253-2018 - page 3

3
Thời sự -
ThứNăm1-11-2018
CHÂNLUẬN-ĐỨCMINH
N
gày 31-10, Quốc hội
(QH) tiếp tục bước
sang ngày chất vấn thứ
hai. Bên cạnh các lĩnh vực
đầu tư công, văn hóa xã hội,
thương mại, tinh giản biên
chế… thì giáo dục và vụ phân
bón Thuận Phong lại tiếp tục
thu hút sự quan tâm của các
đại biểu (ĐB).
Cuối chiều qua (31-10), các
ĐBtiếp tụcđặt câuhỏi chất vấn
các bộ trưởng nhưng thời gian
làm việc đã hết nên sáng nay
các bộ trưởng sẽ tiếp tục trả lời.
Đã loại quy định
“bán dâm 4 lần
bị đuổi học”
ĐB Phạm Thị Minh Hiền
(Phú Yên) đặt câu hỏi, yêu
cầu làm rõ việc “lấy ý kiến
trực tiếp, tham vấn trực tiếp
trẻ em học sinh về Luật Giáo
dục sửa đổi” và dự thảo quy
chế của BộGD&ĐTquy định
sinh viên bán dâm bốn lần bị
buộc thôi học.
Bộ trưởng Phùng Xuân
Nhạ trả lời: Xét thấy Luật
Giáo dục (sửa đổi) tác động
đến mọi giới, mọi người nên
đã lấy ý kiến các đối tượng
bị tác động. Luật này có một
chương nói về người học và
Bộ đề nghị lấy ý kiến rộng
rãi các đối tượng liên quan.
“Học sinh trung học và tiểu
học cũng lấy ý kiến. Bộ đã làm
và làm thực chất hơn. Vừa rồi
có làm nhưng cách làm còn
có vấn đề. Tôi đã chỉ đạo các
sở phối hợp với tổ chức Đoàn
lấy ý kiến các em để tăng tính
khả thi” - ông nói.
không còn phù hợp phải sửa.
Các cá nhân soạn thảo năng
lực kém, đưa lên và có ý kiến
của xã hội. Quan điểm của tôi
là không cần đưa vào thông
tư. Những nội dung này phải
loại ra”.
Chủ tịch QH hoan nghênh
tinh thần củaBộ trưởng Phùng
bộ máy quản lý giáo dục có
hạn chế thì mới lấy lại được
sự tôn nghiêm của giáo dục.
Tôi mong Bộ trưởng nhìn
thẳng vào sự thật này và
không tránh né”.
Chủ tịch QH Nguyễn Thị
Kim Ngân sau đó cũng lưu
ý đối với Bộ trưởng Phùng
Xuân Nhạ về việc quy trách
nhiệm cho nhân viên dưới
quyền mà không nhìn nhận
trách nhiệm của mình.
Ngay sau đó, một số ĐB
khác đã tranh luận lại với
ĐB Hiền.
ĐB Lý Tiết Hạnh (Bình
Định) cho rằng: Người đứng
đầu phải chịu trách nhiệm,
song đây là văn bản đang
trong quá trình xây dựng
và Bộ trưởng chỉ chịu trách
nhiệm khi văn bản được ban
hành chính thức.
ĐB Lê Thị Thanh Xuân
(Đắk Lắk) nói: “Chúng ta,
những người có mặt ở đây
đều là sản phẩm của nền giáo
dục Việt Nam. Tôi cho rằng
cần có những đánh giá tích
cực về ngành giáo dục bên
cạnh hạn chế, để có cái nhìn
khách quan, toàn diện”.
ĐB Xuân cho rằng chất
lượng giáo dục Việt Nam
đang ngày càng được nâng
cao, trình độ dân trí được
nâng lên, năng suất lao động
được cải thiện vàViệt Namcó
khả năng hội nhập tốt với thế
giới. “Đổi mới thì có tìm tòi,
thử nghiệm nên đương nhiên
có thiếu sót. Quan điểm trên
của ĐB tại hội trường có thể
tác động đến dư luận xã hội,
có cái nhìn bi quan, thiếu tích
cực về ngành, có thể làm tổn
thương hàng triệu nhà giáo, tạo
ra hoài nghi của phụ huynh,
học sinh đối với ngành giáo
dục nước nhà” - ĐBXuân nói.
Chủ tịch QH Nguyễn Thị
KimNgân sau phần tranh luận
cũng nhắc lại quan điểm của
bà rằng: Không nên lấy sự
việc cụ thể để phủ nhận kết
quả, nỗ lực của ngành, của
đơn vị, địa phương. “Chúng
ta cần đánh giá khách quan,
tạo dư luận đúng đắn, tốt hơn
cho xã hội” - bà nói.
Về vấn đề trên, ĐBTrương
Trọng Nghĩa bấm nút tranh
luận với ĐBXuân, ĐBHạnh.
Ông nói: ĐBQH đang làm
việc hệ trọng là thay mặt cử
tri chất vấn thành viên Chính
phủ, dựa trên cơ sở kiến thức,
nhận thức, quan sát và thông
tin của mỗi người.
“Cử tri và các ĐB muốn
ngheBộ trưởng trả lời chất vấn
dù mỗi người một cách khác
nhau, chúng ta nên tôn trọng
quyền này” - ĐB Nghĩa nói
là đề nghị coi việc tranh luận
là bình thường, chỉ nên tránh
“lên gân, quy chụp” lẫn nhau. •
Các quy định của Bộ GD&ĐT
bị mổ xẻ ở nghị trường
Đại biểu (ĐB) Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre) nói về vụ
phân bón Thuận Phong: “Tôi có trao đổi với đồng chí
Phó Thủ tướng thường trực, rằng vụ Thuận Phong chúng
tôi muốn làm cho rõ vấn đề. Ở đây không phải là vấn đề
chúng ta xử lý doanh nghiệp mà vấn đề quan trọng là làm
sao khởi tố làm rõ việc này để đảm bảo công bằng cho cả
công ty và cả 60 triệu nông dân”.
Viện trưởng VKSND Tối cao Lê Minh Trí công nhận
đây là một vụ việc mà các ĐB quan tâm. Nhưng cần phải
xác định xem công ty có vi phạm pháp luật, tức là có sản
xuất, nhập khẩu, mua bán phân giả hay không.
“VKSND Tối cao khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm
pháp luật đã yêu cầu VKSND tỉnh Đồng Nai hủy quyết
định không khởi tố vụ án hình sự của Công an tỉnh Đồng
Nai và yêu cầu thụ lý theo tố tụng. Công an tỉnh Đồng Nai
đã tiếp nhận và thụ lý. Vừa rồi Công an tỉnh Đồng Nai đã
yêu cầu Bộ NN&PTNT, Bộ Công Thương và Bộ KH&CN
giám định để trả lời kết quả về việc phân bón có giả hay
không, có giả mạo nhãn hàng hóa hay không. Đến giờ
này Bộ NN&PTNT có một văn bản trả lời nhưng kết quả
trả lời của Bộ NN&PTNT thì chưa đạt được yêu cầu của
giám định điều tra. Còn Bộ Công Thương và Bộ KH&CN
chưa trả lời” - Viện trưởng Lê Minh Trí lý giải và nói đây
là “chỗ vướng”.
ĐB Nguyễn Sỹ Cương (Ninh Thuận) tranh luận lại:
“Đây là một vụ việc điển hình cho nạn sản xuất phân
bón giả, làm hại nông dân. Vụ việc này đã được chất vấn
xuyên qua hai nhiệm kỳ của Quốc hội. Đây là vụ việc sản
xuất phân bón giả vì hàm lượng chất chính không đủ”.
Vẫn theo ĐB Cương, đã có văn bản của sáu bộ, ngành
thống nhất về việc này và đã được giám định hai lần. Mới
đây nhất, ngày 13-3, Bộ Tư pháp đã có văn bản báo cáo
Thủ tướng là Thuận Phong sản xuất phân bón giả và tàng
trữ, vận chuyển và buôn bán hàng cấm và đề nghị viện
trưởng nghiên cứu và có những chỉ đạo vì nông dân.
ĐB Lê Thanh Vân (Cà Mau) thì cho rằng với tất cả
thông tin, tài liệu thì “đã thỏa mãn yếu tố cấu thành tội
phạm đối với pháp nhân Thuận Phong” và mong vụ này
sớm bị khởi tố để trả lời cho công luận.
Sau tranh luận của ĐB Vân, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn
Thị Kim Ngân lưu ý các cơ quan liên quan mau chóng
giải quyết vấn đề. Đầu giờ chiều 31-10, ĐB Nguyễn
Quang Dũng (ĐB tỉnh Quảng Nam, công tác trong ngành
kiểm sát) tranh luận lại với ĐB Vân.
Sau khi nhắc khái quát các quy định cua pháp luật về
dấu hiệu tội phạm, điều tra, khởi tố và giám định tư pháp,
ĐB Dũng nói: Với các vụ việc bắt buộc phải giám định
tư pháp, chỉ sau khi xác định được đó là thật hay giả mới
đủ yếu tố xử lý về hình sự, để các cơ quan tố tụng định tội
và luận hình. Từ đó, ĐB Dũng cho rằng vụ việc ở Thuận
Phong đã đủ yếu tố xác định tội phạm là chưa xác đáng.
“Do đó, tôi cho rằng trong trường hợp này trả lời của
Viện trưởng Lê Minh Trí rất xác đáng và tuân thủ các quy
định của luật pháp” - ĐB Dũng kết luận.
PV
VụphânbónThuậnPhong:Mong sớmkhởi tố!
Các đại biểu từ chất vấn đã chuyển sang tranh luận vì cho rằng cách hiểu vấn đề có khác nhau.
Ông cũng cho hay là quy
định trong các văn bản về
thông tư của ngành giáo dục
là rất nhiều, Bộ đang rà soát.
“Quy định về bán dâm đối
với học sinh, sinh viên có
từ năm 2007, đầu năm 2016
lại có thông tư. Chúng tôi rà
soát và chỉ đạo các nội dung
Xuân Nhạ. Bà lưu ý việc đưa
các vấn đề này lên mạng xã
hội và đề nghị các phương
tiện thông tin đại chúng không
bình luận gì thêm.
Tranh luận về trách
nhiệm của bộ trưởng
Tranh luận lại, ĐB Phạm
Thị Minh Hiền trích phát
biểu của Thủ tướng mà báo
chí đã nêu rằng: “Văn bản
nào sai thì Bộ trưởng phải rà
soát lại và chịu trách nhiệm
trước Thủ tướng”. Từ đó,
ĐB Hiền nói: “Tôi vừa là
ĐBQH vừa là phụ huynh
học sinh. Tôi hôm qua có
hỏi vai trò của người đứng
đầu trong việc chịu trách
nhiệm đối với những sai sót
nhưng tôi không thấy trách
nhiệm của Bộ trưởng đâu
mà Bộ trưởng lại chỉ về cá
nhân khác. Chỉ khi nào Bộ
trưởng nhận ra năng lực của
Tranh luận chứ không quy chụp
Vừa rồi trênmạng xã hội, trênmột số phương tiện thông
tin có hiện tượng quy chụp một số ĐB. Chúng tôi đề nghị
tuyệt đối tránh và chúng ta xây dựng một văn hóa nghị
trường, trước hết đặt lợi ích của nhân dân, đất nước lên trên
và tôn trọng lẫn nhau.
Chúng ta có quyền tranh luận với nhau, ví dụ anh này nói
thế này, chúng ta bảo là tôi không đồng ý vì ý kiến của anh
tôi thấy chưa đúng và chưa chính xác nhưng chúng ta không
được quy chụp động cơ của ĐB này hay ĐB khác. Điều đó
tạo ra không khí không lành mạnh và sẽ cản trở một hoạt
động hết sức dân chủ của QH cho đến nay đã diễn ra một
cách rất tốt đẹp.
ĐB
TRƯƠNG TRỌNG NGHĨA,
TP.HCM
“Chất lượng giáo
dục Việt Nam đang
ngày càng được
nâng cao, trình độ
dân trí được nâng
lên, năng suất lao
động được cải thiện
và Việt Nam có khả
năng hội nhập tốt
với thế giới.”
ĐB
Lê Thị Thanh Xuân
(Đắk Lắk)
Nhân chuyện các quan điểmkhác nhau về trách nhiệm của Bộ GD&ĐT, các đại biểu nhắc về
văn hóa tranh luận.
ĐB PhạmThị MinhHiền (Phú Yên) chất vấn bộ trưởngGD&ĐT về các quy định chưa hợp lý của ngành.
Ảnh: QH
1,2 4,5,6,7,8,9,10,11,12,13,...16
Powered by FlippingBook