Xuan-2020 - page 52

28
càphê
cũng lắm
Q
uán cà phê từ lâu đã
trở thành điểm hẹn
ưa thích nhất của
bạn trẻ Sài Gòn.
Không bắt buộc
phải là cữ cà phê sáng mà
bất cứ giờ nào mọi người
cũng có thể hò hẹn uống
cà phê. Nói không ngoa,
ở Việt Nam không đâu có
quán cà phê 24/24 nhiều
như Sài Gòn và không đâu
nhiều chủng loại cà phê,
cách pha chế cà phê… đa
dạng như Sài Gòn.
Nở rộ specialty coffee
Xưa nhất ở Sài Gòn
là cà phê kiểu Tây với
những quán dọc đường
Catinat hay Tự Do (giờ
là Đồng Khởi); sau đó là
cà phê kiểu Tàu với cách
nấu bằng siêu và pha bằng
vợt… Và khoảng hai năm
trở lại đây, những quán cà
phê đáp ứng chuẩn khái
niệm “specialty coffee”
(tạm dịch: cà phê đặc
sản) ngày càng nhiều ở
Sài Gòn.
Những ngày Tết, những
quán cà phê mang phong
cách specialty coffee ở
Sài Gòn càng là nơi đáng
ghé đến. Hầu hết khách
tìm đến specialty coffee
đều có hiểu biết ít nhiều
về giá trị, hương vị, chất
lượng cà phê… của từng
vùng miền. Giữa Sài Gòn,
những người mê cà phê có
thể tìm thấy rất nhiều loại
cà phê từ các vùng miền
khác nhau, từ Đà Lạt, Sơn
La, Khe Sanh, A Lưới,
Pleiku, Kon Tum, Điện
Biên… tới cà phê các nước
Colombia,
Guatemala,
Ethiopia, Kenya…
Nếu bạn chưa hiểu biết
nhiều về cà phê cũng đừng
quá lo lắng, bởi tất cả các
barista (nhân viên pha
chế quán cà phê) ở những
quán specialty coffee đều
có thể hướng dẫn khách
cụ thể về từng loại cà
phê, cách pha. Menu
của các quán cà phê
kiểu này cũng phân chia rõ
ràng cho khách theo các
loại: Cà phê pha máy, cà
phê phin (filter coffee), cà
phê pha thủ công (hand
brew coffee), cà phê pha
lạnh (cold brew)…
Trong không gian chỉ có
cà phê đó, những ai chưa
rành có thể tìm thấy quá
trình cơ bản về các công
đoạn rang xay, chế biến,
chủng loại cà phê lẫn cách
pha chế. Càng tìm hiểu họ
sẽ càng đam mê. Để rồi
những lần sau vào quán,
họ không chỉ gọi ly cà
phê để uống mà đã có thể
chủ động chọn loại cà phê
mình thích, chọn cách pha
yêu thích. Lúc đó họ bắt
đầu “chơi” cà phê rồi đấy.
Điểm nhấn mới của cà phê
Sài Gòn
Không gian các quán
specialty coffee thường
được thiết kế theo
phong cách công nghiệp
(industrial). Các quán cà
phê này thường trần cao,
tường để thô, mặt sàn
bằng bê tông, xi măng
hoặc gạch thô;
tất cả
bàn ghế của quán là các
chất liệu tạo nên cảm giác
vững chãi: sắt, inox, gỗ…
để thô đơn giản hợp với
mặt sàn và tường. Đây là
cách thiết kế gợi nhớ nội
thất những nhà máy, khu
công nghiệp… với không
gian rộng, đơn giản;
nhiều người còn có cách
gọi quen thuộc là “xưởng
cà phê”.
Các không gian specialty
coffee nổi bật ở Sài Gòn
chính là The Workshop, Là
Việt, Shin, Vietnam Coffee
Republic, Bosgaurus…
Chủ các quán cà phê này
cũng là những người mê
đắm với cà phê, mong
muốn chia sẻ đam mê đó
đến với người dùng và hơn
cả là ước vọng đánh dấu
chất lượng cà phê arabica
Việt Nam trên bản đồ thế
giới. Trong năm 2019, Việt
Nam góp mặt ba trong
danh sách 50 quán cà phê
xuất sắc nhất châu Á 2019
(The Best Coffee Shops in
Asia 2019) do chuyên trang
du lịch Big 7 Travel công
bố. Trong ba quán đó,
có hai quán mang phong
cách specialty coffee ở Sài
Gòn là The Workshop xếp
vị trí thứ 3/50 và Là Việt
xếp thứ 6/50.
Cùng với không gian
quán, điểm nhấn làm
specialty coffee trở nên
đặc biệt chính là chất
lượng cà phê. Nếu các
món ăn thường được
quảng cáo kiểu “cơm ngon
như mẹ nấu” thì pha cà
phê ở nhà mà ngon như
tiệm, quả thật người chơi
cà phê đó “đáng mặt anh
hào”. Người chơi cà phê
tìm được nguyên liệu cà
phê ngon cũng vui sướng
chả khác nào người đầu
bếp tìm được
“Chơi”
Với người Sài
Gòn, uống cà
phê không chỉ
là giải khát, đỡ
ghiền…mà còn
là một thú chơi
công phu từ
quán đến nhà.
TRANG DƯƠNG
Càphêtrứngcũngmangnhiềuphong
cáchkhácnhau.Ảnh: TRANGDƯƠNG
1...,42,43,44,45,46,47,48,49,50,51 53,54,55,56,57,58,59,60,61,62,...104
Powered by FlippingBook