236-2021 - page 11

11
Sở Công Thương TP.HCM vừa cho biết tính đến ngày
12-10, trên địa bàn TP có 46 trong tổng số 234 chợ truyền
thống đã mở cửa trở lại. Dự kiến đến ngày 15-10, trên địa
bàn TP sẽ có thêm 23 chợ mở cửa buôn bán trở lại.
Dù mở cửa trở lại nhưng nhiều chợ vắng khách. Ông
Nguyễn Vĩnh Cửu, quản lý khu vực thực phẩm chợ Tân
Bình, cho hay chợ đã mở cửa được ba ngày nhưng lượng
khách đến chợ mua sắm không nhiều. Số lượng các hộ
đăng ký kinh doanh cũng ít. Đơn cử ngày 12-10 chỉ có 25
trong tổng số 200 hộ kinh doanh tham gia bán hàng, chủ
yếu là các ngành hàng tươi sống như thủy hải sản, rau,
thịt, cá và gia vị.
Tương tự, đại diện Ban quản lý chợ Võ Thành Trang
thông tin dù mở cửa hoạt động nhưng người dân còn lo
ngại dịch bệnh nên không đi chợ. Sức mua thấp nên tiểu
thương chưa tham gia bán nhiều. Hiện tại chợ mới có
khoảng 50 hộ đăng ký bán hàng.
Bà Tâm, tiểu thương ngành hàng rau tại chợ Võ Thành
Trang, cho biết khi mở bán trở lại, tiểu thương không còn
gặp khó khăn trong việc lấy hàng hóa như trước đây. Tuy
vậy, một số mối hàng từ Đồng Nai, Tây Ninh… chưa tiêm
đủ hai mũi vaccine, gặp khó khăn trong đi lại nên họ chưa
đưa hàng lên TP.HCM được.
Ghi nhận thực tế cho thấy giá cả tại các chợ biến
động không nhiều. Riêng một số loại rau gia vị tăng giá
đột biến, như tía tô, rau quế từ 25.000 đồng/kg tăng lên
60.000 đồng/kg. Nguyên nhân, do giãn cách xã hội kéo
dài nên người nông dân chưa kịp trồng, cộng với thời
tiết mưa bão nên rau bị hao hụt. Bên cạnh đó, cước vận
chuyển tăng do phải cộng thêm chi phí test nhanh của
tài xế.
TÚ UYÊN
Kinh tế -
ThứNăm14-10-2021
Đà Nẵng sắp đón khách quốc tế
có hộ chiếu vaccine
TPĐà Nẵng cần sớmkhôi phục điểmmạnh kinh tế củamình là ngành du lịch, từ đó kích thích
các loại hình khác phát triển theo.
TẤNVIỆT
P
hải triển khai ngay kế
hoạch với lộ trình cụ
thể để khôi phục và
phát triển kinh tế nói chung,
du lịch nói riêng trong trạng
thái bình thường mới. Đó là
nội dung chính được đưa ra
tại chương trình “HĐND với
cử tri” TP Đà Nẵng diễn ra
ngày 13-10.
Tại đây, các lãnh đạo TP
này khẳng định sẽ hỗ trợ tối
đa cho các doanh nghiệp (DN)
mở lại sản xuất, kinh doanh,
đồng thời đã lên phương án
khôi phục hoạt động du lịch.
Cần có lộ trình rõ ràng,
cụ thể để doanh nghiệp
chủ động
Ông Phạm Bắc Bình, Chủ
tịch Hiệp hội DN nhỏ và vừa
TP Đà Nẵng, cho hay trong
hội nghị đối thoại với DN
ngày 24-9, TP đã đưa ra kịch
bản hỗ trợ nhà sản xuất, kinh
doanh phục hồi kinh tế trong
thời gian tới với nhiều giải
pháp sát sườn. Tuy nhiên, vì
là kịch bản nên có thể thay
đổi. Vì vậy, ông Bình đặt
câu hỏi: “TP có tiến hành
các giải pháp hỗ trợ đã nêu
hay không?”.
Theo ôngBình, để thực hiện
tốt nguyên tắc “kinh tế là cơ
sở, là nền tảng” thì DN phải
có thông tin để lên kế hoạch
nhập nguyên liệu, tuyển dụng
lại công nhân, chuẩn bị nguồn
tài chính. Do vậy, TP cần xây
dựng bộ tiêu chí cụ thể hoặc
kế hoạch ứng phó với diễn
biến dịch gắn liền với hoạt
động của DN. Qua đó để cộng
đồng DN theo dõi và lập kế
hoạch sản xuất, kinh doanh.
Tương tự, ôngCaoTríDũng,
Chủ tịch Hiệp hội Du lịch TP
Đà Nẵng, cho biết ngành du
lịch của TP bị thiệt hại nặng
nề, kéo theo nhiều lao động
thất nghiệp, nhiều DN và cơ
sở kinh doanh bị phá sản.
“Vậy TP có kế hoạch, lộ
trình gì để khôi phục và phát
triển du lịch trong thời gian
tới, nhất là khi người dân
có hộ chiếu vaccine và các
đường bay quốc tế khôi phục
lại?” - ông Dũng đặt câu hỏi.
Nêu quan điểm ủng hộ
các DN, bà Phan Thị Tuyết
Nhung, Trưởng ban Kinh tế
- Ngân sách HĐND TP Đà
Nẵng, cho rằng: UBND TP
cần cam kết rõ ràng về những
chính sách hỗ trợ DN, cả về
cách thức lẫn thời gian thực
hiện. Trong 13 chính sách TP
đã ban hành, một số chính
sách do nhiều nguyên nhân
dẫn đến DN khó hoặc chưa
tiếp cận được. Vì vậy, UBND
TP cần chỉ đạo rà soát kỹ để
sau khi sửa đổi, bổ sung thì
thật sự tháo gỡ các nút thắt
để đưa các chính sách đi vào
cuộc sống.
BàNhung cho hayĐàNẵng
có 34.000 DN thì có đến 98%
là DN vừa, nhỏ và siêu nhỏ.
Hiện sáu khu công nghiệp
của TP gần như lấp đầy. Đất
tại khu công nghệ cao thì các
DN nhỏ và siêu nhỏ rất khó
tiếp cận nên cần chú trọng
phát triển những cụm công
nghiệp phù hợp.
Trả lời những ý kiến trên,
bàNguyễnThị ThanhHương,
PhóGiámđốc SởKH&ĐTTP
Đà Nẵng, khẳng định: “Các
chính sách hỗ trợ DN đã được
TP thông báo và đang được
triển khai với mục tiêu làm
sao đưa chính sách đến với
cộng đồng DN, hỗ trợ khôi
phục sản xuất, kinh doanh”.
Theo bà Hương, sở đang
thammưuUBNDTPxâydựng
dự thảo phòng chống dịch và
phục hồi kinh tế trong trạng
thái bình thường mới. Trong
kế hoạch này sẽ có phụ lục về
các biện pháp phòng chống
dịch cụ thể cho DN theo bốn
cấp độ, DN căn cứ vào đó để
triển khai.
Tháng 11 dự kiến
đón khách quốc tế
Giámđốc SởDu lịchTPĐà
NẵngTrươngThị Hồng Hạnh
nhìnnhận:Khácvới năm2020,
khả năng hoạt động trở lại của
DN, lao động ngành du lịch
là một thách thức. Tỉ lệ tiêm
vaccine phòng COVID-19
của người dânViệt Nam chưa
cao, trẻ em chưa được tiêm…
Nhanh chóng ban hành kế hoạch
thích ứng an toàn
Trước các ý kiến của DN, Chủ tịch HĐND TP Đà Nẵng
Lương NguyễnMinhTriết đề nghị UBNDTP sớm cụ thể hóa
chủ trương hỗ trợ DN như đã cam kết và nhanh chóng ban
hành kế hoạch thích ứng an toàn, vừa phòng chống dịch
vừa phục hồi kinh tế để các DN chủ động hơn.
Ông Triết cũng đề nghị UBND TP quan tâm cải cách thủ
tục hành chính.“Việc này nằmtrong bàn tay, thẩmquyền và
quyết tâmchính trị củaTP. Vừa qua, sau khi tiếp nhận ý kiến
của cácDN,TPđã lập tức đơngiảnhóa 82 thủ tục hành chính.
Điều này thể hiện quyết tâmchính trị rất cao”- ôngTriết nói.
Cũng theo ông Triết, TP cần sớm khôi phục điểm mạnh
kinh tế của mình là ngành du lịch, từ đó kích thích các loại
hìnhkhácphát triển theo. ĐàNẵngcũngphải chú trọngcông
tác tạo việc làm, quan tâman sinh xã hội cho đối tượng yếu
thế, dễ bị tổn thương. Bởi những chính sách hỗ trợ mà TP
đang triển khai chỉ là trướcmắt, về lâu dài rất cần những hỗ
trợ thiết thực để người khó khăn tiếp tục vươn lên.
Tại Đà Nẵng, đã có 11.000
lao động ngành du lịch được
tiêm vaccine mũi 1 và sẽ tiếp
tục tiêm mũi 2. TP cũng dự
phòng vaccine để tiêm cho
những lao động từ các địa
phương trở về TP làm việc.
Vì vậy, theo bà Hạnh, Đà
Nẵng dự kiến khôi phục du
lịch theo phương châm chủ
động thích ứng và phải đảm
bảo an toàn cho du khách,
nhânviênngànhdu lịch.Trước
tiên, TP sẽ đón khách nội địa
và thí điểmđón khách quốc tế
với slogan “Enjoy Đà Nẵng”.
Sở Du lịch đang xin ý kiến
UBNDTPphương án từ ngày
20-10 cho người dân đi du
lịch trong TP. Từ tháng 11, TP
sẽ triển khai “bong bóng du
lịch” giữa Đà Nẵng với một
số địa phương như Quảng
Nam, Quảng Ninh. Sau đó,
khi cả nước chuyển trạng thái
bình thường mới thì TP nối
lại toàn bộ hoạt động du lịch
trong nước.
Về đón khách quốc tế, Sở
Du lịch TP Đà Nẵng dự kiến
bắt đầu từ tháng 11 với hai
nhóm khách. Thứ nhất là
người nhập cảnh làmcông vụ,
thăm thân nhân, hồi hương…
Những người này sẽ cách ly
bảy ngày và theo các quy định
khác của Bộ Y tế.
Nhóm thứ hai là khách du
lịch trọn gói, khép kín với
những thị trường đã mở cửa
du lịch, áp dụng hộ chiếu
vaccine, tập trung vào hai
thị trường Hàn Quốc và Nga.
“Có một số thông tin tích
cực từ thị trường Hàn Quốc là
họ có nhu cầu đến Đà Nẵng.
Nga thì dự kiến sẽ đưa đến
TP 2.000-4.000 khách/tháng.
Sau đó, TP đón khách bình
thường khi Chính phủ cho
phép khôi phục đường bay
quốc tế” - bà Hạnh thông tin.
Bà Hạnh nói thêmĐà Nẵng
triển khai hoạt động du lịch ở
hai cấp độ: Nguy cơ thấp (bình
thườngmới) và nguy cơ trung
bình theo nghị quyết mới của
Chính phủ. Khi TP chuyển
trạng thái phòng chống dịch
ở cấp độ cao hơn sẽ thông báo
cho du khách, DN ngành du
lịch biết trước 72 giờ.•
KháchHànQuốc đang rấtmongmuốn tới ĐàNẵng. Trong ảnh: KháchHànQuốc đếnĐàNẵng
du lịch trước dịch. Ảnh: TẤNVIỆT
Trước tiên, TP Đà
Nẵng sẽ đón khách
nội địa và thí điểm
đón khách quốc tế
với slogan “Enjoy
Đà Nẵng”.
Tiểu
thươngchợ
VõThành
Trang
trangbị
cồn sát
khuẩncho
người dân
khi đến sạp
muabán.
Ảnh: TÚ
UYÊN
Nhiều chợ truyền thống mở cửa trở lại nhưng vắng khách
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10 12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook