073-2021 - page 11

11
Kinh tế -
ThứBa6-4-2021
Đường nội địa “sống trong
sợ hãi” trước đường lậu
QUANGHUY
N
ông dân bỏ trồng mía,
nhàmáyđóngcửa,ngành
mía đường Việt Nam
bị thiệt hại nặng nề từ nhiều
năm nay trước việc bán phá
giá của đường nhập khẩu từ
Thái Lan và lượng đường lậu
giá rẻ tràn vào gần cả triệu
tấn mỗi năm.
Nông dân bỏ mía,
nhà máy đóng cửa
Số liệu từ các cơ quan chức
năng cho thấy trước năm
2018, cả nước có 41 nhà máy
đường, sang năm 2019, giảm
còn 38 nhà máy và đến thời
điểm hiện nay giảm chỉ còn
29 nhà máy. Điều đáng nói
là hầu hết nhà máy hiện nay
đều đang hoạt động dưới công
suất có thể hòa vốn.
Tổng diện tích mía nguyên
liệuhiệnđã giảmkhoảng30%-
60% so với các năm trước.
Việc thiếu mía nguyên liệu
buộc các nhà máy phải duy trì
sản xuất với công suất thấp.
Các tỉnh từng có diện tích
trồng mía lớn ở đồng bằng
sông Cửu Long như Hậu
Giang, SócTrăng, LongAn…
đều giảm diện tích. Lý do:
Người nông dân bỏ cây mía
chuyển sang trồng các loại
nông sản hoặc làm thủy sản.
Thậm chí có tỉnh đã đưa cây
mía ra khỏi cây trồng chủ
lực của tỉnh vì không mang
lại hiệu quả kinh tế.
Trong niên vụ 2020-2021,
ngành mía đường nước ta dự
báo tiếp tục đối mặt nhiều
khó khăn. Dự kiến sẽ có thêm
bốn nhà máy đường gồmSơn
Dương, NôngCống, Vạn Phát
và Phổ Phong đóng cửa do
không đảmbảo nguồn nguyên
liệu và hoạt động không có
hiệu quả.
PGS-TSĐinhTrọngThịnh,
chuyên gia kinh tế, cho rằng
cần phải kiểm soát, xử lý tận
gốc nạn buôn lậu đường đang
ngày càng gia tăng và khó
kiểm soát. Vì đường lậu trốn
thuế tràn vào không chỉ ảnh
hưởng đến nông dân, doanh
nghiệp mà còn tác động xấu
lên thị trường, phá hoại nền
kinh tế. “Nông dân bỏ mía,
nhà máy đóng cửa, doanh
nghiệp thua lỗ thì Nhà nước
cũng thất thu thuế” - ông
Thịnh nói.
Vị chuyêngianàycũngnhận
định rằng ngoài áp lực đường
lậu tràn vào với số lượng lớn
gần cả triệu tấn mỗi năm và
gian lận thươngmại thì áp lực
từ làn sóng đường nhập khẩu
giá rẻ theo Hiệp định Thương
mạihànghóaASEAN(ATIGA)
cũng khiến ngành mía đường
trong nước gặp nhiều khó
khăn. Bởi theo lộ trình cam
kết của ATIGA, từ đầu năm
2020, mặt hàng đường từ các
nước trong khốiASEAN vào
Việt Nam sẽ được xóa bỏ hạn
ngạch nhập khẩu với thuế suất
nhập khẩu chỉ 5%.
Nỗi lo đường bẩn
Thực tế đường lậu, gian lận
thương mại không chỉ khiến
ngành mía đường trong nước
lao đaomà còn có nguy cơ gây
hại cho sức khỏe người tiêu
dùng. Theo đánh giá của cơ
quan chức năng, TP.HCM là
một trongnhững thị trường tiêu
thụ lớn nhất của đường lậu.
Cụ thể, sau khi lọt qua biên
giới vào Việt Nam, đối tượng
buôn lậu đường cát thường
đối phó với lực lượng chức
năng bằng cách vận chuyển
số lượng lớn đường cát trong
các xe tải đến TP.HCM vào
đêm khuya. Xe chạy vào các
bãi xe ở các quận, huyện vùng
ven, sauđóchuyểnhàngxuống
những xe tải nhỏ và chở đi
giao ngay cho các mối tiêu
thụ trong đêm.
Tiếp đó, đường lậu sẽ được
các tiểu thương tháo bao bì
nhãn gốc của hàng hóa, rồi bỏ
vào bao bì giấy hoặc bao bì có
nhãn của những công ty sản
xuất đường trong nước; hoặc
đóng bao giấy, nylon nhỏ bán
không cần nhãn mác.
Theo khảo sát của chúng tôi,
đường lậu chủ yếu tiêu thụ ở
các chợ truyền thống, tiệm tạp
hóa hoặc bán trên cácwebsite,
mạng xã hội, sàn thương mại
điện tử... Nhiều loại đường để
trong các bao giấy được bày
bán ở các chợ.
Đáng nói có nhiều chủ tài
khoảnFacebook raobánđường
còn nguyên bao chữThái Lan,
mỗi bao nặng 50 kg. Trong vai
khách hàng hỏi mua, chúng
tôi gọi vào số điện thoại của
một tài khoản Facebook thì
được giới thiệu: “Anh mua
sỉ hay mua lẻ, số lượng bao
nhiêu cũng có. Giá lẻ là 17.000
đồng/kg, giá sỉ thì tùy số lượng
anh đặt mua nhưng rẻ hơn”.
Thế nhưng khi chúng tôi hỏi
giấy tờ nhập khẩu thì người
bán chỉ nói: “Anh yên tâm”,
rồi đề nghị chúng tôi cứ chốt
đơn và anh ta sẽ báo lại ngày
giờ giao hàng. Sau đó, người
này cúp máy.
Ông Nguyễn Tuấn, Giám
đốc một công ty bánh kẹo
tại TP.HCM, cho biết đường
lậu chủ yếu có nguồn gốc từ
Thái Lan. Loại đường này
nếu bán lẻ giá ngang ngửa
giá đường trong nước, còn
bán số lượng lớn (bán sỉ)
thì giá rẻ hơn giá thị trường.
TheoCụcQuản lý thị trường (QLTT)TP.HCM,
do có vị trí giao thông thuận lợi, quy mô sản
xuất và thương mại cao nên TP.HCM là địa
bàn trọng điểm để các đối tượng lợi dụng
vận chuyển, kinh doanh hàng nhập lậu,
hàng cấm, hàng không đảm bảo an toàn
thực phẩm, không rõ nguồn gốc, xuất xứ…
Tình trạng này vẫn còn diễn biến phức tạp
và chưa được đẩy lùi.
Riêng đối với mặt hàng đường cát, năm
2020, các đội QLTT đã kiểm tra 24 vụ, giảm47
vụ so với năm 2019. L c lư ng QLTT đã tạm
giữ, tịch thu 28,5 tấn đường cát không có hóa
đơn, chứng từ, không rõ nguôn gốc, xuất xứ;
670 kg đường giả mạo nhãn hiệu.
TÚ UYÊN
Người tiêu dùng tuyệt
đối không nênmua
các loại đường không
bao bì, không nhãn
mác, không biết
xuất xứ, nguồn gốc.
Cũng theo ôngTuấn, đường
lậu giá rẻ thường được cung
cấp với số lượng lớn cho các
mối sử dụng nhiều như cơ sở
làmbánh kẹo, thực phẩm, bếp
ăn công nghiệp, quán ăn…
Còn các công ty làm ăn uy
tín thì họ luôn có nguồn cung
ổn định từ các sản phẩm có
tên tuổi, có nguồn gốc, xuất
xứ rõ ràng.
“Mặt hàng đường nếu bảo
quản không tốt, hết hạn sử
dụng, chứa nhiều tạp chất
không hòa tan như cát, đất,
bụi bẩn lẫn vào… sẽ ảnh
hưởng đến sức khỏe người
tiêu dùng” - ông Tuấn nói.
Các công ty mía đường cho
biết thêm trên thị trường loại
đường mất vệ sinh an toàn
thực phẩm, không nguồn gốc,
xuất xứ, nhãn mác vẫn đang
lấn át đường sạch. Điều này
tất yếu sẽ khiến các doanh
nghiệp làm ăn đàng hoàng
mất đi thị phần không nhỏ.
Và khi có thị trường đầu ra
thì đường lậu vẫn tiếp tục
gia tăng và người tiêu dùng
trong nước bị ảnh hưởng
sức khỏe.
Chính vì vậy, người tiêu
dùng nên mua các sản phẩm
đường có bao bì, thương hiệu
rõ ràng như tại siêu thị. Tuyệt
đối khôngmua các loại đường
không bao bì, nhãn mác, xuất
xứ, nguồn gốc. Bởi ăn loại
đường này sẽ ảnh hưởng tới
sứckhỏe củamình lẫngiađình.
Bên cạnh đó, các cơ quan
chức năng cần phối hợp đưa
ra những quy định về tiêu
chuẩn đường. Theo đó chỉ
cho phép những sản phẩm
đường đáp ứng những quy
định về vệ sinh an toàn thực
phẩm, phải đóng bao bì, nhãn
mác, có nguồn gốc rõ ràng
mới được lưu thông trên thị
trường.•
Sống dở
chết dở vì
cả triệu tấn
đường lậu
ập vào -
Bài 2:
Đường nhập lậu hoành hành không chỉ gây khó khăn cho ngànhmía đường, nông dân,
doanh nghiệpmà còn tác động tiêu cực đến nền kinh tế nói chung.
Cơ quan chức năng liên tục phát hiện, bắt giữ
đường nhập lậu. Ảnh: TU
Nông dân trồngmía gặp rất nhiều khó khăn trước tình trạng đường lậu giá rẻ tràn vào. Ảnh: QH
Bắt hàng chục tân đương lâu
Ngày 5-4, Hiệp hội Du lịch Việt Nam đã tổ chức buổi
họp báo về Hội chợ Du lịch quốc tế Việt Nam và Diễn đàn
Du lịch nội địa toàn quốc 2021 (từ ngày 14 đến 15-4 tại
TP Ninh Bình). Theo ban tổ chức, cho đến ngày 5-4 đã có
bốn quốc gia và vùng lãnh thổ gồm Thái Lan, Nhật Bản,
Hàn Quốc, Đài Loan đăng ký tham dự.
Tại đây, ông Vũ Thế Bình, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp
hội Du lịch Việt Nam, cho biết đại dịch COVID-19 khiến
năm 2020 du lịch Việt Nam thiệt hại khoảng 20 tỉ USD.
“Chúng ta kích cầu nhiều lần và thường khi nói đến
kích cầu thì nói đến giảm giá. Với suy nghĩ đó thì giá đã
giảm, thậm chí giảm đến không ngờ. Tuy nhiên, chỉ có thể
giảm đến một mức độ nào đó và không thể giảm vào giá
gốc. Vì thế, nếu đi theo hướng giảm giá thì không thực
tế lắm. Chúng ta giảm giá nhưng không thể giảm chất
lượng” - ông Vũ Thế Bình bày tỏ.
Chia sẻ về vai trò của du lịch nội địa đối với các doanh
nghiệp, ông Bình cho hay tuy doanh thu của nội địa không
cao so với các loại hình du lịch còn lại (du lịch inbound,
outbound) nhưng trong bối cảnh hiện nay, du lịch nội
địa là cứu tinh của không ít doanh nghiệp. Trước đây
nhiều doanh nghiệp không coi trọng du lịch nội địa thì
nay du lịch nội địa đã đem lại một phần thu nhập cho họ.
V.THỊNH
Du lịch đã giảm giá nhiều, không thể giảm mãi
Du lịch nội địa có dấu hiệu khởi sắc trở lại sau thời gian dài
trầm lắng. Ảnh: TÚUYÊN
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10 12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook