236-2021 - page 3

3
Thời sự -
ThứNăm14-10-2021
NGHĨANHÂN
N
ghị quyết 128 của Chính phủ về ban hành Quy định
tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát
hiệu quả dịch COVID-19” đã chính thức tạo ra
khung hành động để cả nước cũng như từng địa phương
có ứng xử phù hợp với diễn biến dịch bệnh trên địa bàn.
Mặc dù chỉ là “tạm thời không áp dụng” các chỉ thị 15,
16, 19 của Thủ tướng (ban hành tháng 3, 4-2020) và một
phần Nghị quyết 86 của Chính phủ (tháng 8-2021) nhưng
Nghị quyết 128 đã thay đổi hẳn tư duy phòng chống dịch.
“Hoạt động” - tinh thần bao trùm
Cụ thể, nếu từ khóa của các chỉ thị 15, 16, 19 và Nghị
quyết 86 đơn giản là “giãn cách xã hội”, là “người cách ly
với người, nhà cách ly với nhà, xã cách ly với xã”… - nôm
na là “ai ở đâu ở yên đó” - thì Nghị quyết 128 gần như từ
bỏ khái niệm giãn cách chung chung.
Từ khóa của Nghị quyết 128 là “hoạt động”. Hầu hết lĩnh
vực của đời sống kinh tế - xã hội được liệt kê, dù trong
hoàn cảnh dịch bệnh nào, nguy cơ thấp, trung bình, cao hay
rất cao đều vẫn được “hoạt động”. Chỉ là hoạt động bình
thường hay có điều kiện hoặc hoạt động hạn chế.
Ngay cả khi nguy cơ dịch bệnh ở mức cao nhất - cấp 4
thì những lĩnh vực quan trọng nhất của nền kinh tế như
lưu thông, vận chuyển hàng hóa, sản xuất, công trình giao
thông, xây dựng…vẫn phải được đảm bảo hoạt động. Thậm
chí nhà hàng, quán ăn, chợ truyền thống ở vùng dịch cấp
4 vẫn được hoạt động, dù phải hạn chế theo điều kiện do
địa phương quy định phù hợp với tình hình...
Nếu chỉ lệnh “giãn cách”, “ai ở đâu ở yên đó” rất chung
chung, dễ tùy nghi, mỗi nơi mỗi kiểu được áp dụng gần
như không giới hạn, đến mức có lúc người thừa hành
không phân biệt nổi bánh mì có phải là hàng hóa thiết yếu
thì Nghị quyết 128 đã chia ra nhiều lĩnh vực để có ứng
xử phù hợp. Trong đó, chỉ các cơ sở kinh doanh dịch vụ
có nguy cơ lây nhiễm cao như vũ trường, karaoke, quán
bar… là về cơ bản bị hạn chế hoạt động, thậm chí ngừng
hoạt động kể cả khi nguy cơ dịch ở cấp 1 thấp nhất.
Người dân, doanh nghiệp là chủ thể
trung tâm
Đáng chú ý, nội dung Nghị quyết 128 đặt người dân,
doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế vào đúng vị trí trung
tâm, đúng vị trí của chủ thể chính trong trạng thái mới đời
sống kinh tế - xã hội. Đây sẽ là “bình thường mới” của rất
nhiều người làm kinh doanh, khi mấy tháng trước, họ bị
đặt ở thế bị động, chịu sự quản lý, siết chặt do yêu cầu của
giãn cách xã hội.
Không đi sâu vào các tiêu chí chuyên môn phân loại cấp
độ dịch nhưng Nghị quyết 128 đưa ra quan điểm chỉ đạo
rất mới cho các địa phương, đó là đánh giá cấp độ dịch ở
quy mô cấp xã và khuyến khích nhỏ nhất, hẹp nhất có thể.
Như vậy sẽ chấm dứt tình trạng xác định cấp độ dịch cao
trùm lên cả những cụm dân cư, khu công nghiệp, nhà máy,
xí nghiệp mà ở đó nguy cơ dịch thấp, gây ảnh hưởng rất
lớn đến nhiều mặt.
Thống nhất toàn quốc và linh hoạt
cho địa phương
Thực tiễn đại dịch COVID-19 đến thời điểm này là khá
đa dạng, có sự khác biệt giữa những tỉnh, thành mỗi ngày
còn ghi nhận vài chục, vài trăm, đến cả ngàn ca F0 với
những nơi nhiều ngày nay không phát hiện ca nhiễm mới
nào. Chưa kể còn có sự khác biệt về điều kiện tự nhiên, giữa
miền núi với đồng bằng, đô
thị với nông thôn, khuvực sản
xuất công nghiệp phát triển
mạnh với nơi thuần nông.
Vậy nên Nghị quyết 128
là văn bản quy phạm pháp
luật của trung ương áp dụng
chung, thống nhất trong
toàn quốc nhưng chỉ quy
định khung, có tính nguyên
tắc, định hướng và vẫn trao
quyền khá chủ động cho
UBND các tỉnh hướng dẫn
chi tiết, phù hợp với tình
hình của chính mình.
Địa phương có không
gian chủ động nhưng “không trái với quy định của trung
ương, không gây ách tắc lưu thông hàng hóa, sản xuất, kinh
doanh và đi lại, sinh hoạt của nhân dân”. Đây là hướng tiếp
cận tinh tế, phù hợp với thực tiễn phân cấp hiện nay giữa
trung ương - địa phương, nhất là trong công tác phòng
chống dịch bệnh.
Có hiệu lực ngay lập tức, giá trị của Nghị quyết 128 qua
phân tích trên cho thấy với văn bản này, Chính phủ đã chính
thức chuyển trạng thái toàn quốc từ “zero COVID” sang
“sống chung” một cách bình tĩnh, tự tin.•
độ trung ương, đôi khi chính
sách đề ra nhưng lại thiếu nhất
quán giữa các bộ, ngành nên
tạo ra khoảng trống chính sách.
Khi cả hai yếu tố này hiện diện
thì dễ dẫn tới việc một số địa
phương lúng túng và hành xử
tùy nghi theo cách riêng. Song
song đó, tôi cho rằng từ trung
ương đến địa phương đôi khi
thiếu sự trao đổi, truyền thông
để nhất quán cách hiểu chính
sách trước khi triển khai vào
thực tế.
Cuối cùng là cơ chế xử lý khi
làm sai. Nếu anh làm sai mà
không bị hề hấn gì cả thì anh cứ
cố thủ, cứ tiếp tục chống dịch
theo cách của mình. Vậy nên
trong Nghị quyết 128 có một
điểm đáng chú ý đó là đề cao
trách nhiệm của người đứng
đầu trong phòng chống dịch,
thực hiện mục tiêu kép. Đó
chính là cơ chế khuyến khích
vai trò lãnh đạo. Khi đó, với sự
tham gia ý kiến của người dân,
phản ánh của báo chí, tiếng nói
từ giới chuyên môn… thì có
thể biết địa phương nào làm
tốt và nơi nào làm sai để xử
lý phù hợp.•
“Tết này mình có thể về quê”
Không tránh khỏi trục trặc những ngày đầu để UBND
các tỉnh, thành hướng dẫn chi tiết cho địa bàn mình, để
Bộ Y tế và các ngành trung ương có văn bản hướng dẫn
chuyên môn, chi tiết.
Tuy nhiên, với những thông tin tích cực về vaccinephòng
COVID-19 sẽ về nhiều trong tháng 11 này, cùng theo đó là
năng lực triển khai tiêm chủng của các địa phương đang
được cải thiện, hoàn toàn có thể hy vọng rằng “tết này
mình có thể về quê”- như lời một lãnh đạo Chính phủ chia
sẻ với người viết.
cần làm
Ngườidânđi
mualương
thực,thực
phẩmbằngthẻ
xanhCOVID
tạiSiêuthị
Co.opmart
NhiêuLộc
(quận3,
TP.HCM).Ảnh:
HOÀNGGIANG
Thống nhất cách hiểu, triển khai từ trên
xuống dưới
. Nghị quyết do Chính phủ ban hành rõ ràng cần được triển
khai thành các chính sách cụ thể và đưa vào thực tiễn. Điều đó
đặt ra những yêu cầu gì với các cơ quan chức năng từ trung ương
đến địa phương?
+ Tôi nghĩ về phía trung ương, cần đảm bảo tính nhất quán
nội tại của chiến lược và chính sách. Bởi lẽ nếu không nhất quán
nội tại thì khi triển khai chính sách, có khả năng nghị quyết sẽ
được hiểu theo nhiều cách khác nhau và do vậy sẽ xảy ra trục
trặc khi thực thi. Tôi lấy ví dụ, trong Nghị quyết 128 nêu “
hạn
chế đếnmức thấpnhất các camắc, ca chuyểnbệnhnặng, tử vong
doCOVID-19
”. Kinh nghiệmkhông chỉ từ Anh, Singaporemà rất
nhiều nước khác cho thấy khi mở cửa thì số ca nhiễm sẽ tăng.
Vì vậy, nếu không thống nhất việc hiểu Nghị quyết 128 theo
hướng lấy ưu tiên bảo vệ sinhmạng (tức hạn chế ca nặng và tử
vong) làm trọng tâm thì khi địa phương thấy số ca nhiễm tăng
nhiều (dù ca nặng và tử vong không đáng kể), họ sẽ lo sợ, lúng
túng và có thể thắt chặt một cách cực đoan.
Bên cạnh đó, sự phối hợp giữa các bộ, ngành cấp trung ương
làmột yêu cầu đặc biệt quan trọng. Có thể thấy nghị quyết đặt
ra nhiệm vụ cho tất cả bộ, ngành trong thời gian tới. Họ đóng
vai trò xây dựng các chính sách hướng dẫn các địa phương
thực hiện Nghị quyết 128. Ví dụ, BộY tế hướng dẫn các tiêu chí,
phương pháp đánh giá và xác định cấp độ dịch; Bộ Công an
kết nối cơ sở dữ liệu dân cư với dữ liệu xét nghiệm, tiêmchủng,
điều trị; Bộ GTVT xây dựng các hướng dẫn đi lại liên tỉnh…
Với địa phương, Nghị quyết 128mới chỉ là“kimchỉ nam”. Mỗi
địa phương cần phải có kế hoạch triển khai các chính sách cụ
thể, phù hợp với điều kiện của địa phươngmình.Ví dụ, khi năng
lực xét nghiệm, điều trị, nguồn cung vaccine khác nhau thì mỗi
địa phương phải ápdụng các giải pháp khác nhau phù hợp tình
hình thực tế, miễn là không ngoài khung khổ Nghị quyết 128.
“Sống chung với COVID”
một cách bình tĩnh, tự tin
Có hiệu lực ngay lập tức, giá trị của Nghị quyết 128 qua phân tích trên cho thấy với
văn bản này, Chính phủ đã chính thức chuyển trạng thái toàn quốc từ “zero COVID”
sang “sống chung” một cách bình tĩnh, tự tin.
phải thực hiện trên phạm vi toàn quốc, không ai được cát cứ,
không ai được ban hành chính sách con” - Thủ tướng nói và
cho hay Bộ Y tế sẽ có hướng dẫn cụ thể về các biện pháp y
tế, giao thông sẽ có hướng dẫn cụ thể do Bộ GTVT thực hiện,
sản xuất, kinh doanh thì do Bộ Công Thương, còn GD&ĐT
thì do Bộ GD&ĐT cùng với Bộ Y tế hướng dẫn.
Cũng theo Thủ tướng, tinh thần tổ chức thực hiện là
vừa thực hiện vừa bổ sung, rút kinh nghiệm để hoàn
thiện dần. “Rất mong các cấp, cùng với giám sát của
nhân dân, các đoàn thể chính trị - xã hội, thấy cái gì được
thì giữ, cái gì chưa được thì phải điều chỉnh. Nhưng tinh
thần chung xuyên suốt là phải thống nhất, trung ương
lãnh đạo, Đảng lãnh đạo và Nhà nước quản lý bằng hệ
thống từ trung ương cho đến địa phương, không được
cát cứ, không được ban hành cái gì trái với trung ương.
Trong tổ chức thực hiện cụ thể thì phải linh hoạt, sáng
tạo” - Thủ tướng nhấn mạnh.
NHẪN NAM
Mặc dù chỉ là “tạm
thời không áp dụng”
các chỉ thị 15, 16, 19
của Thủ tướng (ban
hành tháng 3, tháng
4-2020) và một phần
Nghị quyết 86 của
Chính phủ (tháng
8-2021) nhưng
Nghị quyết 128 đã
thay đổi hẳn tư duy
phòng chống dịch.
1,2 4,5,6,7,8,9,10,11,12,13,...16
Powered by FlippingBook