105-2019 - page 13

13
Đời sống xã hội -
ThứBa14-5-2019
“Trăm dâu đổ
đầu” giáo viên
Dù công việc chính là giảng dạy nhưng giáo viên hiện
nay còn phải làmrất nhiều công việc không tên khác.
NGUYỄNQUYÊN
T
hu các khoản tiền, tham
gia phong trào đoàn
thể, phải viết nhiều loại
sổ sách dù các trường đều
khuyến khích ứng dụng công
nghệ thông tin (CNTT)…
Chính những công việc này
đã gây áp lực không nhỏ lên
giáo viên.
Đi dạy kiêm thu tiền
Vào đầu năm học, Sở
GD&ĐT TP.HCM đã có
văn bản chỉ đạo gửi tới các
trường về việc tuyệt đối
không giao cho giáo viên
trực tiếp thu, chi các khoản
tiền. Thế nhưng thực tế tại
một số trường đang diễn ra
ngược lại.
Một giáo viên tại trường
tiểu học ở quận Bình Thạnh
than thở: “Ngoài đi dạy,
tôi còn phải thu rất nhiều
khoản tiền từ học sinh như
chương trình Nụ cười hồng,
kế hoạch nhỏ, tổ chức học
sinh đi chơi, thu tiền sách
giáo khoa…”.
Theo giáo viên này, vào
cuối năm học, nhà trường
lại giao chỉ tiêu cho các lớp
về việc bán sách giáo khoa.
Giáo viên chủ nhiệm sẽ phải
giới thiệu tới phụ huynh về
các loại sách, chính họ sẽ
phải thu tiền từ học sinh và
phát hành sách.
“Ngoài ra, giáo viên còn
phải làm rất nhiều sổ sách.
Mặc dù đã có chỉ thị của Bộ
GD&ĐT về việc ứng dụng
CNTT để giảm tải các loại
sổ sách và trong khi một số
quận đã cho phép giáo viên
in học bạ với mục đích giảm
sai sót khi viết thế nhưng
tại quận Bình Thạnh, hiệu
trưởng nhiều trường vẫn bắt
giáo viên viết tay” - giáo
viên này nói.
Cùng chung nỗi niềm,
một nữ giáo viên tại trường
tiểu học ở quận
Bình Tân, cho
biết trong suốt
một năm học,
giáo viên phải
quay cuồng với
nhiều công việc
không đúng với
chuyên môn
của mình.
Theo cô giáo
này, đầu năm
học, bản thân
cô phải nhập
dữ liệu toàn bộ học sinh
vào máy, ngoài ra còn phải
đi điều tra phổ cập trong khi
công việc này thuộc về nhân
viên phổ cập phường. Do địa
bàn đông dân cư, một mình
người này không làm kịp
nên nhờ trường hỗ trợ. Vì
thế hiệu trưởng lại đẩy về
cho giáo viên.
Bước vào nămhọc, nữ giáo
viên này phải thu tất cả khoản
tiền từ tiền bảo hiểm, tiền
học phí… Do đó, công việc
đầu tiên khi vào lớp của cô
là thu tiền, đếm tiền, thối tiền
và đi nộp tiền. Và như thế cô
giáo này cứ rơi vào vòng luẩn
quẩn các loại
tiềntrongsuốt
nămhọc.Đến
cuốinămhọc,
ngoài việc
chấmthi, bản
thân cô còn
kiêm người
bán sáchgiáo
khoa chophụ
huynh. Nếu
không bán
được sách,
chính cô và
các giáo viên cùng trường
sẽ bị nhắc nhở. Thậm chí ở
trường cũ của cô hồi xưa,
ban giám hiệu còn bắt giáo
viên phải bán quần áo học
trò. Như thế vô tình giáo viên
trở thành nhân viên bán hàng
lúc nào không hay.
“Một điều nữa khiến tôi
bức xúc là dù đã cập nhật
CNTT, tất cả điểm số, lời phê
học sinh đều được tôi nhập
lên mạng thông tin liên lạc
toàn quốc nhưng thay vì in
ra thì học bạ của học trò, tôi
vẫn phải viết tay. Một lớp 50
em, mỗi em hai trang, giáo
viên sẽ phải viết 100 trang
học bạ, trong khi còn nhiều
việc khác. Chưa kể chỉ cần
viết sai là tôi sẽ bị lập biên
bản. Chưa hết, cứ đến những
ngày lễ, Tết, chúng tôi lại phải
tham gia rất nhiều cuộc thi từ
các ban, ngành, đoàn thể dù
không muốn. Có thể họ nghĩ
giáo viên còn thừa thời gian
lắm!” - giáo viên này bức xúc.
“Hãy để giáo viên
chuyên tâm vào
việc dạy”
Chia sẻ những tâm tư của
mình, giáo viên tại một trường
tiểu học ở quận Bình Thạnh
nói: “Tôi mong muốn học
sinh đến trường được học
tập, vui chơi, tham gia các
hoạt động ngoại khóa thay
vì ngày nào cũng bị nhắc
đóng các khoản tiền. Hoạt
động chủ yếu của giáo viên
là dạy nên đừng biến giáo
viên thành những người
“chuyên thu tiền”. Như vậy
vô tình làm mất đi hình ảnh
của người thầy trong mắt học
trò, phụ huynh”.
Đề cập đến vấn đề trên,
ông NguyễnVăn Hùng, Hiệu
Công việc đầu tiên
khi vào lớp của cô là
thu tiền, đếm tiền,
thối tiền và đi nộp
tiền. Và như thế cô
giáo này cứ rơi vào
vòng luẩn quẩn các
loại tiền trong suốt
năm học.
Chỉ thị chấn chỉnh tình trạng lạm dụng
hồ sơ, sổ sách trong nhà trường
Giámđốc, SởGD&ĐT, trưởngPhòngGD&ĐTvàhiệu trưởng
nhà trường tuyệt đối không được quy định thêm hoặc yêu
cầu giáo viên có thêm các loại hồ sơ, sổ sách ngoài những
hồ sơ, sổ sách theo quy định tại quy chế nhà trường.
Giáo viên được phép chọn hình thức trình bày, viết tay
hoặc đánhmáy khi sử dụng các loại hồ sơ, sổ sách theo quy
định. Từng bước sử dụng hồ sơ, sổ sách điện tử thay cho
các loại hồ sơ, sổ sách hiện hành theo lộ trình phù hợp với
điều kiện của địa phương, nhà trường và khả năng thực
hiện của giáo viên…
trưởng Trường Tiểu học Mê
Linh, quận 3, cho hay giáo
viên bị áp lực hay không phụ
thuộc vào vị hiệu trưởng.
Tại Trường Tiểu học Mê
Linh, giáo viên không phải
thu tiền vì đã có bộ phận
khác. Chuyện bắt giáo viên
phải bán sách giáo khoa cho
phụ huynh lại càng không.
Bởi quan điểm của trường,
chuyện nào phụ huynh làm
được, trường sẽ không làm.
Hơn nữa, để giáo viên đi làm
những việc lặt vặt đó sẽ làm
mất đi hình ảnh người thầy.
“Giáo viên làm nhiều việc
hay không, điều đó phụ thuộc
vào sự điều hành của người
quản lý. Nếu họ thấu hiểu
nỗi vất vả của giáo viên và
luôn đặt nhiệm vụ giảng
dạy lên hàng đầu thì họ sẽ
biết triển khai công việc để
làm sao đồng nghiệp không
thấy áp lực” - ông Hùng nói.
Tương tự, bà Nguyễn
Kim Phượng, Hiệu trưởng
Trường Tiểu học Nguyễn
Thị Minh Khai, quận Gò
Vấp, cho hay tại trường
không có chuyện giáo viên
phải thu tiền mua sách giáo
khoa từ phụ huynh. Nếu phụ
huynh có nhu cầu mua, có
thể tới thư viện trường và
nhân viên thư viện sẽ phụ
trách việc đó.
Hơn nữa, hiện trường cũng
đã ứng dụng CNTT vào quá
trình giảng dạy. Riêng học
bạ các khối 3, 4, 5 có thể
in xuống từ cổng thông tin
liên lạc thay vì viết tay như
trước, điều này giúp các cô
đỡ mất thời gian. “Quan
điểm của tôi là làm sao để
giáo viên không phải tham
gia quá nhiều công việc để
chuyên tâm vào việc dạy”
- bà Phượng nói.•
Họ đã nói
Nhà quản lý thấu hiểu
vì từng là giáo viên
Tôi cũng từng là giáo viên,
từng chứng kiến những công
việc dù không thuộc chuyên
mônnhưnggiáoviênphải thực
hiện.Vì thế, khi lên làmquản lý,
những chuyện vô lý, gây áp lực
cho giáo viên, tôi hạn chế thực
hiện.Vào các ngày lễ, giáo viên
không còn phải tham gia các
cuộc thi như hái hoa, nấu ăn…
Tôi chủ trương giảmnhẹ hồ sơ,
sổ sách để họ có thời gian tập
trung vào chuyên môn.
Ông
NGUYỄNVĂN HÙNG
,
Hiệu trưởng Trường Tiểu học Mê Linh,
quận 3, TP.HCM
Ngoài việc dạy, giáo viênmột số trường còn phải làmrất nhiều công việc khác. Trong ảnh: Giáo viên
Trường THCS Âu Lạc, quận Tân Bình trongmột tiết dạy. Ảnhminh họa: NGUYỄNQUYÊN
Tổng điều tra dân số và nhà ở: TP.HCM
phát sinh lỗi đồng bộ dữ liệu
Theo Ban Chỉ đạo tổng điều tra dân số và nhà ở
TP.HCM, trong quá trình tổng điều tra tại TP, điều tra viên
thực hiện thu thập thông tin tại các hộ còn gặp khó khăn
do phát sinh lỗi trong quá trình đồng bộ dữ liệu; đường
truyền bị nghẽn mạng khi cùng lúc có một số lượng lớn
điều tra viên cùng đồng bộ…
Theo
Vietnamplus.vn
, cùng đó nhiều điều tra viên còn
vướng các lỗi như điều tra trên nhiều thiết bị với cùng một
mã người sử dụng hoặc một địa bàn có nhiều điều tra viên
cùng làm mà không phân chia phạm vi điều tra rõ ràng…
Ngoài ra, trong giai đoạn cuối cuộc điều tra, còn nhiều
hộ thường xuyên vắng nhà, những hộ khó tiếp cận (các
khu chung cư), hộ không hợp tác điều tra… cũng làm ảnh
hưởng đến tiến độ điều tra trên địa bàn TP.HCM.
Hiện nay, ban chỉ đạo các cấp đang tập trung sửa lỗi
logic, rà soát số lượng nhân khẩu điều tra ở từng địa bàn
để tránh trùng hay bỏ sót; đồng thời xác minh lại một số
thông tin do chương trình phát hiện lỗi, nhất là việc mô tả
ngành, nghề, trình độ chuyên môn ở các địa bàn mẫu.
Đặc biệt, Ban Chỉ đạo tổng điều tra dân số và nhà ở
TP.HCM tập trung đảm bảo tiến độ song song với đảm
bảo số lượng điều tra, chất lượng thông tin, nỗ lực hoàn
thành công tác điều tra thực địa và sửa lỗi logic đúng thời
hạn theo yêu cầu của TP.
Trong tổng điều tra dân số, TP.HCM sử dụng 100%
thiết bị điện tử di động trong thu thập thông tin tại các địa
bàn điều tra và sử dụng phiếu trực tuyến để các hộ dân cư
tự cung cấp thông tin thông qua sử dụng Internet. Toàn
TP đã tuyển chọn hơn 12.000 giám sát viên, đội trưởng
và điều tra viên; tập huấn nghiệp vụ.
TX
Nhu cầu tuyển dụng lao động tại TP.HCM
tăng mạnh
Đại diện Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin
thị trường lao động TP.HCM cho biết nhu cầu tuyển dụng lao
động của TP trong tháng 5 tiếp tục tăng mạnh. Theo đó, thị
trường việc làm tại TP cần khoảng 30.000 chỗ làm.
Số lượng tăng nhưng cơ cấu giảm dần sử dụng lao động
giản đơn, nghiêng sang nhu cầu sử dụng nhóm lao động
có kỹ năng và trình độ cao.
Cụ thể, nhu cầu nhân lực tập trung ở lao động đã qua
đào tạo chiếm 78,23%, trong đó nhân lực có trình độ đại
học trở lên chiếm đến 23,68%, cao đẳng chiếm 16,14%,
trung cấp 23,18% và sơ cấp nghề-công nhân kỹ thuật lành
nghề chiếm 15,23%.
Nhu cầu tuyển dụng lao động tăng cao trong các lĩnh vực
công nghiệp, thương mại và dịch vụ, kinh doanh tài sản -
bất động sản, vận tải - kho bãi - xuất nhập khẩu do giữ vị trí
quan trọng trong chín nhóm ngành kinh tế - dịch vụ của TP.
Mức lương được người lao động đề xuất phổ biến nhất
là 5-8 triệu đồng/tháng chiếm 33,68%. Người tìm việc có
mức lương trên 15 triệu đồng/tháng chiếm 9,65% và dưới
mức 5 triệu đồng/tháng chỉ có 11,72%.
Dự báo nhu cầu tuyển dụng của các đơn vị, doanh nghiệp
tại TP năm 2019 là 320.000 chỗ làm, trong đó 80% vị trí
việc làm yêu cầu người lao động phải qua đào tạo.
PV
1...,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 14,15,16
Powered by FlippingBook