3
Thời sự -
Thứ Năm 26-11-2020
NGHĨANHÂN
N
gày 25-11, Tổng bí thư,
Chủ tịch nước Nguyễn
PhúTrọng, Trưởng Ban
chỉ đạoTrung ương về phòng,
chống tham nhũng (viết tắt là
Ban chỉ đạo), chủ trì cuộc họp
của Thường trực Ban chỉ đạo,
cho ý kiếnmột số vụ án, trong
đó có vụ án Nhật Cường.
Khẩn trương kết thúc
điều tra, xét xử
sơ thẩm 10 vụ án
Tại cuộc họp, Thường trực
Ban chỉ đạo yêu cầu các cơ
quan tiến hành tố tụng hoàn
thành đúng tiến độ điều tra,
truy tố, xét xử các vụ việc
thuộc diện Ban chỉ đạo theo
dõi, đôn đốc.
Theo đó, phấn đấu đến hết
năm 2020 kết thúc điều tra
nămvụ án, ban hành cáo trạng
truy tố một vụ án, xét xử sơ
thẩm sáu vụ án, xét xử phúc
thẩm năm vụ án và kết thúc
xác minh, xử lý 12 vụ việc.
Năm vụ án đang trong quá
trình điều tra cần khẩn trương
kết thúc điều tra gồm:
Vụ án buôn lậu, vi phạm
quy định về kế toán gây hậu
quả nghiêm trọng, rửa tiền,
vi phạm quy định về đấu thầu
gây hậu quả nghiêm trọng xảy
ra tại Công ty Nhật Cường
và một số đơn vị liên quan.
Vụ án vi phạm quy định về
đầu tư công trình xây dựng
gây hậu quả nghiêm trọng
xảy ra tại dự án đường cao
tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi.
Vụ án vi phạm quy định về
quản lý, sử dụng tài sản của
Nămvụ án cần khẩn trương
hoànthànhxétxửsơthẩmgồm:
Vụ án vi phạm quy định về
đấu thầu gây hậu quả nghiêm
trọng xảy ra tại Trung tâm
Kiểm soát bệnh tật TP Hà
Nội thuộc Sở Y tế TP Hà
Nội, Công ty CP Định giá
và bán đấu giá tài sản Nhân
CP Tập đoàn Yên Khánh và
các đơn vị có liên quan.
Vụ án vi phạm quy định
trong hoạt động ngân hàng,
hoạt động khác liên quan đến
hoạt động ngân hàng, lạm
dụng tín nhiệm chiếm đoạt
tài sản xảy ra tại Ngân hàng
TMCP Đông Á.
Kết thúc theo dõi
12 vụ án, bốn vụ việc
Cũng tại cuộc họp này,
Thường trực Ban chỉ đạo có
kiểm điểm kết quả công tác
thời gian qua, nhất là từ sau
phiên họp thứ 18 của Ban
chỉ đạo (ngày 25-7) đến nay.
Theo đó, các cơ quan chức
năng đã xử lý dứt điểm 12
vụ án, bốn vụ việc; kết thúc
điều tra 13 vụ án/53 bị can;
ban hành cáo trạng truy tố
11 vụ án/98 bị can; xét xử
sơ thẩm sáu vụ án/33 bị cáo;
xét xử phúc thẩm bốn vụ án/
sáu bị cáo.
Trong số này, nhiều vụ án
được mở rộng điều tra, khởi
tố thêm nhiều bị can, có cả
cán bộ cấp cao thuộc diện
trung ương quản lý và cán
bộ liên quan đến nhân sự đại
hội Đảng các cấp.
Bốn vụ án trọng điểm đã
được xét xử sơ thẩm gồm:
Vụ án vi phạm quy định
về hoạt động ngân hàng,
hoạt động khác liên quan đến
hoạt động ngân hàng xảy ra
tại Ngân hàng Phương Nam.
Vụ án vi phạm quy định
về quản lý, sử dụng tài sản
nhà nước gây thất thoát, lãng
phí; lừa đảo chiếm đoạt tài
sản xảy ra tại Công ty Hải
Thành, quân chủng Hải quân.
Vụ án vi phạm quy định về
quản lý, sử dụng tài sản nhà
nước gây thất thoát, lãng phí
liên quan đến dự án số 8-12
Lê Duẩn, quận 1, TP.HCM.
Vụ án vi phạm quy định về
hoạt động ngân hàng, hoạt
động khác liên quan đến hoạt
động ngân hàng xảy ra tại
Ngân hàng BIDV và một số
công ty có liên quan.
Từ kết quả này, Thường trực
Ban chỉ đạo thống nhất kết
thúc theo dõi 12 vụ án, bốn
vụ việc. Đây đều là các vụ
án, vụ việc đã kết thúc xử lý
theo quy định của pháp luật.•
Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng phát biểu kết luận cuộc họp. Ảnh: TTXVN
Theo kết luận điều tra, để nắm bắt tiến độ điều tra vụ án
xảy ra tại Nhật Cường Mobile có liên quan đến mình và
vợ, cựu chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung
đã nhờ Phạm Quang Dũng (cựu cán bộ Cục Cảnh sát kinh
tế - C03, Bộ Công an) lấy trộm tài liệu từ các cán bộ,
chiến sĩ thuộc đơn vị này.
Từ tháng 7-2019 đến tháng 6-2020, bị can Dũng nhiều lần
thu thập tài liệu liên quan đến vụ án trên, trong đó năm lần
chiếm đoạt chín tài liệu thuộc danh mục bí mật nhà nước.
Cụ thể, khoảng đầu tháng 8-2019, Dũng tự ý chụp trộm
tại cơ quan một tài liệu liên quan đến kế hoạch điều tra vụ
án. Đến cuối tháng 8-2019, Dũng phôtô tại cơ quan ba tài
liệu, sau đó mang về nhà, dùng điện thoại cá nhân chụp.
Đêm 4-6-2020, Dũng dùng chìa khóa đã đánh trộm đột
nhập vào phòng làm việc của trưởng Phòng 14 - C03, chụp
26 trang tài liệu trên bàn làm việc của vị trưởng phòng.
Sau khi lấy được tài liệu, Dũng ba lần cung cấp cho ông
Chung với tổng cộng 12 tài liệu liên quan đến vụ án Nhật
Cường, trong đó sáu tài liệu thuộc danh mục mật.
Lần thứ nhất, tối 20-7-2019, Dũng đặt xe trên ứng dụng
Grab đi từ nhà mình đến nhà riêng của ông Chung. Tại
đây, hai người trao đổi, Dũng đồng ý cung cấp cho ông
Chung các bản email gửi từ tài khoản buiquanghuy@...
đến tài khoản của ông Chung.
Tiếp đó, Dũng về nhà, in tài liệu từ máy tính cá nhân
các bản email nêu trên. Về phía mình, ông Chung chỉ đạo
Nguyễn Hoàng Trung (cựu chuyên viên Phòng thư ký
biên tập - UBND TP Hà Nội) đến gặp Dũng để lấy số tài
liệu này.
Lần thứ hai, tối 25-8, Dũng liên lạc với ông Chung, đề
nghị cựu chủ tịch UBND TP Hà Nội tới nhận ba tài liệu
mật mà mình mới lấy được. Bị can Nguyễn Hoàng Trung
tiếp tục đến gặp Dũng để lấy tài liệu.
Lần thứ ba, sáng 10-6, Dũng chuyển cho ông Chung ba
tài liệu mật qua ứng dụng Viber. Ông Chung chuyển cho
Nguyễn Hoàng Trung để in ra giấy. Nguyễn Hoàng Trung
tiếp tục chuyển cho Nguyễn Anh Ngọc (cựu phó trưởng
Phòng thư ký biên tập - UBND TP Hà Nội) để thực hiện
chỉ đạo của cấp trên.
Ngoài ba lần chuyển tài liệu nêu trên, cơ quan điều tra
cho rằng Dũng còn nhiều lần trao đổi, cung cấp thông
tin liên quan đến vụ án Nhật Cường cho ông Chung, tuy
nhiên không đủ căn cứ để xác định cụ thể các tài liệu này
là gì nên không có cơ sở kết luận.
Cũng theo Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an, bị can
Dũng cung cấp cho cựu chủ tịch UBND TP Hà Nội thông
qua ba hình thức: Dùng ứng dụng Viber trên điện thoại di
động để trao đổi, hoặc chuyển trực tiếp file ảnh chụp tài
liệu qua Viber, hoặc thông qua người trung gian để cung
cấp tài liệu bản giấy.
Cơ quan điều tra xác định vụ án chiếm đoạt tài liệu bí
mật nhà nước xảy ra tại Hà Nội có tính chất rất nghiêm
trọng, phức tạp. Tài liệu chiếm đoạt thuộc vụ án tham
nhũng đang được dư luận đặc biệt quan tâm, thuộc diện
Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng
theo dõi, chỉ đạo.
Đặc biệt, các bị can là những cán bộ từng công tác tại
các cơ quan bảo vệ pháp luật, có kinh nghiệm, am hiểu về
pháp luật và công tác nghiệp vụ đấu tranh phòng, chống
tội phạm. Do đó thủ đoạn của các bị can là hết sức tinh vi,
thể hiện qua việc triệt để lợi dụng các tiến bộ khoa học kỹ
thuật tiên tiến, mạng Internet để thực hiện hành vi phạm
tội, xóa dấu vết, che giấu tội phạm.
T.PHAN
Khẩn trương kết thúc điều tra
5 vụ đại án
Sau phiên họp thứ 18 ngày 25-7, các cơ quan chức năng đã xử lý dứt điểm12 vụ án, bốn vụ việc;
kết thúc điều tra 13 vụ án/53 bị can...
Cựu côngan5 lần trộmtài liệu cho ôngNguyễnĐứcChung
Nhà nước gây thất thoát, lãng
phí; tham ô tài sản xảy ra tại
Tổng Công ty Nông nghiệp
Sài Gòn (Sagri).
Vụ án vi phạm quy định về
đầu tư công trình xây dựng
gây hậu quả nghiêm trọng;
vi phạm quy định về quản lý,
sử dụng tài sản nhà nước gây
thất thoát, lãng phí xảy ra tại
dự án mở rộng sản xuất giai
đoạn 2 - Công ty Gang thép
Thái Nguyên.
Vụ án thiếu trách nhiệm
gây hậu quả nghiêm trọng;
buôn bán hàng giả là thuốc
chữa bệnh; lợi dụng chức vụ,
quyền hạn trong khi thi hành
công vụ xảy ra tại Cục Quản
lý dược, BộY tế, Công tyVN
Pharma và các cơ quan, đơn
vị liên quan.
Thành, Công ty TNHH Vật
tư khoa học và thương mại
Việt Nam và các đơn vị có
liên quan.
Vụ án vi phạmcác quy định
về quản lý đất đai xảy ra tại
Tổng Công ty Sabeco.
Vụ án vi phạm quy định về
đầu tư công trình xây dựng
gây hậu quả nghiêm trọng;
lợi dụng chức vụ, quyền hạn
trong khi thi hành công vụ
xảy ra tại Công ty CP Hóa
dầu và nhiên liệu sinh học
dầu khí (PVB), Tổng Công
ty Xây lắp dầu khí Việt Nam.
Vụ án vi phạm quy định về
quản lý, sử dụng tài sản nhà
nước gây thất thoát, lãng phí;
lợi dụng chức vụ, quyền hạn
gây ảnh hưởng đến người khác
để trục lợi xảy ra tại Công ty
Nhiều vụ án được
mở rộng điều tra,
khởi tố thêm nhiều
bị can, có cả cán bộ
cấp cao thuộc diện
trung ương quản lý
và cán bộ liên quan
đến nhân sự đại hội
Đảng các cấp.
Năm 2020 tạm giữ, kê biên...
hàng ngàn tỉ đồng
Đối với các vụ án, vụ việc thuộc diện Ban chỉ đạo theo
dõi, chỉ đạo, từ năm 2013 đến nay cơ quan thi hành án dân
sự các cấp đã thu hồi được hơn 22.659 tỉ đồng (tỉ lệ 26,7%
tổng số tiền phải thi hành).
Trong năm2020, các cơ quan tố tụng đã tạmgiữ, kê biên,
phong tỏa tài khoản, ngăn chặn giao dịch các tài sản có trị
giá 3.851 tỉ đồng, hơn 16 triệu USD, hơn 17 triệu cổ phiếu,
51 bất động sản và nhiều tài sản khác. Cơ quan thi hành án
dân sự thu hồi hơn 14.000 tỉ đồng, bằng 61%.