5
Thời sự -
Thứ Năm 26-11-2020
Bí ẩnvề 409 tấmbằnggiả tại TrườngĐHĐôngĐô
Trong số626 tấmbằng giả vàkhông cógiá trị đãđượcTrườngĐHĐôngĐôcấp, công anmới chỉ xácđịnhđược 217người sởhữu, số còn lại vẫnđang làmột bí ẩn.
Nhiều vi phạm ở dự án đường sắt
Nhổn - ga Hà Nội
Thanh tra Chính phủ khẳng định nhiều nội dung tố cáo của ông Lương Xuân Bình liên quan đến
các vi phạm tại dự án tuyến đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội là có cơ sở.
Theo TTCP, nội
dung tố cáo việc lựa
chọn nhà thầu thực
hiện gói thầu số 1,
đoạn tuyến trên cao
có dấu hiệu vi phạm
pháp luật là có cơ sở.
TUYẾNPHAN
N
gày 25-11, Thanh tra
Chính phủ (TTCP)
thông báo kết luận
thanh tra về việc thanh tra
theo đơn tố cáo một số nội
dung tại dự án tuyến đường
sắt đô thị thí điểm TP Hà
Nội, đoạn Nhổn - ga Hà Nội.
Đây là cuộc thanh tra theo
chỉ đạo của Phó Thủ tướng
thường trựcTrươngHòaBình.
Những nội dung tố cáo xuất
phát từ ôngLươngXuânBình,
nguyên PhóTrưởng Ban quản
lý đường sắt đô thị Hà Nội,
gửi đến nhiều cơ quan chức
năng trong nhiều năm qua.
Hợp đồng trọn gói có
sự bất cập
Theo TTCP, hợp đồng trọn
gói về dịch vụ tư vấn thực
hiện dự án ngay khi được triển
khai đã nảy sinh các tồn tại,
bất cập, bất hợp lý làm phát
sinh những vướng mắc giữa
các bên (Ban quản lý đường
sắt đô thị Hà Nội - MRB, tư
vấn Systra, các cơ quan thẩm
quyền phía Việt Nam và các
đơn vị liên quan khác).
Cụ thể, trong nội dung của
hợp đồng trọn gói có sự bất
cập, thiếu sót, nhiều nội dung
không rõ ràng, dẫn đến việc
hiểu khác nhau giữa các bên,
ngoài ra việc hiểu nghĩa nội
dung giữa bản tiếng Việt và
bản tiếng Anh của các bên
cũng có những điểm khác
nhau nhất định.
Bên cạnh đó, đây là dự án
có quy mô lớn và phức tạp
đầu tiên áp dụng công nghệ
và tiêu chuẩn mới của nước
ngoài vào Việt Nam nhưng
hợp đồng chỉ xác định thời
gian 25 tháng với tổng giá
trị 10,6 triệu euro là không
khả thi, khó đáp ứng và chưa
lường hết được các yêu cầu
trong việc thực hiện dự án
đặc biệt này.
Cũng theoTTCP, một số nội
dung điều chỉnh tăng giá trị
hợp đồng nhưng không tăng
nhiệm vụ, mà chủ yếu do quá
trình thực hiện các nhiệm vụ
của Systra bị chậm trễ, kéo
dài so với tiến độ của hợp
đồng trọn gói ban đầu nên
Systra phải huy động nhân
sự và chi phí cho thời gian
kéo dài, dẫn đến phát sinh
tăng chi phí.
Qua rà soát các nguyên nhân
cho thấy việc điều chỉnh tăng
giá hợp đồng tư vấn (hợp đồng
trọn gói) bao gồm phần chi
phí ngoài phạm vi nhiệm vụ,
phần chi phí thuộc các trường
hợp bất khả kháng theo quy
định và phần chi phí trong
phạm vi nhiệm vụ.
Tuynhiên, khi lập, thẩmđịnh
vàphêduyệt dự toánđiềuchỉnh
bổ sung, chủ đầu tư và các cơ
quan chức năng đã không xác
định cụ thể các khoản chi phí
này.Mặt khác, quá trình thương
thảo điều chỉnh hợp đồng tư
vấn, chủ đầu tư không làm rõ
trách nhiệm của tư vấn Systra
trongviệc chậmtrễ để xác định
chi phí và giảm trừ khi lập dự
toán bổ sung.
Trách nhiệm thuộc lãnh đạo
của Ban quản lý đường sắt đô
thị Hà Nội qua các thời kỳ,
các đơn vị thuộc MRB và tập
thể, cá nhân có liên quan, các
sở QH-KT, KH&ĐT.
Có sai phạm trong
công tác đấu thầu
TTCP cho biết nội dung tố
cáo việc lựa chọn nhà thầu
thực hiện gói thầu số 1, đoạn
tuyến trên cao có dấu hiệu vi
phạm pháp luật là có cơ sở.
Cụ thể, việc đánh giá giữa
tư vấn Systra và chủ đầu tư
không thống nhất, có sự không
minh bạch, không thực hiện
đúng các quy định của pháp
luật về đấu thầu, lựa chọn
nhà thầu theo Luật Đấu thầu.
Ngày18-10-2013, Banquản
lý đường sắt đô thị Hà Nội
đã họp với liên danh Cienco
1 - Lotte. Tại buổi làm việc,
liên danh Cienco l - Lotte tôn
trọng kết quả đánh giá hồ sơ
dự thầu của tư vấn Systra và
Ban quản lý đường sắt đô thị
Hà Nội. Kết quả, nhà thầu
Dealim đã trúng thầu với giá
dự thầu là 65,2 triệu euro.
Việc sai phạm trong công
tác đấu thầu đã được Sở
KH&ĐT nêu trong Văn bản
629/BC-KHĐT ngày 28-6-
2013: Vi phạm Điều 29 Luật
Đấu thầu số 61/2005 và Điều
18 Nghị định số 85/2009 về
hướng dẫn thi hành Luật Đấu
thầu và lựa chọn nhà thầu xây
dựng theo Luật Xây dựng.
Tương tự, nội dung tố cáo
việc lựa chọn nhà thầu thực
hiện gói thầu số 3, hầm và
các ga ngầm có dấu hiệu vi
phạm pháp luật là có cơ sở.
Cụ thể, nhà thầu JVvàMRB
đã ký hợp đồng thi công gói
thầu số 3 khi chưa cómặt bằng
sạch bàn giao cho nhà thầu
để thi công. Nhà thầu JV đề
nghị bổ sung chi phí vào giá
hợp đồng dựa trên “kế hoạch
thi công sơ bộ” đã được xây
dựng trên các mốc thời gian
bàn giao mặt bằng công trình
và đã được chứng thực.
Tuy nhiên, đến thời điểm
thanh tra vẫn chưa bàn giao
đầy đủ mặt bằng của gói thầu
CP03. Hiện tại, mặt bằng các
ga 9, 10, 11 đang điều chỉnh
quyhoạch, chưa thể giải phóng
mặt bằng được, dẫn tới chưa
có mặt bằng để bàn giao cho
nhà thầu trong thời gian này.
Việc chậm bàn giao mặt
bằng cho nhà thầu thi công
theo hợp đồng dẫn đến nhà
thầu phải điều chỉnh kế hoạch
triển khai theo hợp đồng đã
ký, do đó nhà thầu đã yêu
cầu bổ sung khoản kinh phí
cho việc này khoảng 40 triệu
USD, nguy cơ gây thiệt hại
cho ngân sách nhà nước.•
Đề nghị xem xét, đảm bảo quyền lợi
cho người tố cáo
Trong đơn tố cáo, ông Lương Xuân Bình, nguyên Phó
Trưởng Ban quản lý đường sắt đô thị Hà Nội, cho rằng có
dấu hiệu ông bị trù dập.
Về nội dung này, TTCP cho hay quá trình công tác ở vị trí
phó trưởng Ban quản lý đường sắt đô thị Hà Nội, ông Bình
không bị kỷ luật gì và luôn hoàn thành nhiệmvụ được giao.
Nguyên nhân ông không được bổ nhiệm lại là khi lấy phiếu
tín nhiệm trong hội nghị cán bộ viên chức, ông Bình không
đạt tỉ lệ số phiếu cần thiết.
Tuy nhiên, kết quả lấy phiếu tín nhiệm của tập thể Đảng
ủy ban và lãnh đạo Ban quản lý đường sắt đô thị Hà Nội thì
ông Bình đạt số phiếu. Do đó, TTCP đề nghị Thành ủy Hà
Nội xem xét lại quá trình công tác của ông Bình, trên cơ sở
đó đảm bảo quyền lợi cho ông Bình, không để tình trạng
khiếu kiện kéo dài.
Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an nêu rõ dù chưa
được Bộ GD&ĐT cho phép nhưng Trần Khắc Hùng (chủ
tịch HĐQT Trường ĐH Đông Đô) đã chỉ đạo cấp dưới
làm giả các quyết định, ồ ạt thông báo tuyển sinh đào tạo
văn bằng hai ngôn ngữ tiếng Anh.
Kết quả, từ năm 2017 đến 2019, ĐH Đông Đô đã cấp
bằng cử nhân ngôn ngữ tiếng Anh cho 626 trường hợp, tất
cả đều là giả và không có giá trị.
Trong số 626 người được cấp bằng như đã nêu, đến nay
cơ quan công an mới chỉ xác định thông tin và làm việc
được với 217 trường hợp (bao gồm một người đã chết).
Trong đó, 193 người được cấp bằng không qua tuyển sinh,
đào tạo hoặc không đủ điều kiện cấp bằng, 23 người có
tham gia học tập nhưng do Trường ĐH Đông Đô chưa
được cấp phép đào tạo nên không có giá trị. Như vậy, 409
người đang có tấm bằng cử nhân giả do ĐH Đông Đô cấp
hiện chưa thể xác định là ai, đang làm việc ở đâu, sử dụng
bằng hay chưa, vào mục đích gì…
Theo thống kê, 60/193 “cử nhân” đã sử dụng bằng, gồm
55 trường hợp xét tuyển nghiên cứu sinh hoặc bảo vệ luận
án tiến sĩ, một trường hợp thi nâng ngạch thanh tra viên, một
trường hợp sử dụng xét tuyển thạc sĩ... Điều này có nghĩa
409 “cử nhân” bí ẩn kia cũng có thể đã sử dụng văn bằng hai
giả của Trường ĐH Đông Đô vào các mục đích tương tự,
hoặc đang công tác đâu đó tại các cơ quan nhà nước.
Đáng chú ý, để cấp bằng giả, Trần Khắc Hùng giao Trần
Kim Oanh và Lê Ngọc Hà (hai cựu phó hiệu trưởng) chỉ đạo
cấp dưới tiếp nhận hồ sơ học viên, không tổ chức thi đầu vào,
không đào tạo theo chương trình, đồng thời hướng dẫn học
viên hợp thức các bài thi bằng cách phát đề thi và đáp án rồi
chép lại. Cá biệt có trường hợp không phải hợp thức hóa bài
thi. Điều này cho thấy các học viên được cấp bằng giả của
Trường ĐH Đông Đô biết rõ bản thân họ không đủ điều kiện
để cấp bằng nhưng vẫn đồng ý phối hợp với nhà trường sử
dụng các thủ đoạn nêu trên để hợp thức bài thi.
Quá trình điều tra, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công
an thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng, đề
nghị các cá nhân tham gia học hệ văn bằng hai tại các cơ
sở của Trường ĐH Đông Đô trình báo, cung cấp tài liệu
để làm hồ sơ giải quyết. Tuy nhiên, trong số hơn 3.500
học viên, chỉ có 119 người từng tham gia học tại trường
này có đơn trình báo, cộng thêm số 23 người có theo học
nhưng bằng không có giá trị.
Ngoài 10 bị can đã bị khởi tố (Dương Văn Hòa - cựu
hiệu trưởng, Trần Khắc Hùng - bỏ trốn), cơ quan điều tra
còn xác định nhiều cá nhân liên quan đến vụ án với vai
trò là “cò” trung gian, giới thiệu học viên cho Trường ĐH
Đông Đô.
TUYẾN PHAN
Dự án tuyến đường sắt đô thị Nhổn - gaHàNội. Nguồn ảnh: Facebook Ban quản lý dự án đường sắt
đô thị HàNội (MRB)