236-2021 - page 9

9
VIỆTHOA
T
rước làn sóng công nhân
ồ ạt trở về quê, TP.HCM
đang phải đương đầu với
tình trạng thiếu hụt lao động.
Vì vậy, hiện nay TP đang phải
tìm các giải pháp để thu hút
lao động từ các tỉnh, thành
trở lại làm việc, trong đó có
vấn đề nhà ở cho công nhân.
Đầu tháng 9, UBND quận
7 (TP.HCM) đã có công văn
đề xuất UBNDTP xem xét về
việc sử dụng tạm thời tám khu
đất trên địa bàn quận để xây
nhà lưu trú tạm thời cho công
nhân tại các khu chế xuất, khu
công nghiệp trong thời hạn ba
năm. Tám khu đất này có tổng
diện tích hơn 13 ha, hiện đều
do các đơn vị nhà nước quản
lý và sử dụng. Tuy nhiên, việc
sử dụng các khu đất này hiện
không phải là vấn đề đơn giản.
Hiện trạng tám
khu đất
Cụ thể, támkhu đất này gồm:
Khu thứnhất tại số4PhạmHữu
Lầu, phường Phú Mỹ, có diện
tích gần 15.500 m
2
, đã được
cấp giấy chủ quyền cho Ban
Tài chính Quản trị Thành ủy
(nay là Văn phòng Thành ủy).
Từ năm 2002 đến nay, hiện
trạng khu đất này vẫn là đất
trống. Khu đất thứ hai tại số
9/5 Bùi Văn Ba, phường Tân
Thuận Đông, có diện tích hơn
2.000m
2
, đã cấp chủ quyền cho
Văn phòng Thành ủy từ năm
2013. Hiện trạng có một phần
đất trống, còn lại là nhà trệt.
Khu đất thứ ba cũng doVăn
phòng Thành ủy quản lý và sử
dụng, có ký hiệu MD6, khuA
thuộc khu đô thị mới NamTP,
phường Phú Thuận, có diện
tích 20.900m
2
. Hiện trạng khu
Sở GTVT TP.HCM vừa có văn bản khẩn về việc thực
hiện tiếp nhận và trả hồ sơ cấp đổi, cấp lại giấy phép lái xe
(GPLX) đến các đơn vị liên quan.
Theo Sở GTVT TP, do số lượng GPLX đã hết hạn sử
dụng trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội tương đối
nhiều, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân thực hiện
thủ tục cấp đổi, cấp lại GPLX, sở thông báo điều chỉnh một
số thông tin.
Cụ thể, Sở GTVT TP tiếp tục thực hiện tiếp nhận và trả
kết quả hồ sơ cấp đổi, cấp lại GPLX như thông báo trước
đó. Đồng thời kể từ ngày 14-10, sở thực hiện tiếp nhận hồ
sơ trực tiếp tại các địa chỉ sau: Điểm tiếp nhận hồ sơ số 51/2
Thành Thái, phường 14, quận 10; điểm tiếp nhận hồ sơ số
8 Nguyễn Ảnh Thủ, phường Trung Mỹ Tây, quận 12; điểm
tiếp nhận hồ sơ 111 Tân Sơn Nhì, phường Tân Sơn Nhì,
quận Tân Phú.
Các thủ tục hành chính thực hiện gồm: Thủ tục cấp đổi
TP.HCM:Người dânhết hạnbằng lái xe phải nộphồ sơ trước ngày 1-11
SởGTVT TP.HCMyêu cầu người dân nộp hồ sơ đổi bằng lái xe
trước ngày 1-11. Ảnh: TN
GPLX do ngành GTVT cấp; thủ tục cấp lại GPLX do ngành
GTVT cấp; thủ tục cấp lại GPLX do ngành GTVT cấp hết
hạn sử dụng (phải sát hạch lại); thủ tục cấp đổi GPLX do
ngành công an cấp; thủ tục cấp đổi GPLX quân sự do Bộ
Quốc phòng cấp.
Thời gian làm việc tiếp nhận hồ sơ từ thứ Hai đến thứ
Sáu. Trong đó, buổi sáng từ 7 giờ 30 đến 11 giờ 30 và buổi
chiều từ 13 giờ đến 17 giờ. Riêng thứ Bảy thực hiện tiếp
nhận hồ sơ từ 7 giờ 30 đến 11 giờ 30. Sở GTVT khuyến
khích trả kết quả hồ sơ tận nhà qua dịch vụ bưu chính công
ích.
Sở GTVT yêu cầu người dân có GPLX quá hạn sử dụng
khẩn trương nộp hồ sơ và trả kết quả theo các địa chỉ nêu
trên trước ngày 1-11 để được hướng dẫn, tiếp nhận hồ sơ
theo đúng quy định. Người dân đến thực hiện thủ tục cấp
đổi, cấp lại GPLX phải tuân thủ theo các quy định về y tế
tại nơi làm việc.
Về việc khám sức khỏe cho tài xế, Sở GTVT khuyến
khích người dân tham khảo danh mục các cơ sở y tế được
phép khám sức khỏe cho tài xế sau thời gian thực hiện giãn
cách xã hội tại website của Sở Y tế TP.HCM.
THY NHUNG
Khu đất tại số 9/5 Bùi Văn Ba (phường Tân ThuậnĐông, quận 7) có diện tích hơn 2.000m
2
,
hiện cómột phần đất trống vàmột nhà trệt. Ảnh: VIỆTHOA
Đề xuất của UBND
quận 7 là một động
thái kịp thời để giải
quyết khó khăn
về nhà ở cho công
nhân. Tuy nhiên,
theo Sở TN&MT,
việc này chỉ có thể
thực hiện được khi
TP ban bố “tình
trạng khẩn cấp”.
Phó chủ tịch UBND TP giao các sở,
ngành nghiên cứu, đề xuất
Liên quan đến đề xuất của quận 7, giữa tháng 9, Văn phòng
UBND TP có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Chủ
tịch UBND TP Lê Hòa Bình về vấn đề này. Theo đó, ông Bình
giao Sở TN&MT chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan
nghiên cứu, thammưu, đề xuất trình TP về giải pháp, phương
án triển khai theo hướng TP sẽ quản lý và tổ chức thực hiện,
đảm bảo quy định pháp luật, đáp ứng kế hoạch phòng chống
dịch COVID-19 và phục hồi kinh tế TP.
Đề xuất 8 khu đất xây nhà lưu trú
tạm thời cho công nhân TP.HCM
Támkhu đất ở quận 7 có tổng diện tích hơn 13 ha, đa phần là đất trống.
đất này một phần là đất trống,
một phần là trường mầm non
dân lập. Khu đất tiếp theo do
UBND quận 7 quản lý có diện
tích hơn 11.700 m
2
tại số 14
Đào Trí, phường Phú Thuận.
Với khu đất này, quận 7 đang
chuẩn bị đầu tư dự án trạm
trung chuyển rác, trạm xử lý
nước thải, hiện trạng vẫn đang
là đất trống.
Một khu đất khác doCông ty
Dịch vụ công ích quận 7 quản
lý cũng đang là đất trống tại
261A Lâm Văn Bền, phường
Phú Thuận, có diện tích gần
6.500 m
2
. Khu tiếp theo có
diện tích gần 21.000 m
2
vừa
là đất trống vừa là nhà trệt, ao,
còn gọi là khu đất vườn ươm
Cầu Trắng, đường Bùi Văn
Ba, phường Tân Thuận. Trong
đó, Công ty Dịch vụ công ích
quản lý ba khu, hai khu còn lại
là của hai hộ dân, theo UBND
quận 7, các hộ này “xây dựng
nhà không phép, lấn chiếm,
chưa thực hiện cưỡng chế do
TAND TP đang xét xử”.
Khu đất thứ bảy hiện trạng
cũng là đất trống, nằm tại số
5/7 NguyễnVăn Quỳ, phường
Tân Thuận Đông, do Tổng
công ty Nông nghiệp Sài Gòn
TNHHMTVquản lý, sử dụng
với diện tích gần 30.000 m
2
.
Riêng khu đất thứ tám là khu
đất duy nhất của một doanh
nghiệp tư nhân (Công ty CP
Thương mại và xây dựng
Thành Hiếu). Năm 2014, công
ty này được TP giao khu đất
có diện tích gần 29.000 m
2
để
thực hiện dự án nhà ở Thành
Hiếu. Theo quận 7, công ty này
đã có cam kết sử dụng đất để
đầu tư xây dựng nhà ở lưu trú
cho công nhân trong thời gian
chưa thực hiện dự án.
Vướng mắc pháp lý
Nhận định về các khu đất
nêu trên, Sở TN&MT cho biết
trong tám khu đất nêu trên
thì có ba khu do Văn phòng
Thành ủy quản lý, một khu
do UBND quận 7 quản lý, ba
khu do doanh nghiệp nhà nước
quản lý và một khu đã được
giao đất để thực hiện dự án
nhà ở nhưng chưa triển khai
thực hiện.
Trong công văn gửi Thường
trực Thành ủy, Quận ủy quận 7
đề xuất Thường trực Thành ủy
cho phép quận 7 được tạm sử
dụng các khu đất do Nhà nước
quản lý có diện tích lớn, hiện
chưa đầu tư trên địa bàn quận
để xây dựng các khu lưu trú
tạm thời cho công nhân trên
địa bàn quận.
“Sau khi được UBND TP
thốngnhất, đề xuất SởTN&MT
có hướng dẫn trình tự, thủ tục
để quận 7 thực hiện. Thời
gian dự kiến khoảng ba năm.
Đồng thời đề xuất Sở Xây
dựng hướng dẫn cấp phép xây
dựng có thời hạn. Sở QH-KT
thống nhất không điều chỉnh
cục bộ quy hoạch phân khu tỉ
lệ 1/2.000” - quận 7 nêu.
Cùng với đó, quận 7 cũng đề
xuất bốn hình thức đầu tư xây
dựng nhà lưu trú tạm thời cho
công nhân gồm: Giao đất để
doanh nghiệp tự đầu tư, giao
Công ty Đầu tư tài chính nhà
nước TP tổ chức đầu tư, giao
Công tyDịch vụ công ích quận
7 tổ chức đầu tư hoặc hỗ trợ
vay vốn ưu đãi kích cầu của
TP nhằm thu hút nhiều doanh
nghiệp tham gia đầu tư xây
dựng để cho doanh nghiệp
sản xuất thuê lại.
Đề xuất của UBND quận 7
là một động thái kịp thời để
giải quyết khó khăn về nhà
ở cho công nhân. Tuy nhiên,
theo Sở TN&MT, việc này chỉ
có thể thực hiện được khi TP
ban bố “tình trạng khẩn cấp”.
Sở TN&MT cho biết Điều
72 Luật Đất đai 2013 quy
định: Nhà nước trưng dụng
đất trong trường hợp thật cần
thiết để thực hiện nhiệm vụ
quốc phòng, an ninh hoặc
trong tình trạng chiến tranh,
tình trạng khẩn cấp, phòng
chống thiên tai.
“Các khu đất nêu trên đã
được giao cho các tổ chức
sử dụng đất vào mục đích đã
được xác định. Việc sử dụng
đất dự kiến tối đa ba năm để
xây dựng các khu lưu trú tạm
thời cho công nhân tại quận
7 là khác với mục đích được
giao như đề nghị của quận
7 là không có quy định. Trừ
trường hợp trưng dụng đất
theo quy định tại Điều 72 nêu
trên” - Sở TN&MT phân tích.
Sở TN&MT đề nghị các tổ
chức được giao quản lý, sử
dụng đất nêu trên cùng các
sở, ngành có liên quan có ý
kiến về đề xuất của quận 7
về sử dụng nhà, đất là tài sản
công, hoặc nhà, đất đã được
giao cho các cơ quan, doanh
nghiệp nhà nước quản lý, sử
dụng và đất đã giao cho doanh
nghiệp thực hiện dự án để xây
nhà lưu trú cho công nhân. Sau
đó Sở TN&MT sẽ tổng hợp,
báo cáo đề xuất TP xem xét
và quyết định.•
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook