236-2021 - page 12

12
Đời sống xã hội -
ThứNăm14-10-2021
BÁCHAN
Đ
ến đầu tháng 10-2021,
cả nước ghi nhận50.473
trường hợp mắc sốt
xuất huyết (SXH), trong đó
có 18 trường hợp tử vong tại
chín tỉnh, TP: Bình Phước
(6), TP.HCM (2), Đồng Nai
(2), Bình Dương (2), Bà
Rịa-Vũng Tàu (1), Phú Yên
(2), Sóc Trăng (1), Tây Ninh
(1), Bình Thuận (1). Số ca tử
vong cao hơn nhiều so với
cùng kỳ năm ngoái.
Triệu chứng nặng
thêm do ngại đi viện
Không chỉ số ca tử vong do
SXH tăng, theo thống kê từ
các bệnh viện (BV), số bệnh
nhân mắc SXH nặng cũng
tăng hơn so với năm trước.
Tại Trung tâm Bệnh nhiệt
đới BV Bạch Mai, khi dịch
SXH vào mùa, BV đã tiếp
nhận và điều trị hàng trăm
trường hợp SXHDengue phải
nhập viện, đặc biệt có nhiều
trường hợp nặng. Điểm khác
biệt của dịch SXH năm nay
là có nhiều bệnh nhân nặng,
tràn dịch ổ bụng, tiểu cầu hạ
thấp kèm xuất huyết phải vào
viện truyền khối tiểu cầu.
Rất nhiều trường hợp vì
thấy diễn biến phức tạp của
dịch bệnh COVID-19 nên khi
có triệu chứng của SXH đã
không đến BV để thăm khám
và điều trị. Một số khác nhầm
lẫn với các triệu chứng của
bệnh COVID-19 nên đến test
nhanh, âm tính thì về tự chữa.
Thốngkê từTrung tâmBệnh
nhiệt đới BV Bạch Mai cho
biết số ca nhập viện rải rác
từ đầu hè nhưng tăng mạnh
vào cuối tháng 9 đến nay. Một
số bệnh nhân có triệu chứng
nhưng đến khi trở nặng mới
phát hiện ra.
Đơn cử như bệnh nhân
NLA (42 tuổi) ra Hà Nội
tuổi. Người giàmắc SXH trên
nền bệnh mạn tính có sẵn cần
được chămsóc và theo dõi sát.
Bởi chỉ 1-2 ngày bệnh nhân
có thể chuyển nặng.
Theo PGS-TS Đỗ Duy
Cường, Giám đốc Trung tâm
Bệnh nhiệt đới BVBạchMai,
khoảng 5% bệnh nhân mắc
SXH sẽ có biểu hiện nặng
như chảy máu hoặc thoát
huyết tương gây sốc do giảm
thể tích, nếu không được phát
hiện và điều trị kịp thời se co
nguy cơ gây tử vong.
Triệu chứng của SXH là
sốt cao liên tục, kéo dài 5-7
ngày, có thể nổi hạch, phát
ban, trên người nổi da xung
huyết đỏ kèm theo đau đầu,
đau người, mắt đỏ xung huyết,
các trường hợp nặng có dấu
hiệu cảnh báo xuất hiện ngày
thứ tư, thứ nămnhư đau bụng,
buồn nôn, tiểu ít, chân tay
lạnh, chảy máu chân răng…
Các chuyên gia khuyến
cáo người dân khi có một
trong những biểu hiện trên
nên đến các cơ sở y tế để
được xét nghiệm chẩn đoán
và điều trị, tuyệt đối không
được tự ý theo dõi và truyền
dịch tại nhà.
PGS Cường lưu ý trong bối
cảnh dịch COVID-19 đang
lan rộng thì các triệu chứng
của SXH cần hết sức lưu ý
vì có một số triệu chứng rất
dễ nhầm lẫn với COVID-19
như sốt, đau mỏi cơ. Do đó,
nhân viên y tế cần khai thác
yếu tố dịch tễ rất cẩn thận và
kỹ càng, đồng thời yêu cầu
làm xét nghiệm khẳng định,
tránh bỏ sót hoặc nhầm lẫn,
gây ra các hậu quả đáng tiếc.•
Cảnhbáosốt xuất huyết nặng
trong đại dịch COVID-19
Gần đây,
nhiều người
dân lo
ngại bị lây
COVID-19
nên đã không
đi bệnh viện
khi có triệu
chứng nghi
ngờ sốt xuất
huyết dẫn
đến nguy
cơ gặp biến
chứng nặng.
1 tuần, Hà Nội có 440
ca bệnh
Sở Y tế TP Hà Nội cho biết
trong tuần qua, trên địa bàn
TPHà Nội ghi nhận 440 camắc
SXH(tăng82casovớituầntrước
đó). Bệnh nhân được ghi nhận
tại 28 quận, huyện và 166 xã,
phường. Riêng quận Đống Đa
84 ca, Thanh Trì 43 ca, Hai Bà
Trưng 29 ca.
Tiêu điểm
Cách phân biệt sốt xuất huyết và
COVID-19
SXHvàCOVID-19đều là cácbệnh truyềnnhiễmnguyhiểm
gây dịch do virus gây ra với các biểu hiện ban đầu giống
nhau, có thể gây nhầm lẫn như sốt, đau đầu, đaumỏi người.
Ngoài ra, SXHđiểnhìnhcóbiểuhiệnda xunghuyết,mặt và
củngmạcmắt đỏ, nặng hơn có xuất huyết hoặc dẫn đến sốc
do máu bị cô đặc. Đối với bệnh nhân mắc COVID-19, ngoài
yếu tố dịch tễ có tiếp xúc với người mắc COVID-19 còn có
biểu hiện viêm đường hô hấp như ho, khó thở, mất vị giác,
khứu giác…, nặng sẽ có biểu hiện viêmphổi và suy hô hấp.
Điều trị bệnh nhânmắc sốt xuất huyết tại BV BạchMai. Ảnh: MAI THANH
chăm chồngmắc nhiễm trùng
huyết đang điều trị tại Trung
tâm Bệnh nhiệt đới BVBạch
Mai từ ngày 21-9.
Đến ngày 29-9, chị bắt đầu
xuất hiện sốt cao, đau mỏi
người, mệt nhiều kèm tiêu
chảy. Bệnh nhân được chuyển
rakhámsàng lọcCOVID-19để
làm xét nghiệm PCR và đồng
thời test nhanh Dengue. Kết
quả test COVID-19 âm tính
nhưng testDengue dương tính.
Bệnh nhân được chẩn đoán
mắc SXH và nhập viện điều
trị tại Trung tâm Bệnh nhiệt
đới cùng với chồng.
Trường hợp thứ hai là một
bệnh nhân chạy thận tại BV
BạchMai. Khi đang thực hiện
lọc máu chu kỳ tại BV, bệnh
nhân xuất hiện rét run kèm
sốt cao nên được đưa vào
Trung tâm Cấp cứu A9 và
chuyển vào Trung tâm Bệnh
nhiệt đới sau khi xét nghiệm
Dengue dương tính.
Kết quả xét nghiệmmáu của
bệnh nhân cho thấy bạch cầu,
tiểu cầu đều hạ, thiếu máu,
có dịch trong ổ bụng. Bệnh
nhân được điều trị theo đúng
Điểm khác biệt của
dịch SXH năm nay
là có nhiều bệnh
nhân nặng, tràn
dịch ổ bụng, tiểu cầu
hạ thấp kèm xuất
huyết phải vào viện
truyền khối tiểu cầu.
phác đồ của BộY tế, theo dõi
chặt chẽ tại Trung tâm Bệnh
nhiệt đới.
Tại BVBệnh nhiệt đới trung
ương, từ đầu tháng 9 đến nay,
số lượng bệnh nhân SXH
nhập viện bắt đầu tăng cao.
Chỉ trong đêm 30-9, Khoa vi
rút - ký sinh trùng của BV đã
tiếp nhận cùng lúc 17 bệnh
nhân SXH.
Còn tại BVNhiTrungương,
Trung tâm Bệnh nhiệt đới trẻ
em tiếp nhận gần 70 trẻ mắc
SXH trong giai đoạn cuối
tháng 8 đầu tháng 9, trong
đó có những trẻ mới chỉ 5-6
ngày tuổi. Các bác sĩ cho biết
nguyên nhân số ca SXH nặng
tăng do độc lực virus nặng,
bệnh diễn biến nặng rất nhanh.
1-2 ngày đã
chuyển nặng
Đánh giá về tình trạng bệnh
nhânmắc SXH trong nămnay,
BSNguyễnKimThư, Trưởng
Khoa vi rút - ký sinh trùng BV
Bệnh nhiệt đới trung ương,
cho hay bệnh chủ yếu gặp ở
trẻ em nhưng hiện nay có xu
hướng gia tăng ở người cao
Cứukịp thời bệnhnhânbị phìnhđộngmạchvị tá trànghiếmgặp
Ngày 13-10, BS CKII Phạm Thanh Phong, Phó Giám
đốc chuyên môn BV đa khoa Trung ương Cần Thơ, cho
biết bệnh viện vừa can thiệp nội mạch cầm máu thành
công cho một bệnh nhân bị xuất huyết nội do vỡ phình
động mạch vị tá tràng nguy kịch.
Bệnh nhân là ông NNB (54 tuổi, tạm trú tỉnh Sóc
Trăng) được chuyển tuyến trong tình trạng bụng trướng,
đề kháng, ấn đau thượng vị, đau quanh rốn, hông phải,
ngày càng tăng kèm nôn ói nhiều.
Tiến hành siêu âm bụng, bác sĩ phát hiện trong ổ bụng
có nhiều máu đông, tụ sau phúc mạc.
Kết quả chụp và can thiệp nội mạch xác định bệnh
nhân bị xuất huyết nội do vỡ phình động mạch vị tá tràng,
nhiều ổ thoát mạch từ nhánh của động mạch vị tá tràng
cấp máu vùng tá tràng đoạn DIII, tắc hoàn toàn nhánh
thoát mạch.
Êkíp y bác sĩ đã tiến hành can thiệp tắc mạch bằng hỗn
hợp keo trong 40 phút. Hiện bệnh nhân tỉnh, sinh tồn ổn,
niêm hồng, bụng mềm, không sốt, tình trạng chung ổn,
đang được theo dõi và điều trị tiếp tại Khoa ngoại lồng
ngực - mạch máu.
Theo BS CKII Trầm Công Chất, Trưởng Khoa ngoại
lồng ngực - mạch máu, phình mạch máu tạng là một dạng
bệnh lý khá hiếm gặp (0,01%-0,2% dân số). Túi phình
thường nằm ở các động mạch thân tạng, động mạch gan,
động mạch lách. Phình động mạch vị tá tràng là một trong
những dạng hiếm nhất, chỉ chiếm khoảng 1,5% trong các
dạng phình mạch máu tạng.
Cơ chế sinh ra các túi phình chưa thực sự được hiểu rõ
nhưng đa số các trường hợp khởi phát sau viêm tụy cấp,
chấn thương, sau phẫu thuật, tăng huyết áp. Túi phình
thường không có triệu chứng và được phát hiện một cách
tình cờ trên các khảo sát hình ảnh học hoặc khi có biến
chứng và các biến chứng rất đa dạng, nghiêm trọng.
HẢI DƯƠNG
Sau ba
ngày can
thiệp sức
khỏe,
bệnh
nhân đã
ổn định.
Ảnh:
BVCC
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10,11 13,14,15,16
Powered by FlippingBook