105-2019 - page 9

9
Bình Thuận phản ứng giá
mua điệnmặt trời quá thấp
Trong khi dự thảo giámua điện của 34 tỉnhmiền Bắc vàmiền Trung
khá cao thì giámua tại các tỉnhmiềnNam lại quá thấp.
PHƯƠNGNAM
N
gày 13-5, tin từ UBND
tỉnh Bình Thuận cho
biết tỉnh này vừa đề
nghị Đoàn đại biểu Quốc hội
tỉnh Bình Thuận có ý kiến tại
kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa
XIV dự kiến diễn ra từ ngày
20-5 đến 16-6 về giá mua điện
mặt trời .
TheoUBNDtỉnhBìnhThuận,
dự thảo quyết định về cơ chế
khuyến khích phát triển điện
mặt trời do Bộ Công Thương
soạn trình Thủ tướng dự kiến
sẽ tiến hành mua điện theo
bốn mức giá khác nhau ở bốn
vùng trên cả nước. Theo đó,
vùng 1 có 28 tỉnh phía Bắc (từ
Hà Giang đến Quảng Bình);
vùng 2 có sáu tỉnh (từ Quảng
Trị đến Quảng Ngãi); vùng 3
có 23 tỉnh (từ Kon Tum đến
Cà Mau); vùng 4 có sáu tỉnh
(gồm Phú Yên, Gia Lai, Đắk
Lắk, Khánh Hòa, Ninh Thuận,
Bình Thuận).
Cụ thể, dự án điện mặt trời
vùng 1 có mức thu mua 2.159
đồng/kWh; vùng 2 là 1.857
đồng/kWh. Tuy nhiên, đến vùng
3 thì giảm xuống 1.644 đồng/
kWh, còn vùng 4 chỉ mua với
giá 1.566 đồng/kWh.
Đối với dự án điện mặt trời
mặt đất có giá thu mua vùng
1 đạt 2.102 đồng/kWh; vùng
2 là 1.809 đồng/kWh; vùng 3
chỉ còn 1.620 đồng/kWh và
vùng 4 thấp nhất vào khoảng
1.525 đồng/kWh.
Đối với dự án điện mặt trời
mái nhà có giá thumua cao nhất
2.486 đồng/kWh cho vùng 1,
vùng 2 giảmxuống 2.139 đồng/
kWh, vùng 3 còn 1.916 đồng/
kWh và vùng 4 vẫn là vùng có
giá thấp nhất 1.803 đồng/kWh.
UBND tỉnh Bình Thuận cho
rằng với giá mua điện trên là
chưa phù hợp với địa phương,
vì hiện nay tại các tỉnh phíaBắc,
đất có thể sản xuất, chăn nuôi;
trong khi đó đất tại Bình Thuận
khô cằn, thiếu nước, không thể
trồng trọt, thích hợp phát triển
điện mặt trời. Tuy nhiên, giá lại
rẻ hơn so với khu vực phía Bắc
và các vùng khác là bất hợp lý,
không thu hút được nhà đầu tư.
Xu hướng phát triển năng
lượng sạch, trong đó có điện
mặt trời đang được đặt lên hàng
đầu do không ô nhiễm môi
trường, thân thiện với thiên
nhiên. Tuy nhiên, với khung
giá điện như trên nếu áp dụng
vào các tỉnh Ninh Thuận, Bình
Thuận thì không khuyến khích
các nhà đầu tư tham gia vào
phân khúc này.
Mặt khác, nếu nhìn vào bảng
giá mua điện mặt trời có thể
thấy không chênh lệch nhiều so
với các nguồn điện khác. Đặc
biệt, tại các vùng có tiềm năng
phát triển điện mặt trời lớn như
Bình Thuận, Ninh Thuận, mức
giá mua quá thấp, thậm chí còn
thấp hơn mức thu mua một số
nhà máy nhiệt điện than.
Với khung giá này, nếu không
sửa đổi, e rằng giấc mơ biến
Bình Thuận thành trung tâm
năng lượng sạch gồm: Năng
lượng gió, mặt trời mà Thủ
tướng Chính phủ từng phát
biểu khó có thể thành hiện thực.
Được biết dự thảo do Bộ
Công Thương soạn nói trên sẽ
có hiệu lực từ ngày 1-7-2019
nếu được phê duyệt.•
Một chủ doanh nghiệp cho biết doanh nghiệp của ông đầu
tư hơn 1.000 tỉ đồng cho dự án điệnmặt trời tại BìnhThuận.“Rất
nhiều dự án điệnmặt trời đang chạy đua để kịp thời đóng điện,
vận hành thương mại trước ngày 30-6 để hưởng cơ chế giá ưu
đãi 9,35 UScent/KWh. Sau mốc thời gian này, với giá điện mà
Bộ Công Thương đã dự thảo, đặc biệt là giá mua ở Bình Thuận,
Ninh Thuận, tôi cho rằng nhiều doanh nghiệp sẽ không còn
mặn mà bỏ tiền ra đầu tư” - chủ doanh nghiệp này cho biết.
Với khung giá này,
e rằng giấc mơ biến
Bình Thuận thành
trung tâmnăng lượng
sạchmà Thủ tướng
từng phát biểu khó có
thể thành hiện thực.
Gần 33.000 tỉ đồng đầu tư 2 khu
dân cư dọc kênh Nhiêu Lộc
Ngày 13-5, tin từ Sở KH&ĐT TP.HCM cho biết
hiện có hai doanh nghiệp nộp đơn xin đầu tư khu
quy hoạch 110 ha đất dọc kênh Nhiêu Lộc, đoạn qua
địa bàn quận 3.
Theo đó, Công ty CP Đầu tư và phát triển Sunny
World đề xuất tham gia chỉnh trang khu dân cư
phường 9, quận 3, dọc kênh Nhiêu Lộc với tổng
diện tích 106.680 m
2
theo hình thức đối tác công
tư (PPP). Dự án có mặt tiền là kênh Nhiêu Lộc với
tổng vốn dự kiến khoảng 14.000 tỉ đồng sẽ gồm tổ
hợp công trình nhà ở, công viên, trường học... Trong
đó, nhà ở kết hợp thương mại dịch vụ có tầng cao tối
đa 30-40 tầng.
Theo chủ đầu tư, dự án phía Bắc giáp đường
Hoàng Sa và Trương Định, phía Tây giáp đường
Trần Văn Đang - Ga Sài Gòn - đường Nguyễn
Thông, phía Nam giáp Nguyễn Thông, phía Đông
giáp Trường Tiểu học Kỳ Đồng. Dự án nhằm cải
tạo, chỉnh trang khu dân cư hiện hữu còn nhiều nhà
cấp 4 lụp xụp, chất lượng sống chưa được đảm bảo,
tiềm ẩn các nguy cơ về an toàn cháy nổ, vệ sinh môi
trường.
Ngoài ra, Công ty CP Khang Thành Phú cũng vừa
đề xuất tham gia chỉnh trang khu dân cư phường
7, quận 3 theo hình thức PPP. Dự án nằm dọc kênh
Nhiêu Lộc có diện tích 97.479 m
2
với tổng mức
đầu tư khoảng 18.850 tỉ đồng. Khu nhà ở cao tầng
có chiều cao tối đa 30-40 tầng, còn lại là các công
trình công cộng. Địa điểm xây dựng dự kiến của dự
án này là phía Đông Bắc giáp đường Nam Kỳ Khởi
Nghĩa, phía Tây giáp đường Hoàng Sa, phía Nam
giáp đường Trần Quốc Thảo, phía Đông giáp đường
Lý Chính Thắng.
Trước đó, ngày 9-5, UBND quận 3 đã phối hợp
với đơn vị tư vấn nghiên cứu, lên ý tưởng quy hoạch
chỉnh trang đô thị khu vực dọc bờ kênh Nhiêu Lộc
thuộc địa bàn quận 3. Theo đó, khu vực nghiên cứu
có tổng diện tích khoảng 110 ha, gồm một phần
các phường 7, 9, 10, 11, 13 và 14, trong đó tổng
diện tích đất đường sắt gần 20 ha. Tổng dân số bị
ảnh hưởng bởi dự án khoảng 54.000 người. Đồ án
nghiên cứu cho biết khu vực chỉnh trang khi thực
hiện sẽ hình thành bảy dự án nhỏ gồm: dự án khu
chung cư trung tâm thương mại Lê Văn Sỹ, dự án
khu tái định cư tại khu vực Xí nghiệp đầu máy Sài
Gòn, khu vực nhà ga Hòa Hưng và các khu chỉnh
trang đô thị tại các phường 7, 9, 11, 14.
KIÊN CƯỜNG
Cấp bách nạo vét tuyến kênh
ô nhiễm nhất TP.HCM
Tin từ Văn phòng UBND TP.HCM ngày 13-5 cho
biết UBND TP vừa giao Sở NN&PTNT phối hợp
với Sở Tài chính tham mưu, đề xuất UBND TP phê
duyệt kinh phí đầu tư công trình cấp bách cải tạo
kênh 19-5. Công trình nhằm cải thiện môi trường,
giảm mùi hôi, nâng cấp hàng rào để hạn chế tình
trạng vứt rác xuống kênh và tránh nguy hiểm cho
trẻ em, người lớn không may bị té xuống kênh vào
những lúc trời tối, mưa bão. UBND TP giao Công ty
TNHH MTV Quản lý khai thác dịch vụ thủy lợi TP
làm chủ đầu tư.
Theo đó, Công ty TNHH MTV Quản lý khai thác
dịch vụ thủy lợi TP tổ chức nâng cấp, nạo vét, khơi
thông dòng chảy, cải thiện môi trường dọc tuyến
kênh. Trước mắt, TP tạm ứng kinh phí 500 triệu
đồng bằng nguồn vốn ngân sách năm 2019 cho chủ
đầu tư để tiến hành các thủ tục triển khai công trình,
phấn đấu khởi công trước ngày 19-5-2020.
UBND TP cũng giao UBND quận Bình Tân và
Tân Phú chỉ đạo UBND phường Bình Hưng Hòa
(quận Bình Tân), phường Sơn Kỳ và phường Tây
Thạnh (quận Tân Phú) thường xuyên kiểm tra,
tuyên truyền, vận động nhân dân và các cơ sở sản
xuất, kinh doanh dọc tuyến kênh 19-5 không xả rác
thải, chất thải xuống tuyến kênh; xử lý nghiêm các
trường hợp vi phạm hoặc kiến nghị cấp có thẩm
quyền xử lý dứt điểm, không để tái diễn. Kênh
19-5 thuộc địa phận quận Tân Phú và Bình Tân,
được xem là một trong những kênh có mức độ ô
nhiễm nặng nhất ở TP.
N.CHÂU
Bộ KH&ĐT vừa có dự thảo báo cáo Chính phủ về đánh
giá toàn diện tình trạng tour du lịch giá rẻ trên phạm vi toàn
quốc. Theo đó, hiện nay tại một số địa bàn du lịch trọng điểm
của Việt Nam như Quảng Ninh, Khánh Hòa (Nha Trang), Đà
Nẵng xuất hiện các tour du lịch giá rẻ, khách hàng của các
tour du lịch này chủ yếu đến từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Nga.
Tour giá rẻ là tour do các công ty lữ hành bán cho khách du
lịch có ít lãi, giá thấp đến mức độ nào đó sẽ trở thành “tour
0 đồng”. Khi khách tham gia tour du lịch tại Việt Nam, các
công ty lữ hành sẽ khai thác lợi nhuận từ khách hàng bằng
cách đưa khách hàng vào sử dụng một chuỗi dịch vụ khép
kín bao gồm ăn uống, lưu trú, tham quan, mua sắm tại các địa
điểm do chính các công ty này lập nên hoặc chỉ định.
Bất cập nhất trong chuỗi khép kín này là hoạt động mua
sắm hàng hóa, thanh toán. Cụ thể, một số trung tâm mua sắm
thường do chủ người nước ngoài điều hành, bán hàng nhưng
thuê người Việt Nam đứng tên, đăng ký kinh doanh. “Các cơ
sở bán hàng thường quảng cáo hàng quá sự thật, đắt so với
thị trường, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, thậm chí kém chất
lượng, hàng Trung Quốc gắn mác hàng Việt Nam. Điều này
ảnh hưởng xấu tới hình ảnh du lịch Việt Nam, du khách có
cảm giác bị lừa tại Việt Nam…” - báo cáo nêu rõ.
Theo đó, Bộ KH&ĐT đề xuất Bộ VH-TT&DL hướng dẫn,
hỗ trợ doanh nghiệp lữ hành nâng cao năng lực, không để các
doanh nghiệp Trung Quốc thao túng. Bên cạnh đó, làm việc
với Bộ Văn hóa và Du lịch Trung Quốc, Đại sứ quán Trung
Quốc tại Việt Nam và Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc
để trao đổi thông tin, phối hợp quản lý doanh nghiệp lữ hành
Việt Nam và Trung Quốc trong việc quảng bá, nâng cao chất
lượng dịch vụ, phục vụ khách du lịch Trung Quốc. Yêu cầu
các doanh nghiệp, đơn vị cung ứng dịch vụ cung cấp thông tin
minh bạch để khách du lịch có sự lựa chọn các sản phẩm du
lịch tương ứng với chi phí bỏ ra.
VIẾT LONG
Dự án điệnmặt trời TrungNam
(huyện Thuận Bắc, Ninh Thuận) được đưa vào
khai thác tháng 4-2019. Ảnh: P.NAM
Tour O đồng: Không để doanh nghiệp Trung Quốc thao túng
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook