253-2018 - page 9

9
Ngày 4-2-2015, UBND quận
Liên Chiểu xử phạt vi phạm hành
chính đối với ôngNgôVănQuang
về hành vi xây dựng công trình
trái phép trên đất rừng 1.411 m
2
.
Hơn10 tháng sau, ngày8-12-2015,
quận Liên Chiểu ban hành quyết
định cưỡng chế công trình, thời
hạn hoàn thành cưỡng chế trước
31-1-2016. Ngày 12-12-2015, ông
Quang tự huy động nhân lực tháo
dỡ nhưng sau đó có đơn xin gia
hạn. Ngày 28-1-2016, quận Liên
Chiểu lập biên bản công nhận sự
tự nguyện tháo dỡ, đồng thời tiếp
tục giám sát, đôn đốc ông Quang
hoàn thành việc tháo dỡ.
Hưng, Chủ tịch UBND quận Liên
Chiểu, không trả lời về tình hình tháo
dỡ biệt phủ mà cho rằng phải chờ
đoàn kiểm tra báo cáo lại. Sau khi
được thông tin đoàn kiểm tra đã…
bất lực, ông Hưng vẫn nói “chờ báo
cáo”. Rất nhiều câu hỏi của PV về
thực trạng tháo dỡ công trình, thời
hạn tối đa cho phép tự tháo dỡ, quan
điểm của UBND quận Liên Chiểu
nếu chủ nhân biệt thự vẫn chây ỳ
nhưng lãnh đạo quận Liên Chiểu
chỉ hẹn “trả lời sau”.
Sáng cùng ngày, trả lời PV, ông
Trần Văn Sơn, Đội phó Đội kiểm
tra quy tắc đô thị quận Liên Chiểu,
cho biết không riêng gì đoàn kiểm
tra của quận Liên Chiểu mà đoàn
của TP Đà Nẵng lên kiểm tra cũng
bị đóng cửa không vào được vì chủ
biệt phủ luôn không có mặt ở địa
phương.
Trước đó, ngày 30-10, PV trở lại
biệt phủ xây dựng trái phép dưới
chân núi Hải Vân.
Quan sát bằng
mắt thường từ
bên ngoài, khối
biệt phủ đồ sộ này
như vẫn y nguyên
với hàng tường rào
dài, cổng kiên cố.
Bên trong biệt phủ
TẤNVIỆT
S
áng 31-10, ông Nguyễn Đây,
Đội trưởng Đội kiểm tra quy
tắc đô thị quận Liên Chiểu, TP
Đà Nẵng, dẫn đầu đoàn kiểm tra biệt
phủ xây trái phép dưới chân núi Hải
Vân, phường Hòa Hiệp Bắc, quận
Liên Chiểu. Tại đây, ông Đây yêu
cầu những người bên trong biệt phủ
mở cửa để đoàn vào làm việc. Tuy
nhiên, không có ai mở cửa với lý
do ông Ngô Văn Quang, Giám đốc
Công ty Khai thác vàng Phước Minh
(chủ căn biệt phủ), không cho phép.
Ông Đây nhiều lần yêu cầu cán
bộ địa chính phường Hòa Hiệp Bắc
liên lạc với ông Quang nhưng không
được. “Cán bộ phường gọi cho ông
Quang từ chiều qua (30-10) đến giờ
nhưng ổng không nghe máy” - ông
Đây cho biết.
Một lúc sau, thêm một số cán bộ
phường Hòa Hiệp Bắc có mặt tham
gia đoàn kiểm tra. Nhiều người cùng
gọi với vào bên trong biệt phủ nhưng
không có ai ra mở cổng. Sau vài
phút hội ý, đoàn kiểm tra bất lực ra
về. “Giờ họ không mở cửa thì mình
về, rồi phường sẽ làm giấy mời ông
Quang lên làm việc” - ông Đây nói.
Trao đổi với PV, ông Đàm Quang
Đoàn kiểm
tra quận
Liên Chiểu
bất lực trước
cổngbiệt phủ
dù có
nhiều người
làmviệc
bên trong.
Ảnh:
TẤNVIỆT
vẫn còn nhà gỗ, nhà gạch xây kiên
cố… Cạnh đó là mặt bằng trống lộ
ra sau khi các hạng mục khác đã
được tháo dỡ.
Theo một phụ nữ quét dọn vệ sinh
bên trongbiệt phủ,
đã nhiều tháng
nay ông Quang
không đến công
trình. Khi PV liên
lạc, điện thoại
của ông Quang
đổ chuông nhưng
không bắt máy.•
Không riêng đoàn kiểm
tra của quận Liên Chiểu
mà đoàn của TP Đà
Nẵng cũng bị đóng cửa
không vào được vì chủ
biệt phủ không có mặt ở
địa phương.
Chuẩn bị đưa Cảng hàng không
quốc tế Vân Đồn vào khai thác
(PL)- Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng vừa giao
Bộ GTVT, UBND tỉnh Quảng Ninh và các cơ quan
liên quan khẩn trương hoàn tất các thủ tục để đưa
Cảng hàng không (CHK) quốc tế Vân Đồn vào khai
thác trong thời gian sớm nhất; bảo đảm an ninh, trật
tự và an toàn hàng không trong mọi tình huống.
Phó Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ GTVT phối hợp
với Bộ Tài chính và UBND tỉnh Quảng Ninh từng
bước thực hiện việc bàn giao các công trình phục vụ
công tác bảo đảm hoạt động bay dự án CHK quốc tế
Vân Đồn cho các cơ quan, đơn vị quản lý theo đúng
quy định của pháp luật. Đồng thời Bộ Xây dựng,
Hội đồng Nghiệm thu Nhà nước các công trình xây
dựng phối hợp với Bộ GTVT, UBND tỉnh Quảng
Ninh và các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện
công tác nghiệm thu công trình CHK quốc tế Vân
Đồn bảo đảm chất lượng theo quy định để sớm đưa
vào khai thác sử dụng.
Phó Thủ tướng cũng giao các bộ, ngành liên quan
căn cứ chức năng, nhiệm vụ thực hiện việc thành lập
các cơ quan quản lý nhà nước hoạt động tại CHK
quốc tế Vân Đồn theo đúng quy định của pháp luật.
Cùng với đó, Bộ GTVT rà soát quy định của pháp
luật, đánh giá toàn diện các khó khăn, vướng mắc để
chủ động đề xuất hình thức quản lý hệ thống kết cấu
hạ tầng hàng không.
Được biết CHK quốc tế Vân Đồn được Bộ GTVT
phê duyệt là CHK đạt cấp 4E (theo mã tiêu chuẩn
của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế - ICAO)
và sân bay quân sự cấp II. Khi đi vào hoạt động, đây
sẽ là CHK quốc tế hiện đại với đường cất hạ cánh
dài 3,6 km, rộng 45 m, có khả năng đón những loại
máy bay chuyên chở hàng hóa và hành khách lớn,
hiện đại.
Dự kiến khi chính thức đi vào khai thác, CHK
quốc tế Vân Đồn sẽ có chín tuyến bay với khả năng
đón tiếp khoảng 7.000 lượt khách mỗi ngày. Nhà ga
CHK có diện tích gần 27.000 m
2
. Trong giai đoạn
I đến năm 2020, nhà ga đáp ứng công suất phục vụ
2,5 triệu khách/năm, giờ cao điểm đạt 1.250 hành
khách/giờ.
P.PHONG
VEC lý giải việc “sang tay” gói thầu
gần 1.400 tỉ
(PL)- Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao
tốc Việt Nam (VEC) vừa có thông tin về công tác
thầu phụ gói thầu A5 thuộc dự án xây dựng đường
cao tốc Đà Nẵng-Quảng Ngãi. Gói thầu A5 được
thực hiện bằng nguồn vốn vay của Ngân hàng Thế
giới (WB). Nhà thầu Posco E&C đã trúng thầu theo
hình thức đấu thầu cạnh tranh quốc tế.
VEC khẳng định đối với gói thầu A5, tổng số thầu
phụ được VEC chấp thuận là 11 đơn vị với tổng giá
trị giao thầu là hơn 800 tỉ đồng. Về phản ánh nhà
thầu chính Posco bán lại phần thi công các cầu trong
gói thầu A5 cho Liên danh Thiên Ân - Vinaconec,
JSC với giá hơn 597 tỉ đồng, VEC giải thích nhà
thầu phụ Công ty Cổ phần Thiên Ân và Vinaconec,
JSC được VEC chấp thuận làm thầu phụ với giá trị
tạm tính là 542,94 tỉ đồng thi công toàn bộ hạng
mục cầu thuộc gói thầu A5. Tuy nhiên, trong quá
trình thi công, Công ty Thiên Ân và Vinaconec, JSC
đã không đáp ứng được yêu cầu công việc nên phần
khối lượng này đã được Posco giao lại cho đơn vị
khác thi công và được VEC chấp thuận.
“Như vậy, việc đưa thông tin nhà thầu gói thầu A5
Posco bán thầu toàn bộ là chưa có cơ sở…” - lãnh
đạo VEC khẳng định.
Như
Pháp Luật TP.HCM
đã đưa tin, ngày 12-
4-2017, đoàn thanh tra Bộ GTVT đã lập biên bản
sau khi làm việc với Công ty Posco Engineering &
Construction Co., Ltd thực hiện gói thầu A5. Biên
bản thanh tra ghi rõ gói thầu số A5 có một số vấn
đề. Theo đó, ngày 16-7-2014, VEC ký hợp đồng
kinh tế với Công ty Posco về việc thực hiện gói
thầu xây lắp số A5 với giá trị hợp đồng trên 1.394
tỉ đồng. Tuy nhiên, sau đó Công ty Posco đã nhanh
chóng ký các hợp đồng với các nhà thầu phụ để thực
hiện dự án này chứ Posco không tổ chức thi công.
VIẾT LONG
Bất lực trước
đại gia?
(Tiếp theo trang 1)
Suốt ba năm qua, từ tháng 12-
2015, sau khi một số hạng mục bị tháo dỡ thì biệt phủ này đến nay
vẫn còn là một vùng cấm, nội bất xuất ngoại bất nhập. Chủ nhân
biệt phủ không cho vào thì các lực lượng chức năng của TP Đà
Nẵng cũng đành “chịu phép” (?!). Trả lời báo chí, ông Trần Văn
Sơn, Đội phó Đội kiểm tra quy tắc đô thị quận Liên Chiểu, cho biết:
“Không riêng gì quận mà đoàn của TP lên kiểm tra cũng bị đóng
cửa, không vào được”. Một sự thực cười không nổi. Chính quyền TP
đành bất lực trước đại gia sao?
Nhưng không chỉ ở Đà Nẵng, người dân không khỏi ray rứt khi
chứng kiến hàng trăm biệt thự, nhà vườn… hạng sang được xây lụi
ngay trong rừng phòng hộ Sóc Sơn, TP Hà Nội. Suốt một thời gian
dài, khu vực rừng phòng hộ Sóc Sơn dường như trở thành nơi “vô
pháp, vô thiên” mặc cho các đại gia ồ ạt xẻ rừng, phô trương biệt
phủ và thanh thế.
Hình ảnh bất lực của lực lượng chức năng trước việc các đại gia
ồ ạt xây dựng trái phép hàng trăm biệt thự, khu nghỉ dưỡng tại Sóc
Sơn và các cán bộ quy tắc TP Đà Nẵng “bó tay” ra về chả khác
một sự thách thức của các đại gia trước cả nền công vụ đất nước.
Sở dĩ nói bất lực trước đại gia bởi vì với người dân bình thường
điều đó không bao giờ diễn ra. Nó đối nghịch với cảnh tượng
những ngôi nhà trái phép của người dân nghèo bị tháo dỡ, cưỡng
chế thẳng tay. Điều đó cho thấy cùng một sự việc nhưng cơ quan
công quyền dường như có hai tâm thế và việc thực thi pháp luật
khác nhau.
Vì sao? Đó là vì ngay từ đầu các cơ quan chính quyền Đà Nẵng
và cả Hà Nội đã thiếu kiên quyết trong việc đưa ra quyết định xử
lý của mình và giám sát chưa chặt chẽ. Chưa kể có thể có cả việc
“cả nể”, “nương tay” trước các đại gia lắm tiền, nhiều “quan hệ”
dẫn tới kỷ cương phép nước không nghiêm, luật pháp bị áp dụng
theo quy luật của đồng tiền.
Đã đến lúc không thể tiếp tục để kỷ cương phép nước, tính
nghiêm minh của luật pháp lại “nặng” với người này “nhẹ” với
người kia. Bởi đến khi nào điều đó vẫn còn, chúng ta sẽ lại tiếp
tục được nhìn thấy cảnh cán bộ chức năng im lặng ra về vì bất lực
trước đại gia.
LÊ PHI
Bất lực trước biệt phủ trái phép
Người giúp việc trong biệt phủ xây trái phép của đại gia vàng từ chối mở cửa, đoàn kiểm tra đành bất lực ra về...
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook