4
Thời sự -
Thứ Năm 26-11-2020
TÁ LÂM
S
áng 25-11, ông Nguyễn
ThiệnNhân, Ủy viên Bộ
Chính trị (được phân
công theo dõi, chỉ đạo Đảng
bộ TP.HCM) và ông Nguyễn
Văn Nên, Bí thư Thành ủy
TP.HCM, cùng đoàn công tác
TP đã có buổi tham quan và
làm việc với Khu công nghệ
cao TP.HCM.
Quan tâm phát triển
ngành công nghiệp
hỗ trợ
Phát biểu kết luận tại buổi
làm việc, Bí thư Thành ủy
TP.HCM Nguyễn Văn Nên
đánh giá cao quá trình hình
thành và phát triển của Khu
công nghệ cao TP với nhiều
thành tựu đáng trân trọng,
đóng góp cho sự phát triển của
TP.HCM. “Một trong những
đóng góp đáng chú ý là về hiệu
quả sử dụng đất, năng suất lao
động và xuất nhập khẩu” - Bí
thư Nên nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, việc thu hút
đầu tư vào Khu công nghệ
cao đã tạo ra sức lan tỏa và
nguồn cảmhứng cho thế hệ trẻ
phát huy sáng tạo trong phát
triển khoa học - công nghệ…
Ông Nguyễn Văn Nên cho
rằng lĩnh vực công nghiệp hỗ
trợ chưa thành công tại Khu
công nghệ caoTP, do đó trong
thời gian tới, ông đề nghị quan
tâm hơn đến việc phát triển
công nghiệp hỗ trợ, đặc biệt
là giữ chân cho được nguồn
Khu công nghệ cao TP.HCM
tiếp tục phát huy vị trí thuận
lợi của mình để làm sao xứng
đáng với sự lựa chọn và tạo
sự hấp dẫn cho TP.
Khu công nghệ cao TP
là hạt nhân phát
triển kinh tế TP
Phát biểu tại buổi làm việc,
ông Nguyễn Thiện Nhân cho
rằngKhu công nghệ caoTP là
hạt nhân phát triển kinh tế của
TP trong thời gian tới. Ông
phân tích, lao động của Khu
công nghệ caoTPchiếm chưa
đến 1%lao động củaTP.HCM
nhưng đóng góp tới 37%hàng
hóa xuất khẩu. Năng suất lao
động Khu công nghệ cao gấp
77 lần bình quân cả nước.
Điều đó cho thấy để tạo ra
Về những hạn chế của công
nghiệp hỗ trợ, ông Nguyễn
Thiện Nhân cho rằng vườn
ươm ở Khu công nghệ cao
TP còn tiềm năng rất lớn.
Các trường như ĐH Quốc
gia, Nông Lâm, Sư phạm
kỹ thuật… sẽ cung cấp chất
xám ở dạng công nghệ tiềm
năng tốt nhất cho Khu công
nghệ cao. Do đó, phải làm
sao để thu hút được nguồn
nhân lực này.
Ông Nguyễn Thiện Nhân
cũng đề nghị Khu công nghệ
cao TP cần làm việc với các
doanh nghiệp đang cung
cấp sản phẩm công nghiệp
hỗ trợ để bàn bạc, giải quyết
vấn đề này.
Tại buổi làm việc, ông
Nguyễn Thiện Nhân cũng đề
nghị Ban quản lý Khu công
nghệ cao TP xem lại quy chế
cũ và trình đề án để UBND
TP ủy quyền cho Ban quản
lý Khu công nghệ cao TP xử
lý những công việc thuộc
thẩm quyền, hoặc hình thành
tổ công tác do phó chủ tịch
UBNDTP làm tổ trưởng theo
dõi để đẩy nhanh xử lý các
công việc thuộc Khu công
nghệ cao TP.•
ÔngNguyễn ThiệnNhân, Ủy viên Bộ Chính trị, theo dõi, chỉ đạoĐảng bộ TP.HCMvà Bí thư Thành ủy
TP.HCMNguyễn VănNên cùng các lãnh đạo TP.HCMthamquan các sản phẩmcông nghệ cao trưng
bày tại tòa nhà vườn ươmdoanh nghiệp công nghệ cao. Ảnh: PHƯƠNGTHÙY
Bí thư TP.HCM:
“Phải đối xử
thật tốt với nhà đầu tư hiện tại”
“Nếumuốn xúc tiến, mời gọi nhà đầu tưmới, trước hết phải đối xử thật tốt với những nhà đầu tư hiện tại
thì sẽ hơn vạn lần lời nói khi đi xúc tiến” - Bí thưThành ủy TP.HCMNguyễn VănNên.
nhân lực trong ngành công
nghiệp hỗ trợ.
Trong đó, cần chú ý tạo điều
kiện tốt cho các nhà doanh
nghiệp đang đầu tư tại Khu
côngnghệ cao. “Nếumuốnxúc
tiến, mời gọi nhà đầu tư mới,
trước hết phải đối xử thật tốt
với những nhà đầu tư hiện tại
thì sẽ hơn vạn lần lời nói khi
đi xúc tiến” - ông Nên lý giải.
“Thời đại cạnh tranh hiện
nay đừng để nhân lực chất
lượng cao rời khỏi mình” -
ông Nên nói thêm và cho biết
hiện có nhiều người ở nước
ngoài về Việt Nam sống và
làm việc không phải vì đồng
lươngmà vì lòng yêu nước và
khát vọng cống hiến.
Bí thư Thành ủy Nguyễn
Văn Nên cũng mong muốn
sản phẩm giá trị gia tăng như
lao động ởKhu công nghệ cao
cả nước cần 3,2 triệu người,
còn TP.HCM cần 1,2 triệu
người. Nếu thu hút lao động
tốt hơn nữa thì giá trị xuất
khẩu sẽ còn lớn hơn. Vì vậy,
Thành ủy và UBND TP cần
nắm bắt các điều kiện, chia sẻ
thành công, góp phần tháo gỡ
nhanh ách tắc cho Khu công
nghệ cao TP.
Việc thu hút đầu tư
vào Khu công nghệ
cao TP đã tạo ra sức
lan tỏa và nguồn
cảmhứng cho thế hệ
trẻ phát huy sáng tạo
trong phát triển khoa
học - công nghệ…
Cử triĐàNẵngbức xúc chuyệnphá rừng, thủyđiện“cóc”
Ngày 25-11, Đoàn đại biểu Quốc hội (QH) TP Đà Nẵng có
buổi tiếp xúc với cử tri TP sau kỳ họp thứ 10, QH khóa XIV.
Tại đây, nhiều cử tri đã thẳng thắn đề cập đến các vấn
đề nóng thời gian qua. Cử tri Nguyễn Trí Tổng cho biết
rừng nước ta đang mất dần, trong đó có phần do thủy
điện nhỏ và biệt phủ của các đại gia. Thủ tướng đã có
lệnh cấm rừng nhưng cấm cứ cấm, chặt cứ chặt, hậu
quả không cần biết. “Tại kỳ họp QH lần này, hai vấn đề
nóng là rừng và quản lý thủy điện vẫn chưa được kết
luận. Đề xuất trong năm năm tới sẽ trồng 1 tỉ cây xanh
nhưng liệu có phủ kín được đồi trọc hay không?” - ông
Tổng đặt câu hỏi.
Cử tri Nguyễn Bá Trôi nêu vấn đề vì sao chúng ta
không quản lý được các công trình thủy điện, để những
nơi này xả lũ trong lúc mưa, ngập lụt gây thêm khổ sở cho
bà con miền Trung, nhất là đồng bào Trà My?
“Xưa, quân giải phóng ở trên đó được nhân dân cưu mang
ghê lắm. Vậy mà giờ thì bà con khổ sở như thế, rồi cực cho
cả hai quân khu là Quân khu 4 và Quân khu 5 nữa. Chúng tôi
đề nghị QH phải giám sát” - cử tri Nguyễn Bá Trôi nói.
Cũng theo cử tri Trôi, lâu nay nhân dân nói có cà phê
cóc, quán nhậu cóc, giờ thì có cả thủy điện cóc. Như thế
thì ai quản lý được. Mưa ngập lụt, nước biển dâng lên,
nước sông từ trên cao đổ xuống, đồng bằng trũng vậy mà
TrưởngĐoàn đại biểuQuốc hội TPĐàNẵng TrươngQuangNghĩa
tiếp thu ý kiến cử tri. Ảnh: BÙI TOÀN
xả nước liên tục để giữ đập, giữ thủy điện…, còn tài sản,
tính mạng của dân thì… mặc kệ. “Nhân dân mất tài sản,
thậm chí mất cả tính mạng thì chúng ta làm kinh tế để làm
gì?” - ông Trôi nói thẳng.
Cử tri Trần Thanh Tâm thì đề nghị cần có chủ trương
hợp lý hơn trong việc quy hoạch bố trí dân cư ở vùng núi
cao, nhất là trước tình trạng mưa bão, sạt lở đất nghiêm
trọng như thời gian qua.
Trưởng Đoàn đại biểu QH TP Đà Nẵng, ông Trương
Quang Nghĩa, đã tiếp thu và trực tiếp trả lời một số ý kiến,
đề xuất của cử tri TP.
Về công tác chống tham nhũng nhiệm kỳ vừa qua, ông
Nghĩa cho biết chưa khi nào chúng ta đạt được nhiều kết
quả như vậy. “Không kể cấp chức nhỏ, to hay vị trí công
tác nào. Hiện nay riêng đối với lãnh đạo Đảng, tức là ủy
viên Bộ Chính trị, thì đã có một người ngồi tù, hai người
bị kỷ luật cảnh cáo. Tôi nghĩ rằng đây là kết quả mà chưa
nhiệm kỳ nào làm được. Đây là việc khó và chúng ta đang
tiếp tục phải làm” - ông Nghĩa nói.
Theo ông Nghĩa, chúng ta vẫn còn nhiều sai phạm trong
sử dụng và quản lý đất đai, QH đang tăng cường giám
sát, giải quyết vấn đề vướng mắc. “Nhiệm kỳ này QH tập
trung giải quyết những tồn tại, những sai phạm để chúng
ta có điều kiện xây dựng Luật Đất đai hoàn chỉnh nhất. Ở
Đà Nẵng, một Kết luận thanh tra 2852 mà gần như chết
đứng cả gần TP. Rất khó làm và rất vướng nên mong cử tri
chia sẻ” - ông Nghĩa cho hay.
Ông Nghĩa lưu ý phát triển phải bảo vệ được môi trường.
Những ngày qua mưa bão, sạt lở đất đã gây hậu quả nghiêm
trọng và đây chính là bài học mà Đà Nẵng phải tránh. “Phát
triển bền vững là mục tiêu lớn nhất của chúng ta trong thời
gian tới, không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng kinh
tế” - ông Nghĩa nói thêm.
BÙI TOÀN
Năm kiến nghị của Ban quản lý
Khu công nghệ cao
Cũng tại buổi làm việc, Trưởng Ban quản lý Khu công
nghệ cao TP.HCM Nguyễn Anh Thi đã kiến nghị TP xem xét,
chỉ đạo năm vấn đề.
Thứ nhất, cho phép thực hiện cơ chế đặc thù “một cửa
liên thông” trong phối hợp sở, ngành, quận 9 và ban quản
lý để rút ngắn thời gian giải quyết các thủ tục hành chính
cho doanh nghiệp.
Thứ hai, tháo gỡ vấn đề quy hoạch khu không gian khoa
học, cho phép ban quản lý được hủy bỏ quy hoạch chi tiết
xây dựng tỉ lệ 1/500 đã phê duyệt để tạo thuận lợi cho các
nhà đầu tư khi triển khai dự án.
Thứ ba, tháo gỡ vấn đề quy hoạch và đầu tư công Công
viên KH&CN TP.HCM.
Thứ tư, giao ban quản lý được tiếp tục chủ trì, triển khai
dự án thương mại hóa, thí điểm hỗ trợ thương mại hóa các
sản phẩm từ công nghệ cao trong hoạt động nghiên cứu
triển khai để đẩy mạnh triển khai mô hình liên kết ba nhà.
Tăng cường gắn kết Khu công nghệ cao và ĐH Quốc gia
TP.HCM, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển khu đô thị
sáng tạo tương tác cao phía đông.
Thứ năm, sớm thông qua chủ trương đối với các chính
sách hỗ trợ cho đầu tư giai đoạn 2 của dự án Intel Việt Nam.