Xuan-2020 - page 60

36
T
ên gọi “phá lấu” từ lâu
đã trở nên quen thuộc
với người dân Sài Gòn,
kể cả với những người
chưa từng nếm qua nó.
Phá lấu thường được gọi một
cách thân thiết là “món ăn đại
chúng” bởi giá cả bình dân,
hợp túi tiền mọi người.
Lâu nay người ta thường nghe
nói đến phá lấu chủ yếu làm từ
nội tạng của heo, bò, nhưng có
ai đã từng ăn thử món phá lấu
dê? Người không thích thịt dê
sẽ ngại cái mùi hôi hôi ngai ngái
của “con 35”. Nhưng các tín đồ
thịt dê khi thử nghiệmmón này
xong đều phải thốt lên: “Ăn
vào là nghiện vì nó ngon đến
nhức cả nách”.
Không biết món phá lấu dê
có mặt ở Sài Gòn từ bao giờ,
chỉ biết vài năm trở lại đây,
từ công nhân, sinh viên cho
đến dân văn phòng đều rủ
nhau thưởng thức.
Nhưng có điều lạ
là nhiều cô thiếu
nữ rõ ràng nghiện
món này nhưng chỉ
“lén lút” đi ăn. Có
lần một cô gái ngồi
gần tôi nghe điện
thoại (có lẽ của bạn trai), trả lời:
“Em đang ngồi uống nước mía
với nhỏ bạn”. Nói chung thì cổ
nói chẳng sai vì bên cạnh cái tô
phá lấu dê (thứ hai) vẫn còn bốc
khói thì cũng có một ly nước
mía để lâu đã tan hết cả đá.
Nhưng cũng có những cặp
trẻ yêu thương, chăm sóc cho
nhau qua ly phá lấu dê. Điểm
thú vị của món ăn này là
khách mua mang đi, chủ quán
sẽ cho món ăn vào cái ly nhựa
giống ly hay đựng nước mía,
sinh tố… Thi thoảng thấy có
nhiều cặp trẻ mua một ly mì
phá lấu dê, dắt nhau ra ghế đá
công viên ngồi đút cho nhau
ăn, thấy tình cảm làm sao.
Món phá lấu dê dường như
chưa tìm được đường vào nhà
hàng sang trọng ở Sài Gòn.
Nhưng cũng nhờ số phận
phải rong ruổi ngoài phố nên
nó mới trở thành món ăn đại
chúng của giới trẻ hiện nay.
Nhiều sinh viên xem món này
là món “chiến lược kinh tế”
khi hội tụ đầy đủ ngon, bổ, rẻ,
thêm ổ bánh mì là no bụng.
Những
người
kinh doanh món này
lại rất khôn khéo
khi chọn những vị
trí đắc địa như gần
trường học, khu dân
cư,… để tiếp cận
những khách hàng
có nhu cầu nhiều nhất. Điển
hình có một quán ở đường
Phan Văn Trị, quận 5. Quán
này bán từ 9 giờ sáng đến 9 giờ
tối mà khách hàng cứ nườm
nượp ghé tới. Dạo trước chủ
quán bán hủ tiếu, sau này biết
sở thích thưởng thức các món
độc lạ của người Sài Gòn nên
họ chuyển sang bán phá lấu dê.
Khác hẳn với phá lấu bò hoặc
heo, nước dùng của món phá
lấu dê có vị bùi bùi, beo béo,
ngầy ngậy, thơm thơm của
nước cốt dừa. Ngoài ra, “huynh
đệ” gắn bó với món này có
chao, nước sốt hoặc nước me
luôn đi kèm làm nước chấm để
món ăn được dậy mùi hơn, vị
đậm đà hơn. Nước me, nước
sốt đậm nhưng lại không quá
chua, ai cũng dùng được. Vừa
trang trí, vừa dùng làm rau ăn
kèm không thể thiếu là vài cọng
rau răm để lên trên mặt tô phá
lấu. Như vậy,
nhìn tổng thể thì
món này cũng
chẳng thua kém
bất cứ món ăn
sang trọng nào khi
có đầy đủ hương và
sắc.
Nguyên liệu của món
phá lấu dê chủ yếu là lòng và
huyết dê. Nguyên liệu phải
tươi mới có thể chế biến mà
không có mùi ngai ngái của
dê. Cách chế biến của món
phá lấu dê tương tự như cách
chế biến chung cho những
món phá lấu khác, nhưng có
phần cầu kỳ hơn.
Công đoạn sơ chế nguyên liệu
ban đầu rất kỹ lưỡng, lòng phải
được rửa sạch với rượu và gừng
để có thể tẩy hết mùi đặc trưng
của dê. Sau đó ướp cùng ngũ vị
hương và nhiều loại gia vị “bí
truyền” khác rồi đem xào sơ. Khi
thấy thịt săn lại thì cho nước dừa
rồi nêm nếm thêm gia vị vừa đủ.
Tô phá lấu dê có vị hơi mặn
so với các loại phá lấu thông
thường. Các tín đồ mê món
này đều khẳng định rằng ăn
kèm cùng bánh mì, mì gói hay
cơm đều rất ngon. Ngoài ra,
phá lấu dê còn biến tấu thành
một món đặc trưng vừa lạ lạ
vừa quen quen, dễ nhớ dễ gọi
- hủ tíu phá lấu dê.
Điểm đặc biệt là giá của món
phá lấu dê không thể bình dân
hơn. Một phần phá lấu dê chỉ
khoảng 10.000 đồng, nhỉnh
hơn một chút là tô mì gói/hủ
tíu phá lấu dê cũng chỉ 15.000-
20.000 đồng. Bình dân và dung
dị là vậy nhưng không ít “đại
gia” Sài thành vẫn ghé thưởng
thức món này. Nhiều khi cạnh
cái quán bé tí tẹo lại có hàng
chục chiếc xe hơi hạng sang
đậu bên đường, còn chủ nhân
của nó đang ngồi vào cái bàn cũ
kỹ để thưởng thức món phá lấu.
Hương sắc, mùi vị đặc
trưng cùng sự dân dã đó của
phá lấu dê sẽ dễ làm hài lòng
thực khách, lưu lại dấu ấn khó
phai về một món ăn bình dân
nhưng ngon khỏi chê giữa
lòng Sài Gòn náo nhiệt.•
Nhiều sinh viên
xem phá lấu là món
“chiến lược kinh tế”
khi hội tụ đầy đủ
ngon, bổ, rẻ…
Bình dân và dung dị
là vậy nhưng không
ít “đại gia” Sài thành
vẫn ghé thưởng thức
phá lấu dê.
LƯU TUẤN ANH
Mỹvị
giữa lòngSì Phố
bìnhdân
Về quê vấp cọng cỏ gầy
Lọt chân khe nắng, vướng mây chân đồi
Phố lao xao quá người ơi
Em đâu dám ngã giữa lời thị phi
Ở đây trời đất xanh rì
Lả lơi cũng nhớ, nhu mì cũng yêu
Cổng chùa cổ phủ xanh rêu
Em đi dâng lễ một chiều hành hương
Đơn sơ khăn tím, áo hường
Tóc nâu, mắt biếc, môi thơm, má hồng
Khói bay sắc sắc không không
Em quỳ xin chứng tấm lòng còn ngoan
Không cầu duyên, chẳng cầu an
Chỉ xin giữ chút đa đoan cõi người
Nammô… lúng liếng mắt cười…
Liêng biêng một chốc, cả đời hành hương
NGÔ HỒNG MINH
Hành hương
NhớMẹ
Ngày xưa mẹ gánh con
Một bên thúng no tròn
Một bên vun đầy ắp
Một tình mẹ thương con
Hình ảnh mẹ tôi đây
Ngày xưa đôi vai gầy
Đôi chân mau từng bước...
Trên đường làng còn xa
Dù đường vẫn còn xa
Đường quê gồ ghề quá
Đôi chân mẹ mỏi mệt
Rơm rớmmáu trên da
Ngày thật nhanh trôi qua
Bây giờ mẹ đã già
Lưng mẹ đã còng xuống
Lòng mẹ vẫn bao la
Thời gian mãi trôi đi
Như mây bay qua cửa
Mẹ tôi! Không còn nữa...
Nhớ mẹ! Ướt bờ mi...
LAN NGUYỄN
1...,50,51,52,53,54,55,56,57,58,59 61,62,63,64,65,66,67,68,69,70,...104
Powered by FlippingBook