253-2018 - page 13

13
HÀPHƯỢNG
C
hiều 31-10, Bộ Y tế tổ
chức buổi gặp mặt báo
chí để cung cấp những
thông tin về chính sách bảo
hiểm y tế (BHYT). Ông Phan
Văn Toàn, Phó Vụ trưởng Vụ
BHYT, BộYtế, cho biết Nghị
định 146/2018/NĐ-CPcó hiệu
lực kể từ ngày 1-12-2018, thay
thế Nghị định số 105/2014/
NĐ-CP của Chính phủ quy
định chi tiết và hướng dẫn
thi hành một số điều của Luật
BHYT và Thông tư liên tịch
số 41/2014/TTLT-BYT-BTC
của liên bộ Y tế, Tài chính
hướng dẫn thực hiện BHYT.
Thay đổi linh hoạt
cho hộ gia đình
Theo ông Toàn, Nghị định
146 có sự thay đổi khá linh
hoạt trong nội dung giảm
trừ mức đóng đối với người
tham gia theo hộ gia đình.
Nếu quy định cũ, tất cả thành
viên trong một gia đình cùng
mua BHYT mới được giảm
trừ, Nghị định 146 quy định
các thành viên trong hộ gia
đình tham gia BHYT trong
cùng năm tài chính sẽ vẫn
được giảm trừ.
Quyền lợi BHYT của
người dân cũng được thay
đổi trong một số trường hợp
chuyển tuyến. Trường hợp
người bệnh được cơ sở khám
chữa bệnh (KCB) tuyến trên
chẩn đoán, chỉ định điều trị
và chuyển về để quản lý, theo
dõi, cấp phát thuốc tại cơ sở
KCB tuyến xã được hưởng
quyền lợi theo quy định.
Một điểm mới đáng lưu
ý mà Nghị định 146 quy
định là trong trường hợp
một số cơ sở KCB không
thực hiện được một số xét
nghiệm có thể chuyển đến
các cơ sở khác để thực hiện
các quy định này vẫn được
quỹ BHYT thanh toán.
“Ví dụ Viện Pasteur, Viện
Vệ sinh dịch tễ không làm
công tác điều trị nhưng nơi
này lại trang bị được các máy
xét nghiệm. Do đó, khi bệnh
viện gửi mẫu bệnh phẩm,
gửi máu đến đây xét nghiệm
đều sẽ được BHYT thanh
toán” - ông Toàn giải thích.
Linh hoạt thời gian
gia hạn BHYT
Điểm mới nữa được ông
Toàn lưu ý là thời gian gia
hạn BHYT đã linh hoạt. Cụ
thể, trong trường hợp người
có thẻ BHYT đang điều trị
nội trú nhưng thẻ BHYT
hết hạn sử dụng thì được
thanh toán chi phí KCB
trong phạm vi được hưởng
và mức hưởng cho đến khi
ra viện nhưng tối đa không
vượt quá 15 ngày kể từ ngày
thẻ hết hạn sử dụng. “Người
bệnh sẽ không còn chịu thiệt
thòi khi BHYT hết hạn như
quy định cũ” - ông Toàn nói.
Ngoài ra, đối với các
trường hợp người có thẻ
BHYT tự đi KCB không
đúng tuyến, sau đó được
cơ sở nơi tiếp nhận chuyển
tuyến đến cơ sở KCB khác
thì được quỹ BHYT thanh
toán chi phí KCB theo như
đi trái tuyến. Loại trừ các
trường hợp bệnh nhân phải
cấp cứu hoặc đang điều trị
nội trú được phát hiện bệnh
khác ngoài phạm vi chuyên
môn của cơ sở KCB…
Nghị định 146 cũng quy
định thời hạn hợp đồng
KCB BHYT có thể tới 36
tháng thay vì 12 tháng như
hiện nay.
Nói về nội dung gây nhiều
thắc mắc cho người dân là
thời gian tham gia BHYT,
ông Toàn cho hay để được
hưởng quyền lợi khi tham
gia BHYT năm năm liên tục,
nghị định bổ sung, điều chỉnh
một số trường hợp được xác
định là tham gia BHYT liên
tục, bao gồm: Người được
cơ quan có thẩm quyền cử đi
công tác, học tập, làm việc
hoặc theo chế độ phu nhân,
phu quân hoặc con đẻ, con
nuôi hợp pháp dưới 18 tuổi
đi theo bố hoặc mẹ công tác
nhiệm kỳ tại cơ quan Việt
Nam ở nước ngoài.
Người lao động khi đi lao
động ở nước ngoài đã tham
gia BHYT trước khi đi, nếu
tham gia BHYT khi về nước
trong thời gian 30 ngày kể
từ ngày nhập cảnh;
Đối tượng thuộc lực lượng
vũ trang, cơ yếu khi nghỉ
hưu, xuất ngũ, chuyển ngành
hoặc thôi việc, nếu thời gian
học tập, công tác trong quân
đội nhân dân, công an nhân
dân và tổ chức cơ yếu chưa
tham gia BHYT.•
Bệnh nhân đang ch phát thuốc BHYT tại BVNguyễn Tri Phương (quận 5, TP.HCM). Ảnh: HTD
Mở rộng nhiều đối tượng
Với mục tiêu đảmbảo tính công bằng trong thực hiện chế
độ, chính sách ưu đãi xã hội, không bỏ sót đối tượng tham
gia BHYT, góp phần tăng nhanh tỉ lệ bao phủ BHYT, Nghị
định 146 bổ sung thêmnhiềuđối tượng thamgia BHYT hơn.
Qua đó, bổ sung nguồn ngân sách cho các đối tượng
tham gia BHYT. Các đối tượng gồm dân công hỏa tuyến
tham gia kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, chiến tranh
bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế; thanh niên xung
phong cơ sở miền Nam tham gia kháng chiến giai đoạn
1965-1975; nghệ nhân nhân dân; nghệ nhân ưu tú được
Nhà nước phong tặng có mức thu nhập bình quân hằng
tháng thấp hơnmức lương cơ sở…sẽ thuộc nhómdo ngân
sách nhà nước đóng.
Người thuộc hộ nghèo có thiếu hụt các dịch vụ xã hội
cơ bản thuộc nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ đóng
BHYT. Và các chức sắc, chức việc, nhà tu hành; người sinh
sống trong cơ sở bảo trợ xã hội (một số đối tượng) sẽ thuộc
nhóm tham gia theo hình thức hộ gia đình.
Nhóm do người sử dụng lao động đóng BHYT bao gồm
thân nhân của công nhân, viên chức quốc phòng phục vụ
trong quân đội, công an, cơ yếu.
Nghị định 146
cũng quy định thời
hạn hợp đồng KCB
BHYT có thể tới 36
tháng thay vì 12
tháng như hiện nay.
Nói xấu thầy cô trên
Facebook, 7học sinh
bị đuổi học
Ngày 31-10, ông Bùi Nguyên Tiến, Hiệu trưởng
Trường THPT Nguyễn Trãi (Thanh Hóa), xác
nhận sự việc trường vừa đuổi bảy học sinh (HS)
do đã có hành vi nói xấu thầy cô, nhà trường trên
Facebook là đúng.
Trước đó, vào ngày 2-10, HS Đào Minh Tr.,
lớp 10A5, sử dụng điện thoại di động trong giờ
học nên đã bị giáo viên bộ môn thu giữ, sau đó
giao cho giáo viên chủ nhiệm lớp là cô Đậu Thị
Bích quản lý. Chiều cùng ngày, cô Bích phát hiện
trên màn hình điện thoại của Tr. hiện lên cuộc nói
chuyện từ tài khoản Facebook có tên “Đ.C.B” với
nội dung nói xấu thầy cô và nhà trường. Việc nói
xấu này tiếp tục diễn ra vào buổi tối cùng ngày.
Cô Bích đã báo cáo lại sự việc trên với lãnh
đạo nhà trường, đồng thời mời phụ huynh của
những HS có liên quan đến trao đổi. Ngày 6-10,
trường đã cung cấp các thông tin được đăng tải
trên Facebook cho cha mẹ HS nắm bắt được sự
việc, đồng thời thành lập hội đồng xét kỷ luật tám
HS lớp 10A5, năm học 2018-2019 vì đã có hành
vi lập nhóm trên Facebook nói xấu thầy cô, nhà
trường. Cụ thể: Một HS bị đuổi học một năm, bốn
HS bị đuổi học một tuần và một HS bị cảnh cáo
trước toàn trường. “Các em là lứa HS được nhà
trường gửi gắm rất nhiều niềm tin, hy vọng vì các
em đã trải qua một kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10.
Tuy nhiên, các em đã dùng những lời lẽ tục tĩu
không thể chấp nhận được xúc phạm thầy cô và
danh dự của nhà trường” - cô Vũ Thị Xuyến, Phó
Hiệu trưởng nhà trường, cho biết thêm.
Nội dung biên bản hội đồng xét kỷ luật HS nêu
rõ: Chưa bao giờ gặp nhóm HS có những hành vi
lăng mạ thầy cô và nhà trường trên mạng xã hội
như trường hợp nhóm HS lớp 10A5. Hành vi của
nhóm HS đã vi phạm nghiêm trọng nội quy nhà
trường, vi phạm các quy định tại điều lệ trường
THPT. Trong khoảng thời gian trên, các em này
không có động thái gì của việc ăn năn hối lỗi mà
vẫn vi phạm nề nếp học tập. Trong quá trình tham
gia xét kỷ luật, các em không nghiêm túc, cười
cợt, tỏ ra không sợ kỷ luật.
Ông Tiến cũng cho hay hội đồng kỷ luật nhà
trường căn cứ theo Thông tư 08/TT ngày 21-3-
1988 về hướng dẫn khen thưởng và kỷ luật HS
các trường THPT mới đưa ra các hình thức kỷ
luật. Nhà trường cũng đã thông báo và bàn giao
cho cha mẹ HS quản lý đối với những em bị đuổi
học một năm. “Việc làm của các HS đã gây dư
luận xấu trong nhà trường, trường cũng đã báo
cáo sự việc với Sở GD&ĐT. Mặc dù đau lòng
nhưng trường vẫn phải xử lý các em để có tính
răn đe, giáo dục với các HS khác. Hơn nữa, việc
HS xúc phạm thầy cô là điều không thể chấp nhận
được nhưng đứng ở khía cạnh khác thì giáo viên
và nhà trường cũng có phần trách nhiệm trong
giáo dục HS” - ông Tiến nói.
Trường THPT Nguyễn Trãi trước đây là trường
bán công được chuyển sang công lập, điểm đầu
vào của Trường THPT Nguyễn Trãi cũng thuộc
nhóm thấp nhất trên địa bàn.
ĐẶNG TRUNG
Trư ng THPTNguyễn Trãi nơi xảy ra sự việc.
Ảnh: ĐẶNGTRUNG
Đời sống xã hội -
ThứNăm1-11-2018
Gỡ rối nhiều bất cập
trong chính sáchBHYT
Nghị định 146 này đã có những điểmmới cơ bản, linh hoạt hơn,
khắc phục được nhiều khuyết điểm của nghị định cũ.
1...,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 14,15,16
Powered by FlippingBook