073-2021 - page 7

7
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứBa6-4-2021
Khiếu nại thông báo không khởi tố
hay việc không khởi tố?
Trong thực tế xảy ra một số trường hợp khi công dân gửi đơn tố giác,
tin báo tội phạm, cơ quan điều tra tiến hành thụ lý, xác minh, giải quyết
tin báo, xác định không có dấu hiệu tội phạm nên ra quyết định không
khởi tố vụ án hình sự. Tuy nhiên, cơ quan điều tra không gửi quyết định
này cho công dânmà chỉ gửi thông báo về việc không khởi tố. Công dân
khôngnhất trí và cóđơn khiếu nại thôngbáo không khởi tố vụ án hình sự.
Trường hợp này xác định là khiếu nại việc không khởi tố, được giải quyết
theo trình tự, thủ tục, thẩm quyền được quy định tại Điều 475 BLTTHS.
(Trích Công văn số 066/VKSTC-V12)
định việc thực hiện quyền khiếu nại.
Nếu bị can không kêu oan, nhận
tội thì VKS không thụ lý đơn và
thông báo cho người gửi đơn biết lý
do không thụ lý. Nếu bị can khiếu
nại, kêu oan, VKS thụ lý, giải quyết
nội dung khiếu nại của bị can, đồng
thời xem xét, trả lời nội dung đơn
của thân nhân bị can theo trình tự
của tố tụng hình sự và thông báo
kết quả cho thân nhân bị can biết.
Trường hợp nào là lý do
bất khả kháng?
Khoản 2 Điều 471 BLTTHS và
Điều 502 Bộ luật Tố tụng dân sự
quy định trường hợp vì lý do bất khả
kháng hoặc do trở ngại khách quan
mà người khiếu nại không thực hiện
được quyền khiếu nại theo đúng thời
hiệu thì thời gian có lý do bất khả
kháng hoặc trở ngại khách quan đó
không tính vào thời hiệu. Tuy nhiên,
hiện nay vẫn chưa có hướng dẫn cụ
thể để xác định những trường hợp
nào được xem là lý do bất khả kháng
hoặc trở ngại khách quan...
VKSNDTối cao hướng dẫn rằng
việc xác định những trường hợp
nào được coi là lý do bất khả kháng
hoặc trở ngại khách quan có thể
tham khảo các quy định tại khoản
3 và khoản 4 Điều 3 Thông tư liên
tịch số 06/2018/TTLT-VKSNDTC-
TANDTC-TANDTC-BCA-BTP-
BLĐTBXH ngày 21-12-2018 (quy
định về phối hợp thực hiện một số
quy định của BLTTHS về thủ tục
tố tụng đối với người dưới 18 tuổi).
Theo đó, lý do bất khả kháng hoặc
trở ngại khách quan được hiểu là
những lý do ngoài ý chí chủ quan
của người khiếu nại. Khi đánh giá
lý do bất khả kháng hoặc trở ngại
khách quan phụ thuộc vào chủ quan
của người đánh giá, song phải có
căn cứ. Ví dụ do thiên tai, bão lụt,
ốm đau mà người khiếu nại không
thể thực hiện được việc khiếu nại
trong thời hiệu quy định...
Thẩm quyền giải quyết
khiếu nại khi phó viện
trưởng ký thay
Một vấn đề khác đặt ra là đối với
Điều 476BLTTHS quy định về thẩm
quyền giải quyết khiếu nại đối với
quyết định tố tụng của phó viện
trưởng. Mặc dù BLTTHS quy định
rõ những trường hợp quyết định tố
tụng do phó viện trưởng ký, khi có
đơn khiếu nại thì do viện trưởng giải
quyết khiếu nại lần đầu.
Tuy nhiên, thực tiễn cũng thường
xảy ra những trường hợp phó viện
trưởng “ký thay” thì có xem là viện
trưởngđã kýhaykhông?Khi bị khiếu
nại thì thẩm quyền giải quyết là cấp
nào? Cần hướng dẫn cụ thể trường
hợp nào là phó viện trưởng ký thay
là thực hiện thẩm quyền giải quyết
của viện trưởng cùng cấp; trường hợp
nào phó viện trưởng ký thay khi có
khiếu nại là thuộc thẩm quyền của
VKS cấp trên trực tiếp giải quyết.
VKSNDTối cao cho rằng theoquy
định tại khoản 3 Điều 41 BLTTHS
thì phó viện trưởngVKS không được
giải quyết khiếu nại, tố cáo về hành
vi, quyết định của mình. Như vậy,
nếu quyết định tố tụng do phó viện
trưởng ký là theo nhiệm vụ, quyền
hạn của phó viện trưởng thì viện
trưởng có thẩm quyền giải quyết
khiếu nại theo khoản 1 Điều 476.
Nếu quyết định tố tụng bị khiếu
nại là thẩm quyền của viện trưởng
nhưng được phó viện trưởng ký
thay do phân công nội bộ thì được
coi là quyết định của viện trưởng
và do VKSND cấp trên giải quyết
theo khoản 2 Điều 476 BLTTHS.•
CHÂUYẾN
V
KSND Tối cao vừa ban hành
Công văn số 1066 giải đáp
một số khó khăn, vướng mắc
trong công tác tiếp công dân, giải
quyết và kiểm sát việc giải quyết
đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt
động tư pháp. Đặc biệt, VKSND
Tối cao đã giải đáp nhiều vấn đề
trong giải quyết khiếu nại, tố cáo
thuộc thẩm quyền của VKS trong
lĩnh vực tố tụng hình sự.
Bị can không kêu oan
nhưng người thân kêu oan
Trong đó có việc nếu bị can không
có đơn kêu oan nhưng ông, bà; cha,
mẹ; vợ hoặc chồng; anh, chị, em ruột
của người đó liên tục kêu oan thay
bị can thì có giải quyết hay không.
Theo VKSND Tối cao, khoản 1
Điều 469 Bộ luật Tố tụng hình sự
(BLTTHS) quy định cơ quan, tổ
chức, cá nhân có quyền khiếu nại
quyết định, hành vi tố tụng của cơ
quan, người tiến hành tố tụng khi
có căn cứ cho rằng quyết định, hành
vi đó là trái pháp luật, xâm phạm
quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Bị can là người chịu tác động trực
tiếp bởi quyết định, hành vi tố tụng,
biết rõ hành vi vi phạm đã thực hiện
và sự việc phạm tội đã xảy ra trong
thực tế khách quan, có năng lực trách
nhiệm hình sự có khả năng quyết
định việc thực hiện quyền khiếu nại.
Vì vậy, chỉ khi bị can khiếu nại thì
mới xác định là đơn khiếu nại. Các
trường hợp còn lại, khi nhận được
đơn thì xử lý, giải quyết theo thủ tục
đơn kiến nghị, đề nghị, phản ánh.
Ví dụ như bị can không có đơn
kêu oan nhưng ông, bà; cha, mẹ; vợ
hoặc chồng; anh, chị, em ruột của
người đó liên tục kêu oan thay bị can,
không chấp nhận quyết định khởi tố
bị can đã được VKS phê chuẩn thì
kiểm sát viên cần trực tiếp làm việc
với bị can, giải thích để bị can quyết
Giải quyết khi người thân của
bị can kêu oan
Theo VKSNDTối cao, bị can không kêu oan nhưng người thân kêu oan thì kiểm sát viên cần trực tiếp
làmviệc, giải thích để bị can quyết định việc thực hiện quyền khiếu nại.
Bị đề nghị án tử, nữ giám đốc tham ô nói mình vô tội
Nếu quyết định tố tụng bị
khiếu nại là thẩm quyền
của viện trưởng nhưng
được phó viện trưởng ký
thay do phân công nội
bộ thì được coi là quyết
định của viện trưởng và
do VKSND cấp trên giải
quyết theo khoản 2 Điều
476 BLTTHS.
Ngày 5-4, TAND Cấp cao tại TP.HCM xử phúc thẩm vụ
Nguyễn Thị Hoàng Oanh, cựu giám đốc Ngân hàng (NH)
NN&PTNT Việt Nam Chi nhánh Bến Thành - Agribank
Bến Thành, cùng các đồng phạm tham ô, nhận hối lộ và vi
phạm quy định cho vay.
Sau khi xử sơ thẩm, bà Oanh cùng một số bị cáo kháng
cáo kêu oan, xin giảm nhẹ hình phạt.
Trong khi VKSND TP.HCM có kháng nghị tăng hình
phạt đối với bị cáo Oanh từ chung thân lên tử hình. VKS
cho rằng nhận định của tòa về hậu quả thiệt hại do Oanh
cùng các đồng phạm gây ra trong tội tham ô phần lớn đã
được khắc phục là không có căn cứ...
Là người đầu tiên bị xét hỏi, bị cáo Oanh trả lời to, rõ
ràng và nhiều lần khẳng định mình không tham ô tài sản,
không nhận hối lộ.
Cựu giám đốc Agribank Bến Thành khai giữa bà và
bị cáo Hoàng Văn Tính chỉ có mối quan hệ khách hàng
- NH. Sau khi thỏa thuận thì Oanh đồng ý cho Tính vay
vàng và trả bằng tiền.
Trong trường hợp giá vàng tăng thì Tính phải chịu và
giá vàng giảm, Oanh phải chịu trách nhiệm. Do sự biến
động của giá vàng nên Oanh bị cáo buộc nhận hối lộ hơn
24 tỉ đồng tiền chênh lệch.
Về số tiền này, nữ bị cáo khẳng định mình không nhận
tiền của Tính. Số tiền trong vụ án là do cơ quan điều tra tự
quy buộc, không đúng thực tế.
Ngoài ra, Oanh thừa nhận quá trình làm việc tại NH có một
số sai sót trong quá trình cho vay, dẫn đến tài sản của NH bị
thất thoát. Từ đó, bị cáo Oanh đồng ý phát mại căn nhà trên
đường Trần Quang Khải (quận 1) để khắc phục hậu quả.
Bị cáo buộc lừa đảo chiếm đoạt tài sản và đưa hối lộ
cho Oanh, bị cáo Tính kháng cáo kêu oan cả hai tội.
Bị cáo cho rằng cấp sơ thẩm chưa xem xét toàn bộ nội
dung vụ án, công ty của Tính vay tiền đúng quy định,
không có hành vi gian dối nên không lừa đảo chiếm đoạt
tài sản. Việc vay vàng và trả tiền là sự thỏa thuận của Tính
và Oanh; không có việc đưa, nhận hối lộ.
Các bị cáo còn lại trong vụ án đề nghị HĐXX xem xét
vai trò, hoàn cảnh phạm tội để giảm nhẹ hình phạt đối với
tội vi phạm quy định cho vay trong hoạt động của các tổ
chức tín dụng.
Đối với cáo buộc đồng phạm giúp sức cho bị cáo Oanh
tham ô tài sản thì các bị cáo kêu oan, cho rằng mình không
phạm tội này. Dự kiến phiên tòa kéo dài tới ngày 9-4.
Xử sơ thẩm, TAND TP.HCM tuyên phạt bị cáo Oanh tù
chung thân về tội tham ô tài sản và nhận hối lộ, 12 năm
tù về tội vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động
của các tổ chức tín dụng. Tổng hợp hình phạt chung là tù
chung thân.
Bị cáo Tính bị phạt tù chung thân về tội lừa đảo chiếm
đoạt tài sản, 16 năm tù về tội đưa hối lộ. Tổng hợp hình
phạt chung là tù chung thân.
Chín bị cáo còn lại bị HĐXX tuyên phạt từ ba năm án
treo đến 26 năm tù.
HOÀNG YẾN
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook