253-2018 - page 11

11
Kinh tế -
ThứNăm1-11-2018
QUANGHUY
N
Pháp Luật TP.HCM
đã phản ánh, mục tiêu
của Nghị định 20/2017
là nhằm chống chuyển giá,
chống trốn tránh nghĩa vụ
thuế phải nộp đối với các
tập đoàn đa quốc gia, các
doanh nghiệp (DN) đầu tư
nước ngoài (FDI).
Tuy nhiên, khi áp dụng vào
thực tế, do việc khống chế tỉ
lệ lãi vay được tính vào chi
phí hợp lý khi trừ thuế thu
nhập DN là 20% khiến DN
gặp khó khăn và phát sinh
thêm hàng trăm tỉ đồng tiền
thuế. Đặc biệt là khi tất cả
DN có giao dịch liên kết đều
phải chịu khống chế tỉ lệ lãi
vay như nhau.
Thiệt hại gấp ba lần
nếu chờ…dự thảo luật
Sau hàng loạt kiến nghị của
DN về những bất hợp lý của
nghị định trên, Bộ Tài chính
đã bổ sung nội dung liên quan
vào luật sửa đổi, bổ sung một
số điều của Luật Quản lý thuế.
Cụ thể là Luật Quản lý thuế
sửa đổi sẽ chỉ áp dụng mức
trần 20% về chi phí lãi vay
phát sinh đối với các DN có
vốn đầu tư nước ngoài và DN
có giao dịch về vay vốn với
các bên có quan hệ liên kết
nhưng có mức thuế thu nhập
DN khác nhau.
Riêng đối với tổng công ty,
công ty mẹ - công ty con ở
cùng lãnh thổViệt Nam, cùng
mức thuế thu nhập DN, cùng
mức ưu đãi về thuế thu nhập
DN thì áp dụng trên báo cáo
tài chính hợp
nhất của đơn
vị nộp thuế.
Theođạidiện
TổngcụcThuế,
nội dung trên
đã được đưa
vàoLuậtQuản
lý thuế sửa đổi
để trình Quốc
hội tại phiên họp thứ 6, Quốc
hội khóa 14 đang diễn ra. Dự
thảo luật dự kiến sẽ được các
đại biểu thảo luận vào ngày
8-11 tới đây nhưng phải…
kỳ họp sau mới thông qua.
Điều này có nghĩa mãi đến
kỳ họp thứ 7 dự kiến diễn
ra vào tháng 5-2019, trong
trường hợp Quốc hội thông
qua thì cuối năm 2019 mới
có hiệu lực. Sau đó còn chờ
ban hành nghị định, thông tư
hướng dẫn...
NhiềuDNvà chuyêngia cho
răng nếu quy định về khống
chế trần lãi vay không sửa đổi
cho phù hợp với thực tế mà
phải chờ sửa đổi theo Luật
Quảnlýthuếthì
thiệt hại cộng
đồngDNtrong
nước cònnặng
nề gấp ba, bốn
lần hiện nay vì
phải chờ.
ÔngNguyễn
T h á i S ơ n ,
chuyên gia
thuế phân tích: Nghị định
20/2017 có hiệu lực từ tháng
5-2017, nếu phải chờ sửa đổi
trong Luật Quản lý thuế dự
kiến có hiệu lực cuối năm
2019. Như vậy, DNphải đóng
thêm tiền thuế bất hợp lý tới
ba năm 2017, 2018 và 2019
trong thời gian chờ dự thảo
luật đượcQuốc hội thông qua.
Cần sửa ngay
Nghị định 20
Chuyên gia thuế Nguyễn
Thái Sơn cho rằng quy định
khống chế tỉ lệ lãi vay trong
Nghị định 20 không chỉ ảnh
hưởng tới những DN lớn mà
những DN nhỏ và vừa cũng
bị ảnh hưởng lớn.
“Bộ Tài chính nên đề xuất
Chính phủ sửa Nghị định 20
theo hướng: Quy định khống
chế lãi tiền vay tại nghị định
trên chỉ nên áp dụng đối với
hai đối tượng DN. Thứ nhất
là các DN có vốn đầu tư
nước ngoài có quan hệ liên
kết qua biên giới. Thứ hai là
các DN được thành lập theo
quy định của pháp luật Việt
Nam có giao dịch về vay vốn
với các bên có quan hệ liên
kết có mức thuế thu nhập DN
khác nhau”.
Chuyên gia kinh tế Nguyễn
Trí Hiếu cũng cho rằng
không nên trì hoãn sửa đổi
Nghị định 20 vì nó khiến
DN khó phát triển mở rộng
sản xuất. •
Giảm lợi thế cạnh tranh của DN Việt
Tại dự thảo tờ trình về tình hình thực hiện Nghị định
20/2017 vừa gửi Chính phủ, Bộ Tài chính thừa nhận trên
thực tế, trong quá trình thực hiện, các tập đoàn, tổng công
ty trong nước và các công ty thành viên lại chịu tác động
nhiều nhất của Nghị định 20/2017.
Bộ Tài chính cũng công nhận việc áp dụng Nghị định
20/2017 sẽ khiến giảm lợi nhuận còn lại để đầu tư, giảm lợi
thế cạnh tranh của một số DN Việt.
Tiêu điểm
Tổng cục Thuế cho biết đã
nhận được gần 40 công văn
của DN nêu vướng mắc liên
quan đến việc thực hiện Nghị
định 20/2017.
DN Việt sẽ khó lòng
đầu tư vào những
dự án lớn để cạnh
tranh với DN ngoại
nếu bị khống chế lãi
vay như Nghị định
20/2017.
Đại gia bán lẻ Thái Lan mở trạm
trung chuyển trái cây ở miền Tây
(PL)- Ngày 31-10, hệ thống siêu thị MMMega
Market Việt Nam (tên cũ là Metro Cash & Carry Việt
Nam) của Tập đoàn Berli Jucker, Thái Lan đã khai
trương trạm trung chuyển trái cây Bến Tre. Ngoài mục
đích cung cấp nguồn trái cây cho hệ thống 19 trung
tâm của MMMega Market trên toàn quốc, trạm trung
chuyển này sẽ phục vụ mục tiêu xuất khẩu trái cây Việt
Nam sang Thái Lan, Trung Quốc và các nước Đông
Nam Á. Dự kiến sẽ có hơn 100 loại trái cây, rau củ quả
sẽ được trạm thu mua, phân phối trong nước lẫn xuất
khẩu. Trong đó, trái cây là mặt hàng chủ lực với hơn 50
loại. Dự kiến từ nay đến cuối năm, trạm trung chuyển
trái cây Bến Tre sẽ thu mua, phân phối 15 tấn trái cây,
rau củ mỗi ngày, sang năm sẽ lên 50 tấn/ngày.
Trạm trung chuyển Bến Tre dự kiến sẽ hợp tác với
khoảng 100 hộ nông dân ở các tỉnh ĐBSCL gồm
Bến Tre, Tiền Giang, Cần Thơ, Long An, Trà Vinh,
Vĩnh Long và Đồng Tháp.
Với việc đưa vào hoạt động trạm trung chuyển trái
cây Bến Tre, MM Mega Market đang vận hành bốn
trạm trung chuyển quy mô lớn tại Việt Nam.
T.U
Kiểm tra 47 công ty du lịch sử dụng
lao động nước ngoài
(PL)- UBND TP Đà Nẵng vừa giao Sở LĐ-
TB&XH TP chủ trì, phối hợp các ngành liên quan
tiến hành lập kế hoạch kiểm tra đối với 47 đơn vị,
doanh nghiệp kinh doanh du lịch, dịch vụ du lịch
có sử dụng người lao động nước ngoài nhưng chưa
thực hiện đề nghị cấp giấy phép lao động. Cạnh đó
UBND TP cũng đề nghị Công an TP chủ trì, phối
hợp với các đơn vị, sở, ngành liên quan kiểm tra
các đơn vị kinh doanh có sử dụng lao động là người
nước ngoài nhưng không thông báo, không thực
hiện đúng quy định và các trường hợp người nước
ngoài cư trú, làm việc trái phép trên địa bàn TP.
Trước đó, Sở LĐ-TB&XH TP Đà Nẵng cho biết
hiện có 735 đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn sử
dụng lao động nước ngoài với gần 2.000 người. Một
số cá nhân, tổ chức người nước ngoài đến TP với
mục đích câu kết với người Việt Nam để điều hành
các tour du lịch, hướng dẫn viên du lịch hoạt động
trái phép.
Sáu tháng đầu năm nay, các cơ quan chức năng
Đà Nẵng đã phát hiện 23 người nước ngoài có hoạt
động điều hành, hướng dẫn khách du lịch trái phép
tại TP Đà Nẵng.
T.AN
BIDVmuốn bán cho đại gia Hàn Quốc
hơn 600 triệu cổ phần
Ngân hàng
Đầu tư và
Phát triển
Việt Nam
(BIDV, mã
chứng khoán
BIDV,
ảnh
)
vừa công bố
tờ trình xin ý
kiến cổ đông
để phát hành cho Ngân hàng KEB Hana Bank của Hàn
Quốc hơn 600 triệu cổ phần, tương đương 17,65% vốn
điều lệ hiện tại và 15% vốn điều lệ sau phát hành. Giá
trị cổ phần phát hành theo mệnh giá dự kiến là hơn
6.033 tỉ đồng. Thời gian phát hành dự kiến trong năm
2018 và 2019. Nếu phương án tăng vốn được các cổ
đông BIDV thông qua và thực hiện, vốn điều lệ của
ngân hàng này sẽ tăng lên 40.220 tỉ đồng.
BIDV hiện là ngân hàng quốc doanh có tỉ lệ sở
hữu nhà nước trên 95%. Sau khi phát hành thành
công, sở hữu của cổ đông nhà nước sẽ giảm xuống
81%, cổ đông chiến lược nước ngoài nắm giữ
15% và phần còn lại hơn 4% sở hữu bởi các cổ
đông khác.
Trước đó lãnh đạo BIDV cho biết yêu cầu tăng
vốn với ngân hang này là cấp bách hơn bao giờ hết.
Lý do là tỉ lệ an toàn vốn CAR đã xuống gần mức
tối thiểu theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
PHƯƠNG MINH
Đừng chờ DN “chết”
mới sưa nghi đinh!
Không chỉ doanh nghiệp lớnm doanh nghiệp nhỏ cũng thiệt hại nặng
vì quy định áp trần lãi vay bất hợp lý.
NhiềuDNViệt kêu trời vì bị khống chế lãi vay theoNghị định 20/2017. Trong ảnh: Một dự án BOT cần nhiều vốn vay để đầu tư. Ảnh: HTD
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10 12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook