073-2021 - page 13

13
Đời sống xã hội -
ThứBa6-4-2021
Vào ngày 5-4, tại TP.HCM, với sự hỗ trợ của Đại sứ
quán Na Uy, Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc
(UNDP) cùng với Trung tâm Hành động vì sự phát triển
cộng đồng (ACDC) - một tổ chức dành cho người khuyết
tật (NKT) đã tổ chức hội thảo nhằm nâng cao năng lực
của các nhà lãnh đạo cộng đồng từ các tổ chức của NKT.
Đồng thời, hội thảo nhằm giúp họ phát huy sức mạnh hiệp
lực trong việc giám sát các chỉ số về quyền con người và
đảm bảo việc làm cho NKT ở Việt Nam.
Tại Việt Nam hiện có hơn 6,2 triệu NKT và họ là một
trong những đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của
dịch COVID-19.
Đánh giá nhanh của UNDP về tác động kinh tế - xã hội
của dịch COVID-19 đối với NKT cho thấy 30% NKT bị
mất việc làm, gần 50% bị giảm giờ làm và gần 60% bị
cắt lương.
Tại hội thảo, bà Đào Thu Hương, cán bộ về quyền của NKT
- UNDPViệt Nam, đã cho thấy những rào cản của NKT và đưa
ra các biện pháp hỗ trợ đối với NKT trong thị trường lao động.
Cũng tại hội thảo, bà Diana Torres, Trợ lý trưởng Đại
diện thường trú UNDP tại Việt Nam, nhấn mạnh: “Bằng
cách hợp tác cùng nhau để bảo vệ quyền việc làm của
NKT, chúng ta đang thực hiện những hành động thực tiễn
nhằm “không để ai bị bỏ lại phía sau”, hướng tới các mục
tiêu phát triển bền vững (SDGs), đặc biệt là mục tiêu phát
triển bền vững số 8 (SDG8) về thúc đẩy tăng trưởng kinh
tế bền vững, bao trùm và bền vững, tạo việc làm đầy đủ,
năng suất và công việc thỏa đáng cho tất cả mọi người.
NKT chắc chắn là người cầm lái trên chặng đường này.
Không ai khác có thể thay thế vai trò quan trọng của họ -
những nhân tố tạo ra sự thay đổi tích cực bằng cách nâng cao
nhận thức về một môi trường làm việc hòa nhập cho NKT”.
UNDP Việt Nam cho biết chương trình này đang phối
hợp chặt chẽ với các đối tác chính phủ để thúc đẩy môi
trường làm việc dễ tiếp cận (với nơi ở hợp lý, bao gồm
đường dốc cho xe lăn, thang máy, phòng vệ sinh dễ tiếp
cận, ứng dụng đọc màn hình hoặc thông dịch viên ngôn
ngữ ký hiệu) nhằm tạo điều kiện cho NKT có cơ hội tiếp
cận đào tạo nghề quốc gia và gia nhập thị trường lao động
nhiều hơn.
Ví dụ, bằng các điều chỉnh đơn giản như lắp đặt đường
dốc cho xe lăn và nâng cao khả năng tiếp cận của nhà vệ
sinh cho NKT, UNDP đã hỗ trợ Trung tâm Y tế huyện
Lương Sơn (Hòa Bình) để cải thiện khả năng tiếp cận cho
không chỉ NKT mà còn cho tất cả bệnh nhân đến khám tại
trung tâm.
PHƯƠNG THẢO
Điểm chuẩn đánh giá
năng lực sẽ tăng?
Với lượng thí sinh dự thi lớn, phổ điểm thi rộng, nhiều trường đại học
dự báo điểm chuẩn theo phương thức xét điểmđánh giá năng lực sẽ
tăng cao so với năm trước.
PHẠMANH
N
gày 5-4, ĐH Quốc gia
TP.HCM đã công bố
điểm thi đánh giá năng
lực (ĐGNL) đợt 1 của hơn
68.000 thí sinh.
Kỳ thi này đã diễn ra vào
ngày 28-3 tại bảy địa phương.
Đây là nămthứ tưkỳ thi diễn ra
và cũng là đợt thi thu hút đông
thí sinh nhất từ trước tới nay.
2.776 em đạt trên
900 điểm
TheoTSNguyễnQuốcChính
(Giám đốc Trung tâm Khảo
thí và đánh giá chất lượng đào
tạo, ĐH Quốc gia TP.HCM),
kết quả phân tích 68.400 bài
thi cho thấy điểm trung bình
là 688 điểm, theo thang điểm
1.200. Thí sinh có điểm thi cao
nhất là 1.103 điểm và thí sinh
có điểm thi thấp nhất là 165
điểm. Số điểm từ 550 đến 750
chiếm tỉ lệ nhiều nhất.
Theo TS Chính, phân bố
điểm kỳ thi đợt 1 năm 2021
gần như tương đồng với
phân bố điểm đợt 1 của năm
2020 và 2019, rải đều từ 164
đến 1.103 điểm. Điều này
chứng tỏ sự ổn định của đề
thi ĐGNL.
“Kết quả phân tích độ khó
và độ phân biệt của các câu hỏi
trong đề thi đợt 1 năm 2021
cho thấy độ khó của bài thi
thực tế gần với độ khó theo
thiết kế. Đa số câu hỏi nằm
trong nhóm có độ phân biệt
tốt và rất tốt, giúp phân loại
thí sinh cho mục đích tuyển
sinh” - TS Chính đánh giá.
Cũng theo thống kê này, thủ
khoa có điểm cao nhất năm
nay là em Nguyễn Hồ Tiến
Đạt (học sinh Trường THPT
chuyên Tiền Giang, tỉnh Tiền
Giang) với mức điểm 1.103.
Kế đến là em Lê Quang Khải
(Trường THPT chuyên Lê
Quý Đôn, TP Đà Nẵng) với
1.099 điểm.
Và đặc biệt năm nay, số thí
sinh đạt trên 900 điểmkhá lớn
với 2.776 em. Ngoài ra, cũng
có gần 10.000 em có điểm thi
từ trên800điểmđến900điểm.
Điểm chuẩn
sẽ tăng mạnh?
TSNguyễnQuốcChính cho
biết: Thống kê đến thời điểm
này đã có hơn 70 trường đại
học, cao đẳng đăng ký sử dụng
điểm thi ĐGNL để xét tuyển.
Trong đó, một số trường lần
đầu tiên sử dụng như Trường
ĐHKiếntrúcTP.HCM,Trường
ĐH Ngoại thương….
RiêngĐHQuốcgiaTP.HCM
năm2021dựkiếndànhkhoảng
Thí sinh dự thi đánh giá năng lực ĐHQuốc gia TP.HCMđợt 1 vừa qua. Ảnh: PHẠMANH
Số lượng thí sinh
“khủng”, phổ điểm
rộng, nhiều trường
đại học đã dự báo
chắc chắn điểm
chuẩn trúng tuyển
năm nay sẽ tăng cao.
40% tổng chỉ tiêu của ngành/
nhómngành/chương trình cho
phương thức xét tuyển bằng
kết quả thi này.
Để xét tuyển vào các đơn vị
thuộc ĐHQuốc gia TP.HCM,
thí sinh sẽ đăng ký xét tuyển
online từ ngày 4-5 đến 4-6.
Vớisốlượngthísinh“khủng”,
phổ điểm rộng, nhiều trường
đại học đã dự báo chắc chắn
điểm chuẩn trúng tuyển năm
nay sẽ tăng cao.
Theo dự báo của Trường
ĐHCông nghệ thông tin, điểm
trúng tuyển vào trường khả
năng ở nhiều ngành sẽ không
thấp hơn năm ngoái. Nhất là
ở những ngành có đông thí
sinh quan tâm như khoa học
máy tính, kỹ thuật phầnmềm,
công nghệ thông tin…
Còn với Trường ĐH Bách
khoa, PGS-TS Bùi Hoài
Thắng, Trưởng phòng Đào
tạo, cho hay năm nay trường
cũng dành tối đa 70% chỉ tiêu
(trong 5.000 chỉ tiêu trình độ
đại học chính quy) cho 35
ngành đào tạo theo phương
thức này. Tuy nhiên, với phổ
điểm năm nay rất khó để dự
báo điểm chuẩn vì số thí sinh
thi đông nhưng số trường xét
tuyển cũng lớn. Như năm
ngoái, trường cũng tuyển tối
đa 70% nhưng số nhập học
chỉ đạt 30% và điểm chuẩn
cũng từ 702 điểmđến hơn 900
điểm. Còn với phổ điểm như
năm nay, chắc chắn cũng sẽ
ở mức cao vì số thí sinh có
điểm trung bình trở lên rất lớn,
nhất là ở những ngành hot.
ThSPhạmTháiSơn,Giámđốc
Trung tâm tuyển sinh, Trường
ĐH Công nghiệp thực phẩm
TP.HCM, dự đoán điểmchuẩn
của cac trường thành viên của
ĐHQuốc giaTP.HCMkhoảng
từ 700 điểm trở lên. Còn các
trường không phải thành viên
của đại học này thì mức điểm
sẽ khoảng từ 550.
Riêng Trường ĐH Công
nghiệp thực phẩm TP.HCM
sẽ lấy mức điểm sàn để nhận
hồ sơ là từ 650 điểm và đã
đậu tốt nghiệp THPT. Tùy
theo lượng hô sơ đã nộp sẽ
định mức điểm chuẩn cho
từng ngành nhưng dự đoán
sẽ ởmức 700 điểm cho ngành
quản trị kinh doanh, công nghệ
thực phẩm và 650 điểm cho
các ngành khác.
TS Nguyễn Trung Nhân,
TrưởngphòngĐào tạo,Trường
ĐH Công nghiệp TP.HCM,
cho hay năm nay trường dành
10%, tức 800 chỉ tiêu, để xét
điểmĐGNL. Theo TS Nhân,
phổ điểmnămnay tương đồng
như năm 2020 và chỉ tiêu của
các trường dành cho phương
thức xét kết quả thi ĐGNL
cũng tăng. Số lượng thí sinh
tham gia kỳ thi cũng tăng nên
điểm dự kiến trúng tuyển sẽ
tăng nhẹ.
“Điểm sàn nhận hồ sơ của
Trường ĐH Công nghiệp
TP.HCM năm nay là 650 cho
tất cả ngành. Trường sẽ bắt
đầu nhận hồ sơ từ ngày 12-4
đến giữa tháng 7 và có thể gia
hạn tùy theo tiến độ kỳ thi đợt
2” - TS Nhân chia sẻ.•
Thí sinh có ba ngày để xin phúc khảo
bài thi
ĐHQuốc giaTP.HCMcũng lưu ý những thí sinh nàomuốn
phúc khảo lại bài thi ĐGNL có thể làm đơn gửi về Hội đồng
tổ chức thi ĐGNL của ĐH Quốc gia TP.HCM. Thời gian phúc
khảo đợt 1 kéo dài trong ba ngày, từ ngày 6 đến 8-4.
Thí sinh nộp đơn tại Trung tâm Khảo thí và đánh giá chất
lượng đào tạo tại phòng 403, nhà điều hành ĐH Quốc gia
TP.HCM (phường Linh Trung, TP Thủ Đức). Hoặc 546 Ngô
Gia Tự, phường 9, quận 5, TP.HCM.
ĐHQuốc giaTP.HCMcũng sẽmở cổng đăng ký dự thi cho
đợt 2 từ ngày 4-5 đến 4-6. Thí sinh có thể dự thi một hoặc
cả hai đợt thi, kết quả đợt thi nào cao nhất sẽ được dùng
làm căn cứ xét tuyển.
Kỳ thi đợt 2 sẽ được tổ chức vào ngày 18-7.
Chung tay tạo cơhội việc làmchongười khuyết tật
Các đại biểu và đại diện từ các tổ chức của người khuyết tật
thamgia hội thảo. Ảnh: BTC
1...,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 14,15,16
Powered by FlippingBook