105-2019 - page 11

11
Kinh tế -
ThứBa14-5-2019
Để tránh những cú sốc giá xăng
TRÀPHƯƠNG- CHÂNLUẬN
H
iệp hội Xăng dầu Việt
Nam (VINPA) vừa có
văn bản gửi Văn phòng
Chính phủ báo cáo các vướng
mắc, khó khăn liên quan đến
Nghị định 83/2014 về kinh
doanh xăng dầu.
VINPA cho rằng sau gần
năm năm thực hiện, Nghị
định 83 đã bộc lộ những
bất cập cần được xem xét,
nhất là trong bối cảnh điều
hành xăng dầu thời gian
gần đây.
Để doanh nghiệp tự
quyết định giá xăng
Theo đó, Nghị định 83 quy
định tần suất điều chỉnh giá
xăng dầu hiện nay là 15 ngày.
Với quy định này, giá bán lẻ
trong nước sẽ khó có thể bắt
kịp những biến động của giá
xăng dầu thế giới trong bối
cảnh những yếu tố tác động
lên giá dầu như kinh tế, địa
chính trị, tôn giáo liên tục
diễn biến phức tạp và khó
lường như hiện nay.
Do đó, hiệp hội đề xuất
rút ngắn tần suất điều chỉnh
giá xăng dầu xuống còn 10
ngày để giá bán lẻ trong nước
ngày càng tiệm cận với giá
thế giới, tránh độ trễ trong
việc điều chỉnh giá.
Đáng chú ý, trong văn bản
của mình, VINPAđề xuất cơ
quan chức năng cần xem xét
bỏ giá cơ sở, không dùng giá
cơ sở làm căn cứ để điều
chỉnh giá bán lẻ như hiện nay
mà chỉ là tiêu chí để doanh
nghiệp tham khảo trước khi
quyết định giá bán lẻ.
“Việc để doanh nghiệp
được quyền tự quyết định giá
không chỉ đúng với bản chất
của nền kinh tế thị trường
mà còn mang đến nhiều lợi
ích cho người tiêu dùng. Các
doanh nghiệp được chủ động
về giá sẽ tạo ra sự cạnh tranh
về giá trên thị trường (sẽ có
giá bán khác nhau giữa các
thương nhân) và chất lượng
dịch vụ để thu hút người tiêu
dùng” -VINPAnêuquanđiểm.
Ngoài ra, các doanh nghiệp
xăng dầu cũng kiến nghị bỏ
quỹ bình ổn giá xăng dầu để
lĩnh vực kinh doanh xăng dầu
hoạt động theo cơ chế thị
trường, giá xăng dầu trong
nước diễn biến theo xu hướng
chung của giá thế giới.
Bởi theo các doanh nghiệp,
việc trích lập quỹ bình ổn
giá xăng dầu (mỗi lít xăng
dầu nhập khẩu vào Việt Nam
đều tự động trích 300 đồng
để đưa vào quỹ) khiến người
tiêu dùng chịu thiệt thòi hơn
được lợi vì bản chất là người
tiêu dùng đang ứng trước cho
quỹ. Bên cạnh đó, việc sử
dụng quỹ bình ổn giá mang
đậm tính can thiệp hành chính
nên làm méo mó giá cả thị
trường xăng dầu.
Khôngnêncoi quỹbình
ổn là “chiếc đũa thần”
Trao đổi với chúng tôi về
những đề xuất trên, PGS-TS
Ngô Trí Long, nguyên Viện
trưởng Viện Nghiên cứu thị
trường giá cả (Bộ Tài chính),
cho rằng điều hành xăng dầu
ở Việt Nam hiện nay vẫn cần
có quỹ bình ổn giá để tránh
những cú sốc khi giá xăng
dầu thế giới tăng cao.
Tuy vậy, việc sử dụng quỹ
ra sao cần được nhà điều
hành tính toán hợp lý để
tránh giật cục, không lạm
dụngquánhiều
quỹ và xem
nó như “chiếc
đũa thần” như
trong thời gian
q u a . “ Đ ặ c
biệt, không
chỉ người tiêu
dùng mà Nhà
nướcvàdoanh
nghiệp kinh
doanh xăng
dầu cần tham
gia quỹ” - ông
Long nhấn mạnh.
Về tần suất điều chỉnh giá,
ông Long đồng tình quan
điểm đưa tần suất điều chỉnh
về 10 ngày thay vì 15 ngày
như hiện nay để đảm bảo
giá trong nước sát với giá
thế giới hơn.
Một số chuyên gia kinh tế
cũng cho rằng nên xem xét
lại quỹ bình ổn giá xăng dầu.
Ông Bùi Ngọc Bảo, Phó Chủ
tịch VINPA, nguyên Chủ
tịch Tập đoàn Xăng dầu Việt
Giá xăng dầu thế giới giảm,
trong nước vẫn cao
Sau đợt tăng giá xăng dầu trong nước vào ngày 2-5, giá
xăng dầu thành phẩm thế giới lao dốc mạnh, từ mốc 80
USD/thùng xuống còn khoảng 72 USD/thùng.
Đáng nói là trong lúc giá xăng dầu thế giới đang giảm
mạnh, giá bán lẻ xăng dầu trong nước vẫn neo ở mức cao.
Bởi theo quy định, đến ngày 17-5 nhà điều hành mới tính
toán cho chu kỳ giá xăng dầu mới.
Việc để doanh
nghiệp được quyền
tự quyết định giá
xăng dầu không
chỉ đúng với bản
chất của nền kinh tế
thị trường mà còn
mang đến nhiều lợi
ích cho người tiêu
dùng.
Nam (Petrolimex), đánh giá
rằng cách trích lập quỹ bình
ổn xăng dầu trong thời gian
vừa qua “đang có vấn đề”.
Theo ông Bảo, quỹ đang
bị lạm chi và chưa bao giờ
có trong điều hành xăng dầu
trước đây. “Việc dùng quỹ
bình ổn kéo dài tạo rủi ro
cho các doanh nghiệp. Chính
sách sử dụng, trích lập quỹ
cũng cần xem xét lại” - ông
Bảo đề nghị.
Mấu chốt là tạo ra
thị trường cạnh tranh
Cùng với các nội dung trên,
VINPAcòn đề xuất sửa Nghị
định 83 theo hướng bổ sung
thêm quy định cụ thể để tạo
hành lang pháp lý cho doanh
nghiệp nước ngoài hoạt động
trong lĩnh vực xăng dầu trong
khi Việt Nam chưa mở cửa
thị trường này.
Bởi Nghị định 83 hiện nay
không quy định các doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài được tổ chức kinh doanh
xăng dầu tại thị trường nội
địa Việt Nam.
Tuynhiên,hiện
tại Công ty
Idemitsu Q8
(Nhật Bản) là
công ty 100%
vốnnướcngoài
đãthamgiavào
hệ thống phân
phối xăng dầu
trong nước.
Công ty này
đã đầu tư vào
Nhà máy lọc
dầu Nghi Sơn nên Chính phủ
đã chấp thuận cho đơn vị này
được quyền phân phối sản
phẩm do họ sản xuất.
“Dự kiến sắp tới sẽ có nhà
máy lọc hóa dầu 100% vốn
nước ngoài được đầu tư tại
Việt Nam và họ cũng sẽ tham
gia kinh doanh xăng dầu tại
thị trường nội địa” - Hiệp
hội Xăng dầu Việt Nam dẫn
chứng.
Trao đổi với PV, ông Trần
Duy Đông, Vụ trưởngVụ Thị
Việc sửdụngquỹbìnhổngiámangđậmtínhcan thiệphànhchínhnên làmméomógiá cả thị trườngxăngdầu.
trường trong nước (Bộ Công
Thương), cơ quan thường trực
điều hành giá xăng dầu, cho
biết hiệnVụ đang nghiên cứu
kỹ các nội dung đề xuất này
và chưa đưa ra bình luận cụ
thể từng đề xuất.
Tuy nhiên, qua thực tế, Vụ
Thị trường trong nước nhận
thấy có một số đề xuất hợp
lý. “Về cơ bản, Nghị định
83 đã phản ánh đúng tinh
thần kinh tế thị trường có
sự điều tiết của Nhà nước.
Nhưng chúng tôi sẽ nghiên
cứu, xem xét lại một số nội
dung nhằm cắt giảm điều
kiện kinh doanh, tạo thuận
lợi cho doanh nghiệp” - ông
Đông nói.
Một chuyên gia am hiểu
về xăng dầu thì cho rằng
để tránh những cú sốc xăng
dầu như thời gian qua, quan
trọng nhất là Nhà nước cần
trao quyền cho doanh nghiệp
nhiều hơn để họ chủ động
về hàng hóa, thời gian và
giá bán. Từ đó các doanh
nghiệp được cạnh tranh bình
đẳng thực sự, đảm bảo lợi
ích người tiêu dùng.•
Người Việt chi gần 8 tỉ USD trong
năm 2019 để mua bia
Hãng nghiên cứu thị trường Statista (Đức) vừa dự báo
tổng doanh thu thị trường bia của Việt Nam sẽ đạt 7,7 tỉ
USD vào năm 2019. Nếu tính theo doanh thu đầu người
thì bình quân mỗi người Việt chi 79,55 USD để uống bia.
Còn nếu tính theo đơn vị uống là lít thì người Việt sẽ uống
hết 4,6 tỉ lít, tương đương mỗi người dân uống hết 47,6 lít
trong năm 2019 và đến hết năm 2023 là 5 tỉ lít.
Hãng nghiên cứu thị trường trên cũng dự báo tốc độ
tăng trưởng thị trường bia tại Việt Nam hằng năm khoảng
5,6% trong giai đoạn 2019-2023. Theo đó, người Việt dự
kiến sẽ chi 9,6 tỉ USD để uống bia vào năm 2023.
Trong khi đó, tạp chí
Forbes
cũng vừa dẫn báo cáo
nghiên cứu của tạp chí y khoa
Lancet
(Anh) về tình trạng
sử dụng đồ uống có cồn tại 189 quốc gia và vùng lãnh thổ
giai đoạn 1990-2017 cho thấy tỉ trọng tiêu thụ rượu bia
trên toàn cầu đang có xu hướng tăng nhanh, nhất là ở các
quốc gia có thu nhập thấp, trung bình như Việt Nam, Ấn
Độ... Riêng năm 2017, bình quân mỗi người Việt uống
gần 9 lít đồ uống có cồn, con số này tại Ấn Độ là 5,9 lít,
Nhật Bản là 7,9 lít...
PHƯƠNG MINH
“Có những thứ rất cần cắt thì
lại không cắt”
Sáng 13-5, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam tổ
chức hội nghị giám sát các giải pháp cải cách kiểm tra
chuyên ngành, giảm thời gian thông quan hàng hóa
xuất nhập khẩu. Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng
Vương Đình Huệ nhìn nhận thực tế vẫn còn nhiều cán
bộ có thái độ sách nhiễu, làm phiền doanh nghiệp.
Cũng từ đó phát sinh những vấn đề như “chi phí không
chính thức”.
Về cắt giảm thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh,
Phó Thủ tướng đặt vấn đề: “Việc cắt giảm cần phải rà soát
lại xem cắt giảm đến đâu, cắt giảm có phù hợp không.
Không phải cứ cắt giảm nhiều là tốt đâu. Thực tế có
những cái không đáng cắt thì lại cắt, có những thứ rất cần
cắt thì lại không cắt”.
Nói về những kiến nghị của doanh nghiệp tại hội nghị,
Phó Thủ tướng yêu cầu trong năm 2019 các bộ phải chấm
dứt ngay tình trạng chưa ban hành mã HS, quy chuẩn,
tiêu chuẩn hàng hóa nhập khẩu nhưng vẫn phải kiểm tra
chuyên ngành. Vì điều này dễ nảy sinh các tiêu cực.
CHÂN LUẬN
Họ đã nói
“Tốt nhất là nên bỏ
nhưng…”
Tại họp báo của Bộ Công
Thương mới đây, Thứ trưởng
BộCôngThươngĐỗThắngHải
nhấnmạnh:“Cánhân tôi không
muốn tồn tại quỹ bình ổn giá
xăng dầu, tốt nhất là nên bỏ
quỹ này để giá xăng dầu vận
hành theo thị trường. Nhưng
thời điểm hiện nay, thị trường
xăng dầu vẫn chưa hoàn toàn
vận hành theo đúng bản chất
thị trường, vẫn còn có sự điều
hành của Nhà nước nên vẫn
cần phải có quỹ bình ổn”.
Hiệp hội Xăng dầu Việt Namđề nghị bỏ quỹ bình ổn giá vì làmméomó giá cả thị trường xăng dầu.
Ảnh: TÚUYÊN
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10 12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook