiếng
và TrịAn cho những nhà máy
xử lý nước sạch trên địa bàn
để phục vụ người dân trong
điều kiện BĐKH. Bên cạnh
đó, TP còn tăng cường công
tác quản lý sử dụng hiệu quả
viện trợ phi chính phủ nước
ngoài trong lĩnh vực quản lý
nước. Ngoài ra, TP còn triển
khai lắp đặt thử nghiệm năm
loại đồng hồ nước thôngminh.
Nhờ đó đã kéo giảm tỉ lệ thất
thoát, thất thu nước sạch của
TP còn 23,44%.
Trong lĩnh vực giao thông
vận tải, TP.HCMđa dạng hóa
các nguồn nhiên liệu và phát
triển hạ tầng cung cấp năng
lượng mới (năng lượng tái
tạo và các năng lượng sạch
hơn so với nhiên liệu truyền
thống), tạo điều kiện thuận
lợi để khuyến khích việc sử
dụng các phương tiện chạy
bằng điện hoặc các nhiên liệu
mới, đầu tư và phát triển các
trạm nạp khí CNG. Ngoài ra,
TP cũng đã đầu tư nhiều dự
án kiểm soát triều gồm các
cống, đê bao, nạo vét trục
thoát nước.
Vẫn còn nhiều khó
khăn, hạn chế
Bên cạnh những kết quả đạt
được, hoạt động ứng phó với
BĐKH của TP.HCMvẫn còn
gặp nhiều khó khăn, hạn chế.
Theo văn phòng BĐKH
(Sở TN&MT TP.HCM),
liên quan đến vấn đề kinh
phí thực hiện vẫn còn gặp
hạn chế. Cụ thể là thời gian
triển khai kinh phí phải nằm
trong năm tài chính, trong
khi công tác quản lý liên sở
đòi hỏi phải có thời gian để
trao đổi thống nhất giữa các
bên liên quan nhằm đảm bảo
tuân thủ các quy định của
pháp luật.
Bên cạnh đó, nguồn vốn
ngân sách hạn chế và phải
ưu tiên cho các lĩnh vực
cấp bách khác. Đồng thời,
khả năng huy động nguồn
lực xã hội dành cho BĐKH
còn hạn chế.
Bà Nguyễn Thị ThanhMỹ,
Phó Giám đốc Sở TN&MT
TP.HCM, cho biết mặc dù
những thành quả đạt được
trong hoạt động ứng phó với
BĐKH của TP.HCMvẫn còn
hạn chế nhưng TP cũng đã có
những thành quả nhất định,
đặc biệt giữa TP Hà Nội và
TP.HCM vẫn luôn hợp tác
rất chặt chẽ trong việc triển
khai kế hoạch hành động
quốc gia. Trong thời gian
tới, các cấp, ngành cần chung
tay đóng góp ý tưởng, kinh
phí để tìm ra hướng tiếp cận
hiệu quả hơn trong ứng phó
với BĐKH và thực hiện tăng
trưởng xanh cho TP.•
UBNDTP.HCMvừabanhànhkếhoạchthựchiệnThỏathuận
Paris về BĐKH trên địa bàn TP. Trong kế hoạch, TP.HCM đề
xuất thực hiện 56 chương trình, dự án, được phân kỳ theo
hai giai đoạn: Giai đoạn năm 2020, với 17 chương trình, dự
án do 12 sở, ban, ngành chủ trì. Giai đoạn từ năm 2021 đến
2030, với 39 chương trình, dự ándo 15 sở, ban, ngành chủ trì.
Theo kế hoạch này, TP.HCM sẽ thực hiện ba nhóm nhiệm
vụ trọng tâm bao gồm: Giảm nhẹ phát thải khí nhà kính;
thích ứng với BĐKH và chuẩn bị nguồn lực.
BỐ CÁO THÀNH LẬP
TÊN: VĂN PHÒNG LU T SƯ TẤN PHÁT
GĐKHĐ
số: 41.01.3449/TP/ĐKHĐ cấp ngày 25-9-2020
Địa chỉ trụ sở:
62/6 ấp 3, xã XuânThớiThượng, h. HócMôn,TP.HCM;
Người đại diện:
Dương Hữu Toàn;
Lĩnh vực hoat động:
Tham gia tố
tụng, Tư vấn pháp luật, Thực hiện các dịch vụ pháp lý khác theo quy
định pháp luật; Đại diện ngoài tố tụng để thực hiện các công việc có
liên quan đến pháp luật.
THÔNG BÁO
THAY ĐỔI TÊN VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG HUỲNH TẤN NH T
Đ ach trụsở:
Số14/6TúXương,Khuphố1,P.HiệpPhú,Q.9,TP.HCM.
GĐKHĐ số
: 41.02.0074/TP-CC-ĐKHĐ ngày 20/11/2020 (cấp lần 1
ngày 23/10/2018, số lần thay đổi: 04)
Từ ngày 20/11/2020, Văn phòng công chứng Đặng Th Trinh
Tuyết đổi tên thànhVăn phòng công chứng Huỳnh Tấn Nhật.
CÔNG TY LU T TNHH HƯNG THỊNH LU T
THÔNG BÁO THAY ĐỔI TÊN VÀ ĐỊA CHỈ NHƯ SAU:
Tênđầyđủ:
CÔNGTY LUẬTTRÁCHNHIỆMHỮUHẠN
LEGAL LEGENDS
Đ a ch mới:
42 Thống Nhất, Khu phố 3, P. Bình Thọ,
Q. Thủ Đức, TP.HCM
Môi trường & cộng đồng
(028)
“Người thầy hạnh phúc sẽ đem đến cho HS những giờ học thú vị”
Sáng 25-11, Sở GD&ĐT TP.HCM tổ chức lễ trao giải
thưởng Võ Trường Toản lần thứ 23 tại Nhà hát TP.
Giải thưởng do Sở GD&ĐT TP.HCM phối hợp với
báo
Sài Gòn Giải Phóng
tổ chức hằng năm nhằm tôn
vinh những nhà giáo tiêu biểu, qua đó phát huy truyền
thống “tôn sư trọng đạo”.
Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Hồ Hải, Phó
Bí thư Thành ủy, Trưởng Ban tổ chức Thành ủy
TP.HCM, đề nghị ngành giáo dục tiếp tục phối hợp
đề xuất với lãnh đạo TP những chế độ, chính sách đãi
ngộ xứng đáng để giáo viên có đời sống vật chất và
tinh thần thoải mái, yên tâm công tác. “Người thầy
phải hạnh phúc mới có thể đem đến cho học sinh
những giờ học sinh động, hấp dẫn, mới có thể dạy cho
các em hướng đến xây dựng một gia đình, một xã hội
hạnh phúc” - ông Hải nói.
Thầy Phạm Đông Phương, giáo viên Trường THPT
Nam Kỳ Khởi Nghĩa, quận 11, một trong 50 nhà giáo
được nhận giải thưởng, chia sẻ: “Năm nay tôi đã 55
tuổi nhưng tôi mới đi dạy có 15 năm vì tôi tốt nghiệp
ĐH năm 40 tuổi. Sau khi tốt nghiệp phổ thông, nhà
nghèo, có đến bảy anh chị em, tôi là con đầu nên dù
ham học nhưng cũng tạm gác ước mơ của mình đi làm
nuôi các em”.
Theo thầy Phương, từ Bình Định thầy vào Sài Gòn
đạp xích lô, chạy xe ôm, đi khuân vác để có tiền chăm
lo cho bốn người em ăn học. Sau khi các em ăn học
đàng hoàng, năm 2001 thầy mới bắt đầu ôn thi và
đậu vào Khoa vật lý, Trường ĐH Khoa học tự nhiên
TP.HCM. Năm 2005, thầy tốt nghiệp và được phân
về Trường THPT Long Trường, quận 9, sau đó thầy
chuyển về Trường THPT Nam Kỳ Khởi Nghĩa.
Hiện nay, dù đang mang trong mình căn bệnh ung
thư, có dấu hiệu di căn nhưng thầy vẫn đam mê với
công việc, vẫn ngày ngày lên lớp truyền thụ kiến
thức và luôn nở nụ cười với phong thái lạc quan,
vui vẻ.
NGUYỄN QUYÊN
Ông PhanNguyễnNhư Khuê, Trưởng ban Tuyên giáo Thành
ủy TP.HCM
(thứ hai từ trái qua)
tặng bằng khen cho thầy
PhạmĐông Phương, giáo viên Trường THPTNamKỳ Khởi
Nghĩa, quận 11. Ảnh: NGUYỄNQUYÊN
150 suất học bổng, quà cho con ngư dân,
dân tộc thiểu số
Ngày 25-11, tại TP Nha Trang, Quỹ học bổng Vừ A Dính,
Câu lạc bộ (CLB) Vì Hoàng Sa - Trường Sa thân yêu phối hợp
cùng Tỉnh đoàn, Sở GD&ĐT tỉnh Khánh Hòa đã trao 150 suất
học bổng năm học 2020-2021.
Bà Trương Mỹ Hoa, nguyên Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Quỹ
học bổng Vừ A Dính, Chủ nhiệm CLB Vì Hoàng Sa - Trường
Sa thân yêu, cùng các thành viên quỹ học bổng và CLB đã trao
150 suất học bổng cho các học sinh.
150 suất học bổng tổng giá trị trên 236 triệu đồng và 150
phần quà gồm: 70 suất học bổng cho các học sinh là người dân
tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn, 80 suất học bổng cho con
em gia đình ngư dân có hoàn cảnh khó khăn, mỗi suất trị giá 1
triệu đồng.
CÔNG THI
Bà TrươngMỹ Hoa trao học bổng và quà cho học sinh tỉnh KhánhHòa.
Ảnh: CÔNGTHI
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10,11 13,14,15,16
Powered by FlippingBook