273-2020 - page 9

9
thiên tai, đồng thời phối hợp và hỗ
trợ khách hàng trong công tác tái
lập điện phục vụ sản xuất, sinh hoạt
trong thời gian sớm nhất. Đặc biệt,
hỗ trợ các cơ quan chỉ huy phòng,
chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn
các cấp, cơ sở y tế, cung cấp nước
sạch, viễn thông, phát thanh, truyền
hình, các trạm bơm tiêu nước chống
úng ngập. EVNHCMC thực hiện
bảo trì, bảo dưỡng lưới điện và cải
tạo lưới điện để đảm bảo an toàn
phòng, chống cháy nổ liên quan đến
hệ thống, mạng lưới cung cấp điện.
Ngoài ra, để nâng cao độ an toàn,
EVNHCMC đã triển khai thí điểm
lắp đặt dây hỗ trợ chống đứt dây
dẫn trung thế tại các vị trí tập trung
đông người như trường học, chợ...
Tổng công ty cũng lên kế hoạch chủ
động lực lượng ứng trực, chuẩn bị
tốt hệ thống thông tin liên lạc, vật tư
dự phòng với phương châm “bốn tại
chỗ” và nguyên tắc “ba sẵn sàng”.
Tất cả nhân lực, phương tiện, trang
thiết bị, vật tư… được EVNHCMC
chuẩn bị sẵn để kịp thời ứng phó khi
có thiên tai, sự cố bất ngờ xảy ra.
Cải tạo hệ thống lưới điện,
đảm bảo an toàn
Với phương châm “Lấy chuyên
môn để phục vụ cộng đồng”, năm
2020, Đoàn thanh niên EVNHCMC
đã phối hợp với Đoàn thanh niên các
quận, huyện, Đoàn thanh niên Công
an TP thực hiện sửa chữa điện miễn
phí cho người dân có hoàn cảnh khó
khăn. Lực lượng thanh niên đã tiến
hành cải tạo hệ thống điện nhà, thay
thế các bóng đèn cũ bằng bóng đèn
tiết kiệm điện; bó gọn lưới điện, cáp
thông tin, lắp đèn chiếu sáng dân lập
miễn phí cho các tuyến hẻm khu vực
ngoại thành.
Cụ thể, các công trình “Tuyến
hẻm có hệ thống điện an toàn, mỹ
quan, tiết kiệm” đã thực hiện bó gọn
hệ thống lưới điện, cáp thông tin
và lắp đèn chiếu sáng dân lập miễn
phí. Hiện tại, các đoàn thanh niên
đã hoàn thành tại 49 tuyến hẻm với
tổng chiều dài hơn 13.000 m, lắp đặt
609 bộ đèn chiếu sáng.
Bên cạnh đó, công trình “Nguồn
sáng an toàn, văn minh, tiết kiệm vì
an sinh xã hội” thực hiện thi công
sửa chữa, lắp đặt hệ thống điện miễn
phí cho 455 hộ gia đình khó khăn.
Công trình “Chung cư văn minh,
sạch đẹp, an toàn” thực hiện cải tạo
hệ thống lưới điện hành lang, lắp các
bộ đèn chiếu sáng dân lập tại ba khu
chung cư và một nhà tập thể, thay
mới 2.150 m dây, lắp mới 90 bộ đèn
chiếu sáng.•
Sửa chữa, thay thế nhiều công trình, thiết bị điện
Trong năm 2020, EVNHCMC đã sửa chữa 313 công trình, khai quang
22.080 điểm/824 tuyến lưới trung thế, sửa chữa 76 trụ nghiêng, củng cố
tiếp địa 202 vị trí/91 lượt tuyến. Tổng công ty cũng thay, tăng cường 2.391
m dây/11 lượt tuyến; thay 156 bộ đà cũ; thay, buộc 1.977 sứ; củng cố mối
nối, cò đấu 986 điểm; thay 191 bộ LA; thay 456 bộ FCO; thay 129 bộ LBFCO.
Đối với lưới hạ thế, tổng công ty thực hiện khai quang 6.505 điểm/415 khu
vực; sửa chữa 147 trụ nghiêng; thay 306 trụ hạ thế; tăng cường, thay 53.729
mdây/344 khu vực; thay 418 bộ cầu dao, CB, cân pha hạ thế 1.060 khu vực;
kiểm tra, sửa chữa kiến trúc, gia cố các lưới thông gió cho 201 trạm phòng.
HƯƠNG THẢO
T
ổng Công ty Điện lực TP.HCM
(EVNHCMC) luôn chủ động
thực hiện nhiều biện pháp để
đảm bảo cung cấp điện an toàn, tin
cậy cho người dân mùa mưa bão.
Đặc biệt là các tuyến dây ở các khu
vực dân cư thường bị ngập nước khi
mưa lớn hay triều cường.
Chủ động rà soát, kiểm tra
an toàn lưới điện
Trước mùa mưa bão, EVNHCMC
đã tăng cường kiểm tra, rà soát, nhất
là các khu vực dễ bị ảnh hưởng bởi
thời tiết cực đoan (mưa bão, ngập
úng…) để kịp thời xử lý. Cụ thể,
đơn vị đã thực hiện cải tạo, nâng
cao tủ điện, duy tu, bảo dưỡng, sửa
chữa kịp thời những thiết bị hư hỏng.
Bên cạnh đó, EVNHCMC còn chủ
động tổ chức kiểm tra, phối hợp với
các khu quản lý đô thị, Công ty Công
viên cây xanh để mé nhánh, tỉa cành
các cây xanh có thể tác động đến lưới
điện. Đơn vị cũng chủ động kiểm tra
các bảng quảng cáo, lều, lán…có khả
năng ngã đổ, bay vào đường dây, trạm
biến áp. Song song đó, đơn vị cũng
lập phương án ứng phó khi có cây ngã
đổ vào đường dây cao áp, đảm bảo
cung cấp điện các tuyến dây trọng
yếu của từng quận, huyện.
Đồng thời, EVNHCMC đã phối
hợp với các ngành liên quan, UBND
các quận, huyện liên tục kiểm tra, rà
soát toàn bộ hệ thống cung cấp điện,
bổ sung công suất điện cho các trạm
bơmmới được nâng cấp. Song song
đó, đơn vị xây dựng kế hoạch đảm
bảo cung cấp điện theo yêu cầu bơm
tiêu thoát nước khi úng ngập xảy ra,
đảm bảo an toàn điện đối với nhà ở
và nơi sản xuất, kinh doanh tại các
khu dân cư.
Cụ thể, từ đầu năm 2020 đến nay,
EVNHCMC đã phối hợp với chính
quyền địa phương và Đội Cảnh sát
PCCC và cứu nạn cứu hộ thực hiện
kiểm tra an toàn điện tại 302 cơ sở.
Trong đó có 43 chung cư, hai chợ,
28 trung tâm thương mại, 40 nhà trọ,
25 cửa hàng xăng dầu, 150 cơ sở sản
xuất và 15 trường học.
EVNHCMC cho hay đơn vị luôn
chủ động cắt điện để phòng tránh sự
cố trên lưới điện do các tình huống
Công nhân EVNHCMC đang thực hiện bảo trì lưới điện 2. Ảnh: HT
Tất cả nhân lực, phương
tiện, trang thiết bị, vật
tư… được EVNHCMC
chuẩn bị sẵn để kịp thời
ứng phó khi có thiên tai,
sự cố bất ngờ xảy ra.
EVNHCMC: Đảm bảo
an toàn điện cho
người dân TP.HCM
Tổng Công ty Điện lực TP.HCM đã đưa ra nhiều biện pháp nhằm
đảmbảo an toàn điện cho người dân TP.HCM.
đồng thuận
Họ đã nói
Tại hội thảo tham vấn về “Định hướng phát triển vùng
ĐBSCL giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050” do Bộ
KH&ĐT tổ chức tại TP Cần Thơ (ngày 20-11), nhiều lãnh đạo
UBND các tỉnh ĐBSCL đã có ý kiến đóng góp chi tiết cho dự
thảo Quy hoạch ĐBSCL.
Tuyến đường ven biển còn “hơi mờ”
Quy hoạch ĐBSCL là quy hoạch chung nên không phải
những gì của địa phương nào cũng đưa hết vào. Đây là quy
hoạch lớn của vùng thì cái gì chung nhất sẽ phù hợp nhất cho
định hướng phát triển.
Ngoài ra, tuyến đường ven biển để tạo hành lang kinh tế ven
biển cho các tỉnh trong khu vực “hơi mờ” trong quy hoạch
chung. Theo tôi, đây không chỉ là tuyến đường giao thông mà
là trục hành lang kinh tế, mang lại một định dạng mới, một
không gian phát triển mới kết hợp với kinh tế biển.
Do vậy, trong phân kỳ 10 năm (2021-2030) thì với năm năm
đầu tiên nên đề cập tuyến này với mức độ là hoàn chỉnh quy
hoạch…
Ông
NGUYỄN TRÚC SƠN
,
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre
Cần phải có cơ chế, chính sách đặc thù
Theo tôi, đầu tư của Nhà nước thời gian qua cho vùng
ĐBSCL còn hạn chế so với các vùng khác, trong đó hạ tầng
giao thông là rõ nhất. Cạnh đó, ĐBSCL cũng còn thiếu cơ chế
cần thiết, phù hợp với đặc thù của vùng để thu hút các nguồn
lực đầu tư ngoài nhà nước.
Dự thảo Quy hoạch ĐBSCL có giải pháp về chính sách,
cơ chế, nguồn lực đầu tư nhưng còn chung chung. Chúng tôi
mong muốn vùng ĐBSCL cần có cơ chế, chính sách đặc thù.
Bởi vì vùng này trong những năm qua tăng trưởng kinh tế
chậm lại, hay nói khác đi là đang tụt hậu so với các vùng khác.
Ông
LÊ VĂN SỬ
,
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau
Đưa cảng Trần Đề vào đầu tư giai đoạn 2021-2030
Liên quan đến quy hoạch cảng nước sâu Trần Đề (Sóc
Trăng), tư vấn trình bày là chưa có nhu cầu để đưa vào giai
đoạn 2021-2030 vì đánh giá về hiệu quả và suất đầu tư.
Tôi xin phân tích: Về mặt hiệu quả, ĐBSCL chiếm 54% sản
lượng lúa cả nước, 70% sản lượng thủy hải sản cả nước, cây
ăn quả thì 60% cả nước. Nói như thế để thấy lượng hàng hóa
của khu vực ĐBSCL là rất lớn.
Cụ thể hơn, xuất khẩu nông sản của ĐBSCL những năm qua
khoảng 10 triệu tấn/năm, nhu cầu nhập khẩu khoảng 25 triệu
tấn/năm, nhập khẩu trung chuyển qua Campuchia khoảng 4
triệu tấn/năm.
Về mặt vị trí của cảng, qua khảo sát của Bộ GTVT và quy
hoạch chuyên ngành thì cảng Trần Đề có điểm cao nhất so với
các vị trí khác về lợi thế, quy mô.
Về vốn đầu tư thì cho đầu tư xã hội hóa. Vừa qua, một số
nhà đầu tư từ Singapore, Đức, Hà Lan đã qua khảo sát và họ
chỉ chờ có quy hoạch để đầu tư.
Chúng tôi tính toán với nhu cầu hàng hóa như thế, tính đến
năm 2017 chứ không phải năm 2020, nếu quy mô cảng biển cỡ
này thì đầu tư ít nhất cũng phải mất 5-10 năm mới hoàn thành
để đưa vào vận hành được. Như vậy phải tính về mặt chiến
lược lâu dài, tới thời điểm đó với lượng hàng hóa như thế thì
việc đầu tư cảng là cần thiết.
Ông
LÂM HOÀNG NGHIỆP
,
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng
Đề xuất làm sớm cao tốc
đoạn Cần Thơ - Long Xuyên
An Giang đề xuất nghiên cứu thêm về cơ sở hạ tầng, nhất là
giao thông còn thiếu và yếu, chất lượng đường bộ kém, không
đồng bộ hệ thống đường cao tốc…
Quốc lộ 91 qua An Giang có lưu lượng xe rất lớn, ùn tắc
thường xuyên và cũng thường xuyên sạt lở. Đây là tuyến độc
đạo về quân sự. Trong khi đó, nhiều cơ quan cũng muốn có
thêm đường cao tốc. Nếu làm đồng thời hết dự án thì sợ khó
về nguồn lực. Do vậy, chúng tôi đề nghị nghiên cứu làm sớm
cao tốc đoạn Cần Thơ - Long Xuyên và lên tới Châu Đốc
nhằm hỗ trợ phát triển kinh tế và an ninh, quốc phòng.
Ông
LÊ VĂN PHƯỚC
,
Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang
NHẪN NAM
ghi
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook